Tập cho trẻ ăn thô như thế nào năm 2024

Thời đại công nghệ thông tin đại chúng đã giúp cho các mẹ có rất nhiều cơ hội để tiếp cận những thông tin hữu ích về việc nuôi dạy trẻ làm sao để khoa học, giúp con phát triển tối ưu và khỏe mạnh nhất. Trong đó vấn đề cho con ăn dặm như thế nào là điều mà mọi bố mẹ rất quan tâm.

Hiện nay với rất nhiều luồng thông tin, các mẹ đều hiểu rằng, việc ăn cũng là một trong những cách để bé tiếp xúc với thế giới, và một trong những phương pháp ăn tốt dành cho bé đó chính là tập ăn thô từ sớm. Vậy ăn thô như thế nào? Nên cho bé ăn thô từ độ tuổi nào là phù hợp. Bu sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này nhé.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, thời điểm bắt đầu ăn dặm cho bé là từ tháng thứ 6 trở đi, lúc này nên cho bé ăn dặm với những thức ăn lỏng, để dễ dàng cho bé xử lý, không gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Từ tháng thứ 7-8 thức ăn dần được tăng dần độ thô, từ lỏng sệt, đến lợn cợn. Tháng thứ 9 trở đi, bé có thể ăn được thức ăn nhỏ và bốc được bằng tay. Từ 9 đến 10 tháng là giai đoạn mẹ có thể cho bé ăn thô hoàn toàn, vì vậy mẹ đừng bỏ qua giai đoạn này nhé, đây là giai đoạn tuyệt vời để tập ăn thô cho bé vì:

  • Ăn thô sớm giúp giảm tải cho dạ dày, điều này nghe có vẻ không được hợp lý cho lắm, nhưng mà chính xác lại là như vậy đấy. Việc ăn thức ăn nhuyễn chỉ dừng lại ở việc nuốt, bé không học được kỹ năng nhai, đảo thức ăn trong miệng, giúp thức ăn được trộn đều enzyme trong miệng, giúp việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày được dễ dàng hơn. Việc bé đi ngoài phân lổn nhổn có lẫn thức ăn do không phải không tiêu hóa được mà do hệ tiêu hóa vẫn đang trong quá trình tập luyện, bé ăn thô hay nhuyễn cũng đều thế, chỉ là khi bé ăn thô thì dễ dàng nhìn thấy hơn.
  • Lợi của bé lúc này rất cứng, tuy chưa có răng nhưng bé có thể nghiền thức ăn bằng lợi cực kỳ tốt.
  • Việc cho bé ăn nhuyễn quá lâu sẽ khiến bé có nguy cơ chán ăn. Thêm nữa, ăn nhuyễn thì bé không phải nhai nên về lâu dài sau này sẽ khó học nhai do đã quá lâu không biết nhai nữa đấy. Nếu bỏ qua giai đoạn hào hứng ăn thô này, bố mẹ sẽ khá khó khăn để tập ăn thô cho bé sau này.
  • Giai đoạn này bé cũng không còn nhiều nguy cơ bị hóc nữa. Bé đã có những phản xạ để xử lý tình huống hóc nghẹn xảy ra. Tuy nhiên khi cho con ăn thô, bố mẹ vẫn nên quan sát con nhé. Khi bé ăn thô, bé sẽ hào hứng hơn, vì mỗi một lần ăn, bé sẽ được khám phá thức ăn với hình thù và màu sắc khác nhau, lại còn rất bắt mắt nữa, mỗi bữa chỉ cần ăn một lượng nhỏ nhưng hàm lượng nhận được sẽ cao hơn khi ăn nhuyễn. Chính vì vậy ăn thô lúc này sẽ không gây áp lực cho bé, bé có thể lựa chọn ăn thứ mình muốn ăn và kết thúc bữa ăn khi cảm thấy đủ no.

Tuy nhiên, với cách tập ăn thô cho con, cũng có một phương pháp nữa để tập ăn thô cho bé, đó là phương pháp “Ăn dặm tự chỉ huy” nổi tiếng của Nhật. Với phương pháp này ngay khi em bé bước sang giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi, bé sẽ tập ăn thô ngay từ giai đoạn này mà bỏ qua khoảng thời gian tập làm quen. Đây cũng là thời gian bé đã có thể tập ăn thô được, theo nghiên cứu, 87% trẻ trong giai đoạn 6-7 tháng sẽ có thể tự cầm nắm thức ăn bằng tay, nghĩa là trẻ có thể tự ăn. Nhưng đến giai đoạn 7-8 tháng, 96% trẻ sẽ có thể tự cầm nắm thức ăn bằng tay và tự ăn. Có nghĩa là có khoảng 10% bé không phù hợp với việc ăn thô từ giai đoạn này. Bố mẹ chỉ nên tập cho con ăn thô sớm như vậy trong trường hợp: Bé đã có thể ngồi thẳng lưng một mình, bé hào hứng và thích thú với việc ăn, tần suất hóc nghẹn của con thấp và bố mẹ đã biết cách xử lý khi có trường hợp xấu xảy ra.

Trên đây là những kiến thức mà BU đã tập hợp được, để giúp cho bố mẹ tìm hiểu độ tuổi ăn thô cho bé. Tùy theo điều mà con mong muốn, bố mẹ hãy lựa chọn độ tuổi phù hợp nhất với bé nhà mình bố mẹ nhé. BU rất mong muốn sẽ trở thành một người đồng hành thân thiết để cùng bố mẹ san sẻ những nỗi vất vả trên hành trình làm bố làm mẹ và tận hưởng những phút giây bên em bé của mình.

Trong giai đoạn cho bé ăn dặm, tập ăn thô là thời gian rất quan trọng mà mẹ cần chú ý để luyện tập cho bé, điều này sẽ luyện được khả năng ăn tốt và tự lập cho bé sau này. Cùng tập ăn thô cho con qua các món ăn sau đây nhé!

Nội dung chính

Lưu ý khi chọn thức ăn thô cho con

  • Mẹ có thể cho bé tập ăn thô dần từ khi bé 6-9 tháng cho tới khi lớn hơn
  • Thực phẩm để bắt đầu ăn thô là đồ ăn đã được nấu chín mềm, ưu tiên dễ tan trong miệng, chế biến cắt nhỏ vừa tay bé vừa miệng ăn

Tập cho trẻ ăn thô như thế nào năm 2024

  • Tránh các thực phẩm có độ kết dính cao, kích thước đồ ăn lớn, cứng. Vì các thức ăn này bé dễ bị hóc hoặc nghẹt thở khi mắc ở họng. (tránh các đồ ăn như xúc xích, cà rốt, kẹo, bỏng ngô, nho, đậu phộng, các loại hạt,…)
  • Không thêm nếm các loại muối/nêm hoặc các gia vị khác cho bé
  • Lựa chọn đồ ăn phù hợp với từng giai đoạn của con, tránh cho bé ăn các thực phẩm dành cho người lớn (hoặc thực phẩm không phù hợp với độ tuổi của con hiện tại)

Các món ăn thô lành mạnh

Bánh ăn dặm hoặc ngũ cốc khô

Tập cho trẻ ăn thô như thế nào năm 2024

Lựa chọn thích hợp cho mẹ để luyện cho bé về khả năng tự ăn và luyện ăn thô là bánh ăn dặm hoặc ngũ cốc khô. Các thực phẩm này thường có dạng hình thon dài, hình sao, hình tròn nên bé dễ cầm nắm, giòn, hương vị tự nhiên. Khi bé cho bánh vào miệng ngấm thêm nước bọt của bé sẽ rất dễ tan ngay trong miệng.

Trái cây mềm

Trái cây – món ăn bổ dưỡng giúp bé cảm nhận hương vị tự nhiên nhất của từng trái cây. Trái cây mềm tự nhiên là lựa chọn tuyệt vời khi mẹ cho bé tập ăn thô.

Tập cho trẻ ăn thô như thế nào năm 2024

Các loại trái cây bé có thể thưởng thức: chuối chín, xoài chín,đu đủ, kiwi, dưa hấu, bơ, táo.. Mẹ có thể cắt thành các miếng vừa ăn và để bé tự trải nghiệm (dưới sự quan sát của ba mẹ)

\>>> Có thể bạn quan tâm: 10 loại trái cây cực giàu dinh dưỡng mẹ chớ bỏ qua cho bé!

Rau chín mềm

Để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho bé thì mẹ có thể luộc hoặc hấp các món rau củ. Ghi nhớ luộc chín mềm để bé dễ mầm.

Các loại củ quả mẹ có thể chọn cho bé là súp lơ, của cải, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, bí xanh,… Các loại rau bao gồm: rau bina, rau ngót, mướp, rau dền,…

Mẹ rửa sạch và cắt nhỏ vừa ăn sau đó đem đi hấp.

Vì bé còn chưa kiểm soát hết các hành động/lượng thức ăn cho vào miệng nên ba/mẹ cần giám sát để có những xử trí kịp thời.

Trứng vụn/trứng khuấy

Trứng – món ăn giàu dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) nên cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bé. Chế biến món trứng vụn đơn giản như sau: Cho trứng ra bát đánh đều tay; bắc chảo để nhỏ lửa rồi cho trứng vào khuấy tới khi trứng chín. Trứng chín tơi, mềm và thành các miếng trứng nhỏ nên bé dễ ăn. Không nên nêm thêm các gia vị hoặc muối.

Bơ chín

Bơ chín vừa tốt vừa dễ ăn cho bé, tuy nhiên mẹ đừng ngại nếu bữa ăn bơ sẽ thật kinh khủng khi bé bôi và dính khắp nơi. Bơ có nguồn dinh dưỡng dồi dào bao gồm axit béo omega-3 hỗ trợ bé phát triển trí não rất tốt.

Vài miếng bơ sẽ cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng tốt cho bé. Hãy cũng thưởng thức với con yêu để cả nhà cùng vui khỏe nha.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Khi nào trẻ có thể ăn bơ?

Mì ống hoặc nui

Tập cho trẻ ăn thô như thế nào năm 2024

Thêm mì ống hoặc nui vào khẩu phần ăn dặm giúp cho thực đơn của bé thêm phong phú. Khi bé mới bắt đầu ăn thô, mẹ cần chú ý nấu chín kỹ, thật mềm để bé dễ nghiền. Sau khi bé ăn quen mẹ mới chế biến thêm với các đồ ăn khác hoặc thêm bơ + dầu olive hoặc các loại nước sốt

Đậu phụ

Đậu phụ là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt, món ăn thêm nguồn protein thực vật cực tốt và lành tính. Do đậu phụ mềm nên là lựa chọn tuyệt vời cho danh sách ăn thô của trẻ.

Các loại hạt đậu hầm chín

Mẹ có thể lựa chọn các loại hạt để cung cấp protein thực vật dồi dào cho bé.

Tập cho trẻ ăn thô như thế nào năm 2024

Mẹ có thể chọn đậu đen, đậu hà lan, đậu cúc, đậu lăng, đậu gà,.. cho bé tập ăn thô.

Trước khi hầm mẹ cần ngâm đậu vào nước vài giờ, sau đó mang đi hầm chín. Khi nước sôi mẹ vặn nhỏ lửa để đậu không bị vỡ. Nếu mẹ bóp hạt đậu nát ra dễ thì đậu đã chín và để nguội rồi cho bé thưởng thức

Bé trải nghiệm thêm các món ăn thô giúp bé phát triển về nướu, răng và cả hệ tiêu hóa tốt hơn. Không phải bé nào cũng sẽ yêu thích các món ăn thô ngay lập tức, mẹ hãy kiên trì thử nghiệm và quan sát các biểu hiện của con để cho bé ăn thô dần nhé.