Thanh monaco là ai

[PLO]- Phải mất tới 17 năm tích góp, anh Phạm Ngọc Thanh, chủ một hiệu cắt tóc nổi tiếng ở Hà Nội, mới hoàn thành dự định của mình: Xây một căn nhà riêng cho trẻ em nghèo, người già một chỗ ở.

Dự định của anh vừa được hoàn thành trong mùa dịch COVID-19.

Người cắt tóc cực chảnh

Ở Hà Nội, nhắc đến anh Phạm Ngọc Thanh và salon tóc mang tên Monaco, rất nhiều chị em biết đến. Mặc dù giá của việc làm đẹp cho mái đầu chị em không hề rẻ tí nào.

Nhưng “đắt xắt ra miếng”, rất nhiều khách hàng phải đặt lịch từ rất lâu, kiên nhẫn chờ cả tiếng đồng hồ để được ông chủ Monaco chạm tới.

Ngoài tài năng, anh Thanh còn có một nguyên tắc làm việc được nhiều người rỉ tai nhau: Rất chảnh. Theo đó, một ngày ông chủ chỉ nhận cắt tóc cho sáu khách hàng.

“Ai trả giá cao đến thế nào tôi cũng không cắt thêm” - anh Thanh nói.


Công việc thường ngày của anh Thanh, trước khi Hà Nội áp dụng cách ly xã hội. Ảnh: V.THỊNH

Giải thích về nguyên tắc làm việc cứng nhắc này của mình, ông chủ của Monaco cho hay: “Công việc của tôi cũng cần sự sáng tạo. Mà sáng tạo thì phải có thời gian. Hơn nữa cũng phải để bàn tay và cơ thể nghỉ ngơi. Đó cũng là thái độ làm việc nghiêm túc trong nghề nghiệp của tôi”.

Nói về duyên nghiệp với nghề, anh Thanh cho biết anh đam mê cắt tóc từ khi còn rất nhỏ, nay anh đã có 20 năm kinh nghiệm trong nghề.

Người đàn ông 34 tuổi cho biết khi còn là học sinh cấp 3 anh đã có kế hoạch cho cuộc đời mình. Không giống như các bạn cùng trang lứa đặt mục tiêu bước chân vào cổng trường đại học, anh Thanh quyết định sẽ theo đuổi đam mê cắt tóc.

Không đủ tiền sắm những dụng cụ để rèn nghề, anh Thanh tận dụng chiếc cột ở lan can nhà thay cho đầu ma nơ canh, tóc được anh xé những miếng nylon nhỏ bện lại để luyện tập. Thậm chí có lúc anh còn tận dụng cả lông gà, lông vịt vào mục đích rèn kéo.

Khi đang còn đi học, tan học cậu học sinh Phạm Ngọc Thanh lại cầm tấm biển ghi “Cắt tóc NT” treo ở vỉa hè để hành nghề. “NT vừa là viết tắt của tên tôi cũng vừa là hàm ý chỉ nghệ thuật” - anh giải thích.

Ước mơ từ những số phận

Khởi nghiệp từ một người cắt tóc vỉa hè, đến nay Phạm Ngọc Thanh đã là một cây kéo, nói theo cách nói vui của những khách quen là “có số má ở Hà Thành”.

Khách đông, thu nhập “khủng” [khoảng 50 triệu/tháng] so với mặt bằng chung của xã hội, anh Thanh tâm sự: Có thời điểm tôi chỉ mặc quần áo hàng hiệu, sinh nhật thì rất siêu to khổng lồ. Nhưng rồi một hình ảnh anh bắt gặp trên đường vào một ngày giá lạnh của Hà Nội đã làm thay đổi suy nghĩ của chàng trai Hà Thành.

“Đó là một buổi tối Hà Nội rất lạnh, tôi đi về và gặp một người mẹ bế con nhỏ ngồi rúm ró trên vỉa hè, đứa bé mặt tái đi vì lạnh. Không chần chừ, tôi cởi ngay chiếc áo hàng hiệu đang mặc của mình trên người đắp vào cho cháu” - anh kể lại.


Hình ảnh đứa bé ngủ ngoài đường đã thúc đẩy ước mơ của ông chủ salon tóc. Ảnh: NGỌC THANH

Hình ảnh đứa bé tím tái trên tay mẹ ngày lạnh ghim sâu vào trong trí nhớ của anh Thanh. “Một hình ảnh thật sự ám ảnh tôi” - anh nói. Tiếp đến, từng câu chuyện, từng con người vạ vật trên phố càng nối dài, bồi đắp cho ước mơ xây một ngôi nhà chung cho những đứa trẻ có một chỗ ấm áp, được ăn ngủ, được học hành.

Cũng từ đó, anh không bao giờ mua đồ hiệu cho mình, tổ chức sinh nhật một cách giản tiện và tích góp tiền hằng tháng.

Khi đã chuẩn bị sẵn về kinh tế, anh Thanh mua một mảnh đất, thuê một đơn vị thi công, lấy ý kiến khách hàng về tên ngôi nhà… và cuối cùng, ngôi nhà mang tên: Monaco home: Nhà của chúng mình chính thức có mặt ở Hà Nội.

“Cũng có người khi biết việc tôi làm gọi tôi là hâm đấy chứ. Có người khi có tiền tỉ trong tay họ có thể mua nhà, mua ô tô xịn, còn tôi, tôi mua mảnh đất để xây ước mơ của mình và của người khác cũng là một lựa chọn cá nhân” - anh tâm sự.


Ngôi nhà nằm trong một phố nhỏ, ngõ nhỏ của Hà Nội. Ảnh: V.THỊNH

Ngôi nhà được xây trên diện tích 30 m với năm tầng, với sức chứa khoảng 15 người. Ngoài việc lo chỗ ở cho mọi người, anh cũng dự định sẽ lo cho từng ấy con người mỗi ngày một bữa cơm tối.

“Tôi xác định không chỉ làm cho vui mà phải là một kế hoạch lâu dài. Để làm được điều đó, tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của mọi người. Mỗi một khách quen là một bao xi măng. Mỗi một khách mới là một viên gạch để xây nên ngôi nhà của chúng mình” - anh Thanh bày tỏ.

Cũng theo anh Thanh, mọi công đoạn để Monaco Home đón những cư dân đầu tiên vào ở về cơ bản đã hoàn thành. Nhưng phải để khi dịch COVID-19 kết thúc, ngôi nhà mới chính thức được khai trương.

Hơn 10 năm Minh 'cô đơn' làm chuyện bao đồng

[PLO]- Những người đi ngang qua ngã tư Quốc phòng đã rất quen thuộc hình ảnh người đàn ông ngồi bên chiếc bảng: “Bơm, vá xe miễn phí” cùng bộ đồ nghề sửa xe cũ kỹ. Đó là ông Nguyễn Văn Minh hay còn gọi vui với cái tên “Minh cô đơn”.

VIẾT THỊNH

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Monaco, tên chính thức là Thân vương quốc Monaco [tiếng Pháp: Principauté de Monaco; Tiếng Monaco: Principatu de Mùnegu ; tiếng Ý: Principato di Monaco; tiếng Occitan: Principat de Mónegue], là một thành bang có chủ quyền tại châu Âu. Monaco có ba mặt tiếp giáp với nước Pháp và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải và trung tâm của thân vương quốc cách nước Ý khoảng 16 km [9,9 dặm]. Diện tích của Monaco là 1,98 km² [0,76 mi²] và dân số năm 2011 là 35.986 người. Monaco là nước có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới bình quân đầu người là 215.163 Đô la Mỹ và là quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Monaco cũng có tuổi thọ cao nhất thế giới với con số 90, và là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Sau những lần lấn biển gần đây, tổng diện tích của Monaco là 2,05 km² [0,79 mi²].

Thân vương quốc Monaco

Tên bằng ngôn ngữ chính thức

  • Principauté de Monaco[tiếng Pháp]
    Principatu de Mùnegu[tiếng Liguria][a]

Quốc kỳ Huy hiệu

Bản đồ

Tiêu ngữ"Deo Juvante"  [Latinh]
"Với sự giúp đỡ của Chúa"Quốc ca
Hymne MonégasqueHành chínhChính phủNhà nước đơn nhất
Quân chủ lập hiến đại nghịThân vươngAlbert IIThủ tướngPierre DartoutLập phápHội đồng Quốc gia [Monaco]Thủ đôMonaco1[1]
43°44′B 7°25′Đ / 43,733°B 7,417°Đ / 43.733; 7.417Thành phố lớn nhấtMonte CarloĐịa lýDiện tích2,02 km² [hạng 194]Diện tích nước0,0[2] %Múi giờCET [UTC+1]; mùa hè: CEST [UTC+2]Lịch sử

Độc lập

1297Vương tộc Grimaldi17 tháng 5 năm 1814Độc lập từ Pháp1861Hiệp định Pháp-Monaco1911Hiến phápNgôn ngữ chính thứcTiếng Pháp[3]Dân số ước lượng [2016]38.400[4] người [hạng 211]Mật độ18.713 người/km² [hạng 1]GDP [danh nghĩa] [2014]Tổng số: 7,1 tỷ USD[5]
Bình quân đầu người: 187.650 USD[6] [hạng 1]Đơn vị tiền tệEuro [EUR]Thông tin khácTên miền Internet.mc

Bài chi tiết: Địa lý Monaco

 

Ảnh trên không toàn cảnh Monaco

Monaco là một đất nước ở khu vực Tây Âu, nằm ở một eo biển nhỏ phía nam nước Pháp, bên bờ biển Côte d’Azur. Lãnh thổ Monaco trải dài trên 3 km, bề rộng không vượt quá từ 200 m đến 300 m, gồm bốn khu đô thị: Monaco-Ville, Monte Carlo, Condamine, Fontvieille.

Bài chi tiết: Lịch sử Monaco

Monaco là nơi định cư của người Phoenicia từ thời Cổ đại. Năm 1215, người Genova đến xây dựng một lâu đài kiên cố trên khu đất thuộc Monaco hiện nay. Quyền kiểm soát lãnh thổ này lại chuyển sang cho dòng họ Grimaldi năm 1297.

Monaco là xứ bảo hộ của Tây Ban Nha [1524-1641] rồi đến Pháp [1641-1793] và bị sáp nhập vào Pháp từ năm 1793 đến năm 1814, đến năm 1861 Monaco mới được độc lập khỏi Pháp. Từ năm 1865, liên minh thuế quan đã nối kết Monaco với Pháp và hiệp định cơ bản năm 1918 thừa nhận quyền đại diện ngoại giao của thân vương quốc. Monaco gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1993, và vẫn duy trì hiệp định chung về thuế quan với Pháp.

Hiến pháp năm 1911 quy định Monaco là một nước quân chủ lập hiến, Thân vương là quốc trưởng. Ban lãnh đạo gồm một thủ hiến và 4 quan chức trong hội đồng Chính phủ. Thủ hiến là một công dân Pháp do Thân vương chọn từ những người do Pháp giới thiệu.

Thỏa ước Versailles năm 1918 cho phép Pháp có quyền "giúp bảo vệ hạn chế".

Thân vương cũng chia sẻ quyền lực với Hội đồng quốc gia [Quốc hội] gồm 24 thành viên làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm.

+ Các Thân vương Monaco:

Xem thêm: Danh sách quân chủ Monaco

  1. Francois - Rainier I: 1297 - 1301; Phụ thuộc vào Cộng hòa Genoise - Ghibelline từ 1301 - 1331
  2. Charles I - Rainier II: 1331 - 1357, riêng Rainier II lên đồng cai trị với cha cho tới khi cha mất [1352 - 1357]
  3. Louis - Jean I: 1395
  4. Louis I: 1397 - 1402
  5. Jean I - Ambroise - Catalan: 1419 - 1454, riêng Ambroise cai trị đến 1427 thì thoái vị, Catalan cai trị trong vai tháng của năm 1427 thì mất sớm.
  6. Claudine: 1457 - 1458
  7. Lamberto: 1458 – 1494
  8. Jean II: 1494 – 1505
  9. Lucien: 1505 – 1523
  10. Honoré I: 1523 – 1581
  11. Charles II: 1581 – 1589
  12. Hercule: 1589 – 1604
  13. Honoré II: 1604 - 1662
  14. Louis I: 1662 – 1701, Thân vương Monaco
  15. Antonio I: 1701 – 1731
  16. Louise Hippolyte: 1731
  17. Jacques I: 1731 – 1751
  18. Honoré III: 1751 – 1795

=> Thuộc Pháp [1793 - 1814]:

  1. Joseph Barriera
  2. Armand Louis de Gontaut
  3. Henri Grégoire
  4. Grégoire Marie Jagot: 1793 - 1814; Napoleon I

 

Toàn cảnh trên đồi Monaco [Rock of Monaco] với Cung điện Thân vương Monaco

  1. Honoré IV: 1814 – 1819
  2. Honoré V: 1819 – 1841
  3. Florestan I: 1841 – 1856
  4. Charles III: 1856 – 1889
  5. Albert I: 1889 – 1922
  6. Louis II: 1922– 1949
  7. Rainier III: 1949 – 2005
  8. Albert II: 2005 - nay
  9. Jacques II: [sẽ kế vị]

 

Albert II, Thân vương Monaco

Bài chi tiết: Chính trị Monaco

Ngày 17 tháng 12 năm 1962, Hiến pháp Monaco được ban hành, quy định quyền lập pháp thuộc về Thân vương và Hội đồng quốc gia [bao gồm 24 thành viên được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm]. Quyền hành pháp được Thân vương giao cho Thủ tướng và 5 Cố vấn Chính phủ [Bộ trưởng]. Quyền tư pháp hoàn toàn độc lập với Chính phủ, thuộc về các toà án. Nguyên thủ quốc gia là Thân vương Albert II [kế vị năm 2005]. Thủ tướng là Jean Paul Proust. Cố vấn Chính phủ về Quan hệ đối ngoại và các vấn đề Kinh tế và Tài chính quốc tế là Frank Biancheri.

Monaco có 8 Đại sứ quán bổ nhiệm tại 17 quốc gia [tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2008], chủ yếu tại Tây Âu, Mỹ và Toà thánh Vatican. Monaco có 2 Đại sứ không thường trực, được bổ nhiệm tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Bồ Đào Nha. Ngoài ra, có 4 Phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế: tại New York bên cạnh Liên Hợp Quốc, tại Genève bên cạnh các tổ chức chuyên trách của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ, tại Strasbourg bên cạnh Hội đồng châu Âu và tại Bỉ bên cạnh Liên minh châu Âu. Monaco có 113 Lãnh sự quán hoạt động tại 62 quốc gia, hai Tổng Lãnh sự quán tại London và New York.

2 Đại sứ quán thường trú tại Monaco là Sứ Quán Pháp và Sứ Quán Italia. 42 quốc gia bổ nhiệm Đại sứ kiêm nhiệm Monaco từ Paris, Madrid hoặc Bruxelles. Ngoài ra có 74 lãnh sự quán được bổ nhiệm tại Monaco.

 

Cảng Fontvieille.

Bài chi tiết: Kinh tế Monaco

 

Bến cảng Hercule và một phần của Monte Carlo. Phía sau là núi Mont Agel [1110 m] ở bên trái

Kinh tế Monaco chủ yếu dựa vào du lịch. Dịch vụ ngân hàng và các sòng bạc được thành lập từ năm 1862. Chính sách thuế quan ưu đãi thu hút các công ty nước ngoài. Các ngành công nghiệp gồm có: chế tạo mĩ phẩm, hóa chất, điện tử, đóng tàu, xây dựng... Monaco hoàn toàn hợp nhất thuế quan với Pháp để thu và giảm thuế mậu dịch, đồng thời tham gia vào hệ thống thị trường EU qua liên minh thuế quan với Pháp.

Dịch vụ du lịch và thu thuế từ các sòng bạc là nguồn thu nhập chủ yếu của Monaco [25% PIB]. Ngành ngân hàng-tài chính phát triển mạnh và đều. Ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp nhẹ, không huỷ hoại môi trường và có hàm lượng giá trị gia tăng cao chiếm 8% nguồn thu nhập ngân sách.

Tuy chưa là thành viên chính thức của EU nhưng Monaco có quan hệ mật thiết với tổ chức này thông qua Hiệp định chung về thuế quan với Pháp. Đồng tiền của Monaco cũng là đồng euro.

Bài chi tiết: Nhân khẩu Monaco

Dân cư Monaco có điều khác thường là người Monegasque bản địa hiện chỉ chiếm thiểu số trên đất nước của mình. Phần lớn cư dân là người Pháp [28%], sau đó là người Monegasque [21.6%], người Ý [19%], người Anglo-Saxon [7,5% Anh & 1% Hoa Kỳ], người Đức, người Thụy Sĩ và người Bỉ mỗi dân tộc chiếm khoảng từ 2,5 đến 3%; 15% dân cư tự nhận là thuộc các dân tộc "khác".[7]

Bài chi tiết: Ngôn ngữ tại Monaco

Ngôn ngữ chính thức của Monaco là tiếng Pháp. Ngôn ngữ quốc gia theo truyền thống là Monégasque, nhưng hiện chỉ được một thiểu số nhỏ dân cư sử dụng. Ngôn ngữ này tương tự như Tiếng Ligurian được sử dụng tại Genoa. Ở khu vực cũ của Monaco, các bảng hiệu trên đường phố được thể hiện bằng cả tiếng Pháp và Monégasque. Tiếng Ý cũng được một phần khá lớn cư dân Monaco sử dụng, đa số họ những người nhập cư từ Ý. Tiếng Anh được cư dân người Anh và Mỹ sử dụng.

Bài chi tiết: Tôn giáo ở Monaco

 

Nhà thờ Saint Nicholas, Monaco.

Điều 9 của Hiến pháp Monaco công nhận Công giáo La Mã là giáo hội chính thức của Monaco, và là tôn giáo chiếm đa số với 83,2% dân số. Tự do tôn giáo cũng được hiến pháp bảo đảm. Giáo hội Công giáo Monaco là một phần của Giáo hội Công giáo Rôma, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Giáo hoàng và giáo triều Rôma. Tổng Giáo phận Monaco là một phần của Giáo hội Công giáo địa phương Pháp. Đất nước này tạo thành một tổng giáo phận duy nhất.

Anh giáo

Có một nhà thờ Anh giáo [Giáo hội của Thánh Phaolô], nằm tại Avenue de Grande Bretagne ở Monte Carlo. Có 135 cư dân theo Anh giáo trong thân vương quốc, tuy nhiên nhà thờ này cũng đang phục vụ một số lượng lớn đáng kể tín hữu Anh giáo tạm thời trong nước, chủ yếu là khách du lịch. Nhà thờ Anh giáo Monaco là một phần của giáo phận Anh giáo ở châu Âu.

 

Toàn cảnh quận La Condamine và Monte Carlo từ đài quan sát gần Cung điện Thân vương Monaco ở Monaco-Ville.

 

Các phường của Monaco

 

Một góc Monaco

Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Monaco

Thân vương quốc Monaco là quốc gia có diện tích nhỏ thứ hai trên thế giới chỉ sau Vatican. Monaco cũng là nền quân chủ nhỏ thứ hai trên thế giới và là nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Quốc gia này chỉ bao gồm một khu tự quản [commune, xã]. Không có ranh giới địa lý giữa đất nước và thành phố Monaco mặc dù trách nhiệm của chính quyền cấp trung ương và cấp thành phố là khác nhau. Theo Hiến pháp 1911, thân vương quốc được chia thành 3 khu tự quản:

  • Monaco [Monaco-Ville], phần thành phố cũ trên một mũi đất đá thẳng ra Địa Trung Hải, hoặc được gọi đơn giản là Le Rocher [khối đá], nơi mà cung điện tọa lạc;
  • Monte Carlo, khu vực nhà ở của cư dân và các khu nghỉ dưỡng và Sòng bạc Monte Carlo ở phía đông và đông bắc;
  • La Condamine, phần đông bắc bao gồm khu vực cảng Hercule.

Các khu tự quản được sáp nhập thành một vào năm 1917, sau khi người dân cao buộc chính quyền áp dụng phương thức "chia để trị" và được thay thế bằng "phường". Hiện Monaco được chia thành 10 phường cộng thêm Le Portier, là phường đang được đề nghị thành lập:

Số Phường Diện tích
[km²] Dân số
[Thống kê
năm 2008] Mật độ
km² Khối phố
[îlots] Điểm nhấn
Nguyên thuộc khu tự quản Monaco
05 Monaco-Ville 0,19 1.034 5597 19 Thành phố cũ và cung điện
Nguyên thuộc khu tự quản Monte Carlo
01 Monte Carlo/Spélugues [Bd. Des Moulins-Av. de la Madone] 0,30 3.834 10779 20 Sòng bạc và các khu nghỉ dưỡng
02 La Rousse/Saint Roman [Annonciade-Château Périgord] 0,13 3.223 30633 15 Le Ténao
03 Larvotto/Bas Moulins [Larvotto-Bd Psse Grace] 0,34 5.443 16570 15 khu vực bờ biển phía đông
10 Saint Michel [Psse Charlotte-Park Palace] 0,14 3.907 26768 24 khu trung tâm dân cư
Nguyên thuộc khu tự quản La Condamine
04 La Condamine 0,27 3.947 16213 27 khu vực cảng ở phía tây bắc
07 La Colle [Plati-Pasteur-Bd Charles III] 0,11 2.829 15005 15 trên biên giới phía tây với Cap d'Ail, Pháp
08 Les Révoires [Hector Otto-Honoré Labande] 0,08 2.545 33203 11 bao gồm Jardin Exotique de Monaco
09 Moneghetti/ Bd de Belgique [Bd Rainier III-Bd de Belgique] 0,10 3.003 28051 18
Vùng đất mới nhờ lấn biển
06 Fontvieille 0,35 3.901 10156 9 Bắt đầu từ năm 1971
11 Le Portier 0,12[1] - - Thân vương Albert II đề nghị thành lập năm 2009
Monaco 2,05 35.352 16217 173
[1] Diện tích chưa được tính tổng, chỉ là kế hoạch.

Chú ý: Để phục vụ cho mục đích thống kê, các phường của Monaco được chia tiếp thành 173 khối phố [îlots].

Bài chi tiết: Giáo dục ở Monaco

Monaco có 10 trường công đang hoạt động, bao gồm: 7 nhà trẻ và tiểu học, với các trường trung học: Collège Charles III, Lycée Albert 1er [đào tạo về công nghệ], Lycée technique et hôtelier de Monte-Carlo [đào tạo nghề khách sạn]. Ngoài ra còn có 2 trường tư, bao gồm cả viện François d'Assise Nicolas Barré và École des Sœurs Dominicaines. Trường tư còn lại là Trường quốc tế Monaco [International School of Monaco].

Các trường cao đẳng và đại học

Có một trường đại học nằm ở Monaco, cụ thể là Đại học Quốc tế Monaco [IUM], một trường dạy bằng tiếng Anh chuyên về đào tạo kinh doanh, được điều hành bởi Viện des Hautes Études et économiques Commerciales [INSEEC].

 

Quảng trường sòng bạc ở Monte Carlo, trong lúc diễn hành xe cổ hàng năm, 2 tuần trước Giải đua ô tô Công thức 1 Monaco

Là 1 quốc gia nhỏ nên Monaco không có nhiều vận động viên và thành tích thể thao đáng chú ý, ngoài đội bóng đá Monaco [thi đấu ở giải vô địch quốc gia Pháp] và tay đua công thức 1 Charles Leclerc.

Tuy nhiên quốc gia này hàng năm đều đăng cai rất nhiều sự kiện thể thao lớn như chặng đua F1 Monaco Grand Prix hay giải quần vợt Master Monte Carlo.

  1. ^ “History & Heritage”. Council of Government. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
  2. ^ Monaco en Chiffres Lưu trữ 2009-11-15 tại Wayback Machine, Principauté de Monaco. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ “Constitution de la Principauté”. Council of Government. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ “Monaco Statistics / IMSEE — Monaco IMSEE” [bằng tiếng Pháp]. Imsee.mc. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “National Accounts Main Aggregates Database”. United Nations Statistics Division. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
  6. ^ “UNdata - country profile - Monaco”. data.un.org.
  7. ^ Monaco IQ [English language], referencing Chapter One of Files and Reports&InfoSujet=General Population Census 2008&6Gb|2008 census [gouv.mc not an English source] Lưu trữ 2011-09-27 tại Wayback Machine

Chú thích

  1. ^ Trong các ngôn ngữ khác:
    • tiếng Ý: Principato di Monaco
    • Monégasque: Principatu de Múnegu
    • tiếng Occitan: Principat de Mónegue

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Monaco.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Monaco&oldid=68755287”

Video liên quan

Chủ Đề