Tập luyện giúp ngăn chặn bệnh loãng xương

Những người bị loãng xương, có thể sử dụng thuốc vừa có tác dụng ức chế quá trình hủy xương vừa giúp giảm đau nhưng chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.

  • Thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương
  • Phòng ngừa bệnh loãng xương
  • Bị loãng xương rồi có chữa được không?

Người bị loãng xương không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Ảnh: cbsnews.com

Hậu quả nặng nề nhất mà bệnh loãng xương để lại chính là gãy xương, khiến cho người bệnh mất khả năng vận động, phải nằm liệt một chỗ, trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Vậy người loãng xương không nên làm gì để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra?

Người ta thường ví von bệnh loãng xương là một tên ăn cắp vặt. Mỗi ngày chúng lấy dần canxi và khoáng chất trong xương của cơ thể mỗi người gây thiếu canxi. Khi dấu hiệu lâm sàng xuất hiện thì cũng là lúc đã bị loãng xương, lúc đó khoảng 30% khối lượng xương đã mất và thường đã có biến chứng. Tốc độ mất xương ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số người có tốc độ mất xương nhanh hơn và sẽ có nguy cơ bị loãng xương sớm hơn.

Người loãng xương không nên lạm dụng thuốc giảm đau

Như một thói quen, khi có dấu hiệu đau nhiều người thường ra các hiệu thuốc tìm mua thuốc giảm đau. Thậm chí, còn mua một đợt nhiều vỉ liền để khi nào đau tiện sử dụng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nó không hề có tác dụng điều trị bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Điều này dễ gây nhờn thuốc. Ngoài ra, thuốc này còn gây hại rất lớn cho nội tạng, gan, thận của người bệnh.

Do đó, thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Đối với những người bị loãng xương, có thể sử dụng một số loại thuốc vừa có tác dụng ức chế quá trình hủy xương vừa giúp giảm đau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ và không nên dùng kéo dài.

Ngoài ra, có một số thuốc điều trị phòng ngừa loãng xương được người bệnh sử dụng thông dụng. Có thể kể đến như thuốc Fosamax. Nó dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa khi dùng đường uống.

Người loãng xương không nên hạn chế vận động

Nhiều người khi biết mình bị bệnh loãng xương thường cho rằng nên hạn chế vận động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, những người bị loãng xương vẫn nên tập thể dục. Một lối sống ít vận động sẽ làm tăng độ loãng của xương. Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tốc độ mất xương.

Hầu hết nguyên nhân gây gãy xương xảy ra là do người bệnh bị té ngã. Bởi vậy, tập thể dục có thể giúp tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự cân bằng. Từ đó, giúp người bệnh giảm nguy cơ té ngã. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ nứt gãy do loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ mất xương.

Ngoài ra, việc luyện tập còn có nhiều lợi ích khác cho những người bị loãng xương hoặc muốn ngăn ngừa loãng xương. Luyện tập làm giảm nhu cầu của một số loại thuốc có thể góp phần vào nguy cơ ngã, và quản lý tốt hơn các vấn đề sức khỏe khác.

Một số môn thể thao tốt cho người loãng xương

Người bị bệnh loãng xương cần chọn những môn thể thao phù hợp và tốt cho xương. Một số môn thể thao như bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh,…

Một số bài tập thể dục nhịp điệu có lợi cho người bị loãng xương, có thể kể đến như nhảy múa, khiêu vũ. Bơi lội và tập thể dục dưới nước là những bài tập không chịu sức nặng của thể trọng. Bởi vì sức nổi của nước chống tác động của trọng lực. Mặc dù đi bộ là bài thể dục chịu sức nặng của cơ thể nhưng đi bộ không tác động lớn đến sức khỏe của xương nên nó được xem là một lựa chọn an toàn và thích hợp.

Xương của những người bị loãng xương vốn dễ gãy do đã bị suy yếu. Bởi vậy cần phải cân nhắc với các bài tập kéo cong cột sống. Có thể kể đến như gập bụng, các bài tập tăng nguy cơ té ngã, bài tập đòi hỏi chuyển động mạnh,…

Người loãng xương không nên có chế độ ăn thừa muối. Nên thực hiện chế độ ăn nhạt vì nếu khẩu phần ăn thừa muối natri cũng sẽ gây ra mất xương. Lượng muối tối đa mỗi người cần cho một ngày là 2.400mg. Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. Vì vậy nên ước tính lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày và kiểm soát chúng một cách chặt chẽ./.

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa loãng xương là thực sự cần thiết để giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm về sau. Cách thực hiện hoàn toàn không khó khăn hay phức tạp, phần lớn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, rèn luyện và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Tổng quan về bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu, trở nên mỏng manh và dễ gãy do bị mất khoáng chất cần thiết [Canxi] và chưa được thay thế. Bệnh lý phát triển chậm trong vài năm, không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi được chẩn đoán sau gãy xương do ngã hoặc va chạm nhẹ. Một số chấn thương phổ biến nhất ở bệnh nhân có loãng xương gồm:

Ngoài ra, hiện tượng gãy xương cánh tay, xương chậu cũng có thể xảy ra do bệnh lý này. Thậm chí, nhiều trường hợp gãy xương sườn chỉ sau một lần ho hoặc hắt hơi. Bên cạnh đó, bệnh loãng xương ở người cao tuổi còn biểu hiện rõ rệt ở tư thế cúi về phía trước [Còng lưng tuổi già]. Nguyên nhân bởi xẹp thân đốt sống, việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể cũng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân loãng xương

Loãng xương xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Trong đó yếu tố nguy cơ: giới tính [nữ giới], tuổi tác và di truyền là không thể thay đổi. Một số yếu tố phổ biến khác bao gồm: [1]

  • Chế độ ăn uống thiếu Canxi.
  • Cơ thể thiếu hụt Vitamin D.
  • Lạm dụng thuốc lá.
  • Uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày.
  • Uống nhiều hơn ba tách cà phê mỗi ngày khiến cơ thể hấp thụ quá mức Caffein cho phép.
  • Cơ thể không thường xuyên vận động thể chất.
  • Do mãn kinh sớm [trước 45 tuổi].
  • Sử dụng thuốc Corticosteroid liều cao hơn 3 tháng trong điều trị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác.

Ngoài ra, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương cao hơn. Điển hình phải kể đến gồm:

  • Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
  • Người bị bệnh gan và thận mãn tính.
  • Người đang gặp phải các tình trạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể như: bệnh Crohn, Celiac và một số bệnh lý viêm ruột khác.

Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả

Ngoài các yếu tố không thể thay đổi được như gen, tuổi tác, giới tính,… việc phòng ngừa loãng xương hoàn toàn có thể thực hiện bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày. Một số hướng dẫn hữu ích như sau:

1. Tập thể dục

Các bài tập vận động cơ thể phù hợp sẽ thúc đẩy làm tăng mật độ xương và cải thiện sự cân bằng để hạn chế nguy cơ té ngã. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện bất cứ chương trình tập luyện nào, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là thực sự cần thiết. Đặc biệt là đối với những người ít vận động, trên 75 tuổi hoặc đang có bệnh lý. Các khuyến nghị chung trong vấn đề tập luyện thể dục phòng tránh loãng xương gồm: [2]

  • Nếu mục tiêu là ngăn ngừa loãng xương, các bài tập như chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, quần vợt,… là lựa chọn lý tưởng..
  • Các bài tập nâng cao sức bền cũng rất có lợi cho sức khỏe của xương, phát triển, duy trì sức mạnh và khối lượng cơ bắp.
  • Các bài tập như yoga, thái cực quyền,… cũng rất có lợi bởi giúp cải thiện sự cân bằng cho cơ thể, hạn chế tối đa tình trạng té ngã nguy hiểm.

Tuy nhiên việc tập luyện nên duy trì với cường độ vừa phải. Thực tế, nhiều phụ nữ hiện nay đang chạy theo những bài tập rất nặng vừa thực hiện chế độ ăn kiêng khắt khe dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt, điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, nồng độ Estrogen thấp dẫn đến những tác động tiêu cực cho xương.

2. Chế độ ăn giàu vitamin D và Canxi

Lượng Canxi cần thiết đối với cơ thể của một người trưởng thành là khoảng 1.000mg/ngày. Tuy nhiên, đàn ông trên 70 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi cần tiêu thụ mức 1.200mg/ngày. Nguyên nhân bởi nếu cơ thể thiếu Canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra để bù đắp lượng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng loãng xương thường gặp. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là thực sự cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu và Canxi gồm: [3]

  • Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo.
  • Nước trái cây, thực phẩm tăng cường canxi như: Ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu phụ,…
  • Cá mòi và cá hồi có xương.
  • Các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, bông cải xanh,…

Vitamin D giúp quá trình hấp thụ Canxi trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn. Cụ thể, mỗi ngày, cơ thể cần 600 IU [đơn vị quốc tế] đối với người lớn đến 70 tuổi và 800 IU đối với nhóm đối tượng trên 70. Thực tế, không có nhiều loại thực phẩm tự nhiên chứa Vitamin D, một số nguồn bổ sung có thể tham khảo gồm:

  • Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
  • Gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng,…
  • Sữa, ngũ cốc, nước cam,…

Ngoài ra, làn da cũng có khả năng tổng hợp Vitamin tự nhiên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tuy nhiên việc lạm dụng là không nên bởi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da.

Xem thêm: Bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì?

3. Ngừng hút thuốc, uống rượu bia

Việc uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Ảnh hưởng của thuốc lá cũng tương tự, thậm chí nghiêm trọng hơn bởi làm rối loạn hormone Estrogen trong cơ thể. [4]

4. Tắm nắng

Làn da cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày để thúc đẩy quá trình sản xuất Vitamin D. Đây là biện pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản nhưng đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, thói quen tắm nắng cũng cần tuân theo khuyến nghị về sức khỏe để tránh ung thư cũng như một vài vấn đề không mong muốn khác.

5. Hạn chế uống soda

Soda là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng loãng xương. Nguyên nhân bởi trong loại đồ uống này có chứa hàm lượng photpho lớn, ngăn cơ thể hấp thụ Canxi. Vì vậy, tốt nhất là nên thay thế soda bằng các loại đồ uống giàu dinh dưỡng như nước trái cây, sữa đậu nành,… để phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

6. Phòng tránh té ngã

Việc giảm nguy cơ té ngã yếu tố quan trọng để bảo vệ xương luôn khỏe mạnh. Một số khuyến nghị nên biết như sau: [5]

  • Thực hiện các bài tập cải thiện khả năng giữ thăng bằng theo chỉ định của bác sĩ vật lý trị liệu.
  • Đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa khi cần thiết.
  • Xây dựng không gian sống an toàn bằng cách lắp tay vịn trong phòng tắm, nhà vệ sinh, loại bỏ những tấm thảm trơn trượt, trang bị đèn chiếu sáng đầy đủ,…
  • Mang giày đế bằng chắc chắn và vừa vặn với chân.
  • Đeo thiết bị bảo vệ hông khi cần thiết.

7. Duy trì cân nặng

Thiếu và thừa cân đều có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như gây hại đến sức khỏe. Do đó, việc duy trì số cân nặng hợp lý, ổn định là thực sự quan trọng.

8. Bổ sung đạm

Đạm [Protein] có trong mọi tế bào của cơ thể, bao gồm cả xương. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc bổ sung Protein sẽ làm tăng mật độ khoáng trong xương. Theo khuyến nghị, lượng đạm cần thiết mỗi ngày cho mỗi pound trọng lượng cơ thể là 0,4g. Một số loại thực phẩm giàu Protein gồm: trứng, sữa, phô mai, hạnh nhân,…

9. Kiểm tra mật độ xương định kỳ

Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp xác định được độ chắc khỏe của xương đồng thời phát hiện sớm loãng xương [nếu có]. Hiện nay, phương pháp được sử dụng phổ biến là quét hệ thống hấp thụ tia X năng lượng kép [DXA hoặc DEXA] bằng cách sử dụng một lượng nhỏ bức xạ để đo mật độ xương. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện là thực sự quan trọng. Bên cạnh phương pháp chữa trị bằng cách điều chỉ lối sống, dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị loãng xương.

Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang là địa chỉ đo loãng xương đáng tin cậy dành cho người bệnh. Tất cả thiết bị máy móc tại bệnh viện đều là thế hệ mới, tiên tiến, đảm bảo kết quả nhanh và chính xác. Ngoài ra, bệnh viện còn có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đem đến sự an tâm tuyệt đối cho người bệnh.

Đi kèm với chức năng đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương, hệ thống máy đo loãng xương tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn được tích hợp nhiều công năng quan trọng như đánh giá nguy cơ vôi hóa, gãy xương,… Máy cho thấy những ưu điểm vượt trội hơn các thế hệ trước bởi nguồn tia X năng lượng kép tần số cao cùng tính năng quét 1 lần OnePass, đảm bảo độ phân giải hình ảnh cao, loại bỏ được lỗi biến dạng, từ đó cho ra hình ảnh rõ nét, chất lượng cao.

Khoa Cơ xương khớp, Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích liên quan đến phòng ngừa loãng xương. Các biện pháp này cần được thực hiện ngay từ sớm, đặc biệt, hàm lượng Canxi và Vitamin D cần thiết nên bổ sung đầy đủ ở độ tuổi thiếu niên để hạn chế tối đa nguy cơ loãng xương về sau này.

Chủ Đề