Thánh allah là gì

Tớ không theo đạo tuy nhiên cũng đã tìm hiểu 1 chút về thánh Allah post lên đây mọi người tham khảo cùng luôn nhé! Vài hàng sơ lược về đạo Hồi giáo Nguồn gốc Adam là vị Thiên Sứ đầu tiên của Allah và cũng là tổ tiên của loài người, Noah, Ibrahim, David rồi đến Moses, Jesus và vị Thiên Sứ cuối cùng là Muhammad. Họ là những Thiên Sứ của Allah. Jesus kêu gọi tín đồ và bạn hữu của Jesus hãy tôn thờ Đấng Thượng Đế Duy Nhất là Allah. Muhammad không phải là vị sáng lập ra đạo Hồi giáo, mà chỉ là một Nô lệ , là vị Thiên Sứ cuối cùng của Allah. Muhammad là người thuộc bộ tộc Quraysah tại bán đảo Arap. Muhammad sanh vào năm 0 [sau công nguyên] tại Makkah và từ trần vào năm 633 tại Medina [Saudi Arabi]. Qur'an [ Coran ] là Quyển Kinh Sách của Allah, được truyền xưống cho nhân loại qua vị Thiên Sứ Muhammad và Muhammad đọc lại cho bạn hữu và nhân loại . Qur'an được truyền trong 23 năm bắt đầu từ năm 610 [sau Công Nguyên] đến năm 633 [sau công nguyên]. Trong Qur'an chứa đựng những điều luật của Islam, Qur'an là tấm gương soi sáng cho mỗi Nô Lệ của Allah. Mỗi người Muslim bắt buộc phải tin tưởng vào các Kinh Sách của Allah. Như Allah đã gởi xuống cho dân của David là Psam, Moses là Gospel, Jesus là Bible va Muhammad là Holy Qur'an. Các trưởng phái Maliki, Hanafi, Safí, và Hambali, họ la những vị Học Giả của Islam. Và họ là những học trò giỏi của bạn hữu của Thiên Sứ Muhammad. Họ học và truyền lại cho thế hệ sau Sự Hiểu Biết và những giảng dạy của Họ rất đáng kính. Mỗi người Muslim luôn phải học hỏi từ HỌ vì Họ là những người đi theo con đường giảng dạy cũa Thiên Sứ ALlah và thiên Sứ cuả Muhammad là Sunnah [ việc làm và Hành Đạo của Thiên Sứ Muhammad], tôn thờ Đấng Thượng đế Duy Nhất Allah. 5 Ðiều phải làm của người muslim - Les cinq piliers de l'Islam : 1 - KALIMAH. Là tín đồ Islam, mỗi người ai cũng đọc và hiểu nghĩa câu La ilaha illallah. không có thần nào ngoại trừ Chúa hay không có Trời nào ngoài Thượng Đế hoặc không có đấng nào ngoại trừ Allah [tùy cách dùng văn tự của mỗi người]. Thương xót sự sai lầm của nhân loại lấy giả làm chân, nên Allah đã phán dạy câu La ilaha illallah để dẫn dắt chánh đạo, bằng cách phế bỏ những sự cúng bái lầm lạc, mê tín dị đoan, cảnh báo việc nhập nhằng thần linh ngang hàng với Allah. Đồng thời răn dạy con người tránh tánh tự tôn, ngạo mạn. Như ỷ lại vào sự thông minh, trí tuệ của mình rồi tưởng mình thông suốt hơn Thượng Đế. Vì vậy là người Muslim ta hằng tâm niệm câu Kalimah. Đọc Kalimah để phủ nhận tất cả thần-linh và thề quyết chỉ một Đấng Allah là đáng tôn thờ. Để nhắc nhở sự thấp hèn của nhân loại trước Đấng Tạo-Hóa. Để rèn luyện tâm trí hằng tưởng Allah trong niềm kính tin tuyệt đối. Đọc Kalimah để thành thật với chính mình, nghĩa là mình đừng gạt mình. Đừng bênh vực sự yếu đuối của mình. Đừng tự hào bào chửa sự lầm lạc của mình. Đừng nói một đàng mà làm một nẽo, miệng bảo : Không Đấng nào ngoài Allah nhưng tâm dao động mông lung, mơ hồ, nghi ngờ, nghỉ ngợi..., tức là thiếu sự điều hòa giữa ý tưởng của mình. Đọc Kalimah để phủ nhận cái TA tự cao tự đại. Để học tánh khiêm nhường, quí trọng giữa người và người. Để tự hạ mình và hiểu rằng trên mình luôn luôn còn có người khác. Đọc Kalimah là nhận La ilaha illallah làm cứu cánh thì tất cả hành động tư tưởng nhất nhất phải vì Allah. Đi đứng nằm ngồi đều tâm niệm Allah. Đi, dù có tiền hô hậu ủng mình cũng không oai phong hơn Allah. Đứng, có uy-nghiêm lẫm liệt mình cũng không thanh danh hơn Allah. Ngồi, có bệ vệ đường đường mình cũng chẳng vinh quang hơn Allah. Nằm, trên giường nguy-nga tráng lệ mình cũng không thể cao sang hơn Allah. Vậy, dù ta là chủ, quan, vua hay ngay cả cảm nhận cho mình là thần thánh thì cũng chỉ là tạo vật của Allah. Nếu ta không thành thật với chính mình để định tâm rằng mình là một tạo vật tức mình đã quên mất Đấng Vô Cùng Quyền Năng. Đọc Kalimah để hiểu, nếu tài sản bị mất mát, tước vị bị suy, danh dự bị chà đạp, thì cũng nên thành thật với chính mình để can đảm nhận những điều ấy, như thế tư tưởng ta mới không bị lung lay và đức tin nơi Đấng Cứu Độ mới không bị chao đảo. Đọc Kalimah bằng quyết tâm đặt cả tâm hồn lẫn thể xác dưới sự kiểm soát của ý chí, qui hết tinh thần để hằng tưởng, nhắc nhở, khẩn niệm với sự thành tâm đến khi tâm không còn dao động, tinh thần không xao lãng. Trời đất tuy rộng lớn, vạn vật tuy nhiều nhưng mình chỉ còn mình nguyện cầu trực diện với Đấng Toàn Năng. Đọc Kilimah với tâm thành, nhịp tim mình sẽ hòa vào nhịp rung của vũ trụ để tán tụng câu La ilaha illallah và ý thức được sự Vĩ Đại của Đấng Duy Nhất. 2- Salah : Dâng lễ nguyện, Cúng lạy, Hành lễ, Lễ bái, vì có nhiều bất đồng trong cách dụng từ để chỉ định cách thức lạy theo qui định của Islam, nên tôi tạm dùng từ gốc : SALAH. Dâng Salah là bổn phận rất quan trọng đối với tín đồ Hồi-Giáo. Đây là điều trọng yếu thứ nhì trong năm căn bản của Islam.Theo Thiên-Sứ Muhammad [saw] : Islam tựa trên năm căn bản gồm : - Thứ nhất : IMAN tức định ý chắc thực vào câu Kalimah [ xác nhận Thượng-Đế Duy Nhất]. - Thứ nhì : SALAH dâng lễ nguyện, hành lễ .... - Thứ ba : ZAKAT phần để trả thuế, còn được coi là phần dùng để bố-thí. - Thứ tư : SAWM hay SIYAM nhịn chay trong tháng Ramadan [tháng chín Hồi-lịch]. - Thứ năm : HADJ hoàn thành việc Hành hương tại Thánh-Địa Makkah. Dâng Salah là một điều truyền buộc bởi Allah, trong Thiên-kinh Qur’an đã nhiều lần nhắc đến. Thiên-Sứ Muhammad [saw] trong suốt quãng đời truyền đạo cũng đã dạy chúng ta phải dâng Salah. Ngay cả trên giường bệnh, khi gần trút hơi thở. Người [saw] cũng căn dặn, nhắc nhở chúng ta phải quan tâm triệt để vào điểm rường cột này của Islam. Dâng Salah là điều bắt buộc đối với mọi người Muslim, dù nam hay nữ, không có sự ngoại lệ cho bất kỳ một ai. Đây là cách Salah đầu tiên Allah ban phát cho nhân loại từ thời Nabi Muhammad [saw] và vào ngày Phán-xử Cuối cùng thì hành động dâng Salah này cũng sẽ được phán xét đầu tiên. Dâng Salah là để lập lại lòng tin một cách thiết thực. Dâng Salah là chúng ta trực diện với Allah. Tư thế đứng nghiêm trang, nghiêng người tay chống gối, cuối lạy với hai tay chạm đất và ngồi với cách kính cẩn. Chúng ta tuyên thệ phục tùng Đấng Cứu Rổi. Chúng ta cầu xin nơi Ngài sự Cứu-độ và sự Soi-sáng. Chúng ta lập lại lời thề là vâng lệnh Ngài Đấng Toàn Tri. Dâng Salah mỗi ngày năm lần, chúng ta lặp đi lặp lại hành động này để cũng cố niềm tin chắc thực nơi Allah và gội rữa tinh thần thuần khiết hướng trọn niềm tin. Càng Salah ta càng chân thật là ta càng tiến gần Allah. Như Thiên-Sứ [saw] đã dạy : “ Thật vậy, khi một người Muslim tẩy rữa [Wudu] sạch sẽ, dâng Salah với tâm hồn tôn kính chân thành và chỉ vì lòng kính yêu Allah, người ấy trút bớt được tội lỗi ”. Trong một Hadith khác Người [saw] nói : - Allah đã cảm ứng cho Ta rằng : “ Oh Muhammad ! TA đã truyền cho cộng đồng [Ummah] của Ngươi thực hành năm Salah mỗi ngày. TA tự giao ước với chính TA là bất cứ ai hoàn tất một cách đều đặn những Salah vào giờ qui định sẽ được vào Thiên đàng. Những người theo Ngươi nhưng không thực hành Salah sẽ không hưởng được giao ước này ”. Dâng Salah một cách đều đặn với lòng tin là điều đáng quí nhưng nếu dâng Salah trong Jummah [ tập thể ] hành động này sẽ đạt được sự tốt đẹp nhiều hơn. Dâng Salah phải thực thi một cách nghiêm túc với tất dạ chân thành bởi nếu không thì hành động này sẽ không được đón nhận. Nếu chúng ta lơ là, không định tâm hay làm cho lấy có khi dâng Salah,thay vì hưởng được ân-phước, chúng ta sẽ thu về những điều quở-trách mà thôi. Dâng Salah là một chương-trình tập-luyện để thăng tiến, để phát triển và nếu chúng ta thực thi đúng mức sẽ dẫn đến những lợi ích quan trọng cho thể xác lẫn tinh thần; chẳng hạn như vệ sinh, sức khỏe, kỷ-luật, ngăn nắp, đúng giờ, công bằng, bác ái, liên đới với người, v.v.... Dâng Salah là cách tưởng nhớ đến Allah. Sự tưởng nhớ này làm thanh khiết tâm ta, khai phóng trí ta, làm hiển lộ chánh đạo và giúp ta hướng theo đường ngay thật. 3 - ZAKAT Từ ZAKAT gồm hai nghĩa : Sự khai hóa và trong sạch. Trong giáo luật Islam từ này hàm ý : sự đóng góp hay phân phát được qui định tối thiểu là 2,5% trích từ lợi nhuận hằng năm dùng vào việc từ thiện. Islam truyền buộc mọi người Muslim có khả năng tài chánh phải góp phần Zakat của mình để giúp đỡ người túng thiếu, khốn khổ.... Qua hành động này thể hiện được lòng nhân từ, nâng cao lòng thành tín, từ đó có thể loại trừ những thói hư tật xấu của chúng ta. Làm Zakat để thanh lọc thân xác : biết cảm thông đến sự đói khát của kẻ nghèo, hiểu được những khổ sở, đau buồn của người túng quẩn. Nghĩ đến sự thiếu ăn của kẻ khác, mình tự thấy những phung phí trong các buổi tiệc linh đình, những cao lương mỹ vị không cần thiết ; điều này tạo sự tiết chế và làm điều độ thể xác ta. Đồng cảm với những khó khăn của người cũng làm ta xét lại những tiêu pha không chính đáng ; điều này sẽ tiết giảm những dục lạc của chúng ta. Làm Zakat để khai hóa tâm hồn : với thành tâm hướng thiện, chủ định dùng đồng tiền của mình vào việc công ích, tự mình đã chữa được bệnh keo kiệt, ích kỷ. Biết dùng của cải tài vật của mình để giúp người thì mình không thể buông lung, phóng túng, điều này tạo cho ta có thái độ đúng đắn để xử dụng đồng tiền một cách hợp lý. Biết cảm thông nổi khổ của người sẽ đưa ta tránh xa những ganh tị, hiểm thù tranh giành cướp đoạt của cải, điều này sẽ nâng ta lên địa vị chủ nhân chứ không phải là nô lệ của đồng tiền. Làm Zakat để trong sạch hóa của cải : khi nghĩ đến giáo lịnh, nghĩ đến của bố thí đã được qui định cho chúng ta, sẽ tránh khỏi những mánh khóe làm tiền bất chánh. Trong việc buôn bán chúng ta không lận lừa, không tráo trở, không bội tín, không tích trử, không tăng giá trục lợi... Trong công việc làm, ta nhắm công sức trên trí tuệ để trả công xứng đáng, không bốc lột tài lực của người. Làm Zakat để phát triển xã hội : dùng tiền để cải thiện đời sống của những người trong cộng đồng trên vấn đề học vấn, giúp đỡ những gia đình thiếu hụt không đủ phương tiện đưa con đến trường, khuyến khích các trẻ trau dồi, tinh luyện để mỡ mang thêm kiến thức. Của bố thí cũng nhằm mục đích nâng cao những từng lớp trong xã hội để tránh bớt vấn đề giai cấp. Tiền Zakat cũng có thể dùng vào việc quảng bá, phát triển, mời gọi mọi người đến với Islam; để truyền giáo, khuyến khích, nhắc nhở những người trong cộng đồng giữ vững niềm tin và làm vang danh Islam với những cộng đồng khác. Làm Zakat để đề cao tình nhân ái, biết chia xẻ những nỗi thống khổ, biết khiêm nhường, từ tốn với người, biết kiên định trong những hoạt động lương thiện. Tất cả những thành tâm này chỉ nhằm vào mục đích là để làm hài lòng ALLAH [ SWT ] và chứng tỏ lòng tôn sùng Thượng Đế của chúng ta đến Đấng Vĩnh Hằng Đầy Ân Phước. 4 - SAWM [NHỊN CHAY] Tháng thứ chín theo niên lịch Islam tức tháng Ramadan, mọi người Muslim đều nhịn chay [SAWM] để tỏ lòng tuân phục và tri ân Allah, bởi Ngài đã khải thị Kinh Cựu Ước, Tân Ước và Kinh Qur’an khoảng thời gian này. Khả năng thực thi sự tuân phục đối với Thượng Đế tùy thuộc vào cường độ đức tin của mỗi người. Nhục thể có thể trì kéo tinh thần và cản trở tâm tưởng ta tiến gần về Allah. Ý muốn cuộc sống vật chất đầy tiện nghi sung túc thắng lướt bản tính thuần khiết. Vì vậy, Islam đã qui định cho chúng ta sự nhịn chay với mục đích giúp chúng ta trau dồi ý chí hướng thiện, lòng mộ đạo, giúp ta thoát khỏi những hệ lụy thể xác cùng những cám dỗ trong đời này. Lệ thường đói ăn, khát uống, thèm hút có thuốc, có càfé, có trà...dần dần ta trở thành nô lệ cho những đòi hỏi của thể xác. Để giúp thoát khỏi những xích mắc này, Islam qui định cho chúng ta nhịn chay trong tháng Ramadan. Kiên định nhịn ăn, nhịn uống trước rạng đông đến hoàng hôn và quyết tâm diệt trừ những ham muốn tầm thường, chế ngự được sự đói khát, đè nén được dục vọng là làm chủ được thể xác, không còn bị nó sai khiến. Khi kềm chế được dục vọng là tinh thần tự giải thoát, ý chí được tự do, tâm hồn ta thanh thản, đây là điều kiện cần cho việc tịnh tâm, cầu nguyện và giúp ta thăng tiến về mặt tâm linh. Có nhịn chay ta mới thấm thía được sự cần yếu của chuyện ăn uống.Ta cảm thông được nổi khổ của những người túng quẩn, thiếu ăn thiếu mặc. Từ đấy trong ta nẩy nở lòng tương thân, tình liên đới và đó là đức tính mà mọi người Muslim cần đạt đến. Thực hành nghiêm cẩn sự truyền buộc của Allah đối với mọi người Muslim qua sự nhịn chay trong tháng Ramadan là chấp nhận quy phục Allah. Tự xếp mình vào trong cộng đồng này, mọi giai tầng trong xã hội đều phải tuân thủ như nhau. Vua, quan, sĩ, nông, công, thương, binh, đều phải nhịn ăn đúng giờ, xã chay đúng giờ qui định... Hành động này thể hiện sự bình đẳng của nhân loại trước Allah. Như vậy, sự truyền buộc của Allah không ngoài mục đích giúp chúng ta thanh thản tâm hồn, đồng cảm được với người trong tình liên đới và để hiểu được sự bình đẳng. Khi ý thức được điều này chúng ta dễ dàng tự nguyện nhịn ăn, nhịn uống và không coi đây là một cực hình, trái lại là một ý chí tự quyết để lập lại lòng thành khẩn cảm tạ Đấng Vĩnh Hằng Đầy Ân Phước. 5 - HADJ [HÀNH HƯƠNG] Hadj hàm nghĩa là cuộc hành trình về Ka’bah tại Makkah. Hadj là điều bắt buộc, bởi đây là căn bản thứ năm trong tôn giáo Islam. Tất cả mọi tín đồ ở tuổi trưởng thành đều phải thực thi ít nhất một lần trong đời, với điều kiện là họ có đủ sức khỏe và tài chánh. Hành trình về vùng đất thiêng liêng của Islam để nhìn tận mắt những địa danh mà Thiên sứ Muhammad [saw] đã được sinh ra, lớn lên, nhận được khải thị của Allah, chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn để mang hào quang Islam đến nhân loại. Hành trình về Thánh địa Makkah để hồi tưởng lại những tích xưa, những dấu vết của thời các Thiên sứ : Ibrahim, Ismail, Muhammad [saw] và suy ngẫm về những hành động mãnh liệt mà Họ đã làm để chứng tỏ đức tin và sự qui phục hoàn toàn nơi Allah. Hành trình về vùng đất được lựa chọn để quán tưởng đến sự đại đồng, nơi đây không còn sự phân biệt màu da, chủng tộc, không còn phân biệt sang hèn, không phân biệt địa vị thấp cao trong xã hội, mọi người đều bình đẳng. Qua hình ảnh ấy ta liên tưởng đến ngày mà mọi người phủ phục, van xin, cầu khẩn, ăn năn, xám hối trong Ngày Ðại Phán. Hành trình đến địa linh Islam để gặp gở những tín đồ tề tựu về đây từ mọi phương trời ; cùng nhau chịu đựng gian nan, hy sinh cuộc sống tiện nghi : nhà cao cửa rộng, lên xe xuống ngựa, xa chồng, xa vợ, xa con cái, xa người thân … ; cùng nhau nhẫn nại phơi nắng dầm sương, cố gắng chu toàn những nghi thức của mùa hành hương với mong ước được sự chuẩn nhận của Allah. Hành trình về quê hương tinh thần để thành tâm cầu xin được thanh khiết hóa tư tưỏng, sùng kính một cách nhiệt tình và khát khao, xin ân phúc nhiệm màu để được thuần hóa bản ngã, mở rộng tình thương đến đồng loại, khẩn cầu lượng bác ái của Allah để được thăng tiến tâm linh. Hành trình về vùng đất ân phúc với niềm ước mong là được bắt đầu lại cuộc đời như trang giấy mới và nguyện cầu là trang giấy nầy sẽ mãi tinh sạch đến cuối cuộc đời, để được Allah Hài lòng, bởi không mang thêm dấu vết của tội lỗi. Và thành khẩn xin được sự thương sót của Allah vào Ngày Phán Xử Cuối Cùng. Lời bàn : Jihad có nghĩa là gì ? Jihad = La Guerre Sainte = Chiến Tranh vì Thánh Đạo Quan điểm của thế giới ngày nay tiêu biểu cho rất nhiều sự việc lầm lẫn đáng tiếc, nhất là đối với những người phương Tây, họ không hiểu rõ, hoặc với dụng ý nào đó, đã diễn giải một cách sai lầm về ý nghĩa đích thực của nhiều từ được dùng trong Islam. Tuy nhiên vẫn có những người bỏ công tìm hiểu cặn kẽ, giải thích đứng đắn và trung thực để biện minh cho những ý tưởng lệch lạc mà chính họ trước đó cũng không đồng ý. Ðiển hình là học giả Ira G. Zepp, một người Thiên Chúa giáo, trong quyển sách của ông tựa đề "A Muslim Primer", ở trang 133-135 có đề cập đến từ jihad như sau : Thực chất của từ jihad vừa mang ý nghĩa về mặt tinh thần, vừa là một khái luận về tâm lý, biểu hiện qua sự cố gắng của bản thể, dẫn con người đến với Thượng Ðế, tiếp thu những giá trị tích cực, tạo một nếp sống hài hòa cho xã hội. Theo nghĩa đen jihad còn có nghĩa: cố gắng, phấn đấu hay sự chiến đấu, cuộc đấu tranh. Cụm từ Jihad fi Sabeel Allah, tạm dịch là Sự chiến đấu vì Thượng Ðế, trong chiều hướng này, mỗi người Muslim là một Mujahid, tức là người chiến đấu vì Chân Lý của Thượng Ðế. Triết gia Al-Ghazali [1058-1111] đã định nghĩa jihad như sau : "Jihad thực sự là cuộc xung đột của chính bản thân chống lại mọi đam mê cám dỗ.’. Dr Ibrahim Abu Rabi [giảng sư của viện đại học Ðông Phương, Texas-Austin, Hoa kỳ] gọi jihad là : ‘Thể hiện sự cố gắng chống lại những điều xấu của chính bản thân và biểu lộ sự chống đối những giá trị tiêu cực trong xã hội." Trong mọi trường hợp, jihad nói lên một tinh thần hy sinh cao cả của người Muslim, đó là luôn tranh đấu cho một đời sống thế tục hoàn hảo, song song với việc tuân phục hoàn toàn vào Một Ðấng Thượng Ðế. Ở một dạng khác, từ jihad còn có nghĩa : Phấn đấu bằng cách chuyển những Lời Của Thượng Ðế sang thực hành trong cuộc sống thường ngày, ấy là đặt mình dưới sự hướng dẫn của Thiên Kinh Qur’an, để trở thành một người đạo đức, lương thiện. Vì thế, nói một cách bao quát hơn ý nghĩa thông dụng của jihad là thể hiện những đức tính tranh đấu cao cả của tâm hồn. Chúng ta không nên lầm lẫn và im lặng để cho từ này trở thành đồng nghĩa với sự quá khích và thô bạo. Trên một phương diện nào đó từ jihad lại được người ta tận tình khai thác để diễn giải một cách có hệ thống bằng cách gán cho nó cái tên thật kêu là ‘thánh chiến’ ! [Suy cho cùng cái danh từ này chỉ gợi cho chúng ta nhớ đến những cuộc viễn chinh rầm rộ một thời của những đoàn thập tự quân phương Tây ngày xưa mà thôi]. Thượng Ðế đã phán : "Và vì Chân Lý của Thượng Ðế hãy đánh trả những kẻ đã đánh các ngươi [trước ] nhưng chớ vượt quá mức giới hạn bởi vì quả thật Allah không thương những kẻ phạm giới." [Qur’an. 02 :190]. Ðiều chủ yếu cần ghi nhận là chính câu kinh trên đã dạy cho chúng ta biết đâu là lòng vị tha và đâu là lòng độ lượng – Hãy tha thứ dù ngay cả trong khi đang chiến đấu cho một sự tự vệ chính đáng. Islam luôn luôn lên án những hành vi bạo lực gây hấn. Theo truyền thuyết, trong những trận chiến Thiên Sứ Muhammad [saw] nghiêm cấm việc giết hại những người không có khả năng chiến đấu, tra tấn tù binh, hủy hoại thân thể tử sĩ đối phương, kể cả thú vật. [A Muslim Primer, page 133-135 – Wakefield Edition,1992 USA]. Robert Ellwood [University of Southern California] khi đề cập đến từ jihad phát biểu như sau: Cộng đồng Islam quan niệm rằng jihad là đề cương bảo vệ cho tôn giáo được hài hòa trong một xã hội hành thiện, mà trong đó không có sự cưỡng bức cải đạo. Từ khi Islam được xem là nguồn gốc của một cộng đồng, cội nguồn của một tôn giáo, thì dường như khái niệm thuần túy về tính cách ôn hòa của từ jihad đã bị người ta ngang nhiên loại bỏ ra ngoài tằm tay của người Muslim, trong khi ấy ở những cộng đồng khác, lúc nào họ cũng không ngừng tranh đấu để bảo tồn chính nghĩa nếu không muốn bị diệt vong. PS ....Níu ai có théc méc thì tôi xin cho bít là tôi theo Đạo thờ Bà ...gọi nôm na là Đạo Sợ Dzợ

Video liên quan

Chủ Đề