Thế nào gọi là kỹ sư

  • Mình không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn !
  • Thứ nhất, trích dẫn lời bạn : vì không có người chỉ dạy là hoàn toàn sai lầm. Bạn có dám chắc giảng viên giảng dạy giữa hai hệ Kỹ sư và Cử nhân có sự khác biệt không ? [ ví dụ như trình độ, cách giảng dạy,]. Bây giờ là học tín chỉ, bạn hoàng toàn tự do đăng ký. Bạn học bên Cử nhân có thể đăng ký tín chỉ bên Kỹ sư những môn bạn thích
  • Thứ hai, giữa hai tấm bằng mình không rõ nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên bằng nào, bởi vì mỗi nơi yêu cầu tuyển dụng khác nhau.Theo mình họ sẽ Ưu tiên người có bằng[chưa biết bằng nào nhé] và ngoại ngữ , sau đó là vấn đề xử lý tình huống và năng lực của bạn
    +Thứ ba, vấn đề nỗ lực lớn hơn , học đại học là phải tự học là chính, đương nhiên theo định hướng chương trình. Nói vậy chứ theo mình định hướng của bạn mới quyết định quá trình đại học của bạn
    . Thế nên ai cũng cần nỗ lực thôi, tôi tin người nỗ lực lớn hơn thì thực lực của họ vượt qua cái gọi là bằng cấp rồi Đâu phải ông học kỹ sư ông không cần nỗ lực lớn hơn tôi học cử nhân
  • " Một người bằng Kỹ sư loại trung bình và một người bằng Cử nhân loại giỏi. Nhà tuyển dụng sẽ chọn ai ? "

Cử nhân công nghệ thường nói tới những nhà khoa học, thường là nghiên cứu chân lý, kiểm chứng giả thuyết, còn kỹ sư thì học cách áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Thế nên người ta thường hay nói, nhà khoa học xây để học còn kỹ sư thì học để xây.

Nhà khoa học có thể bỏ công sức chỉ để đào sâu một chuyên nghành hẹp nào đó, còn kỹ sư phải hiểu biết rộng về tất cả các yêu tố ảnh hưởng tới sản phẩm mình thiết kế. Thế nên, nhà khoa học thì không cần chuẩn hoá vì họ làm việc với nhau, còn kỹ sư thì phải chuẩn hoá [ISO, ] vì họ làm việc với số đông người bình thường. Nói chung, có thể lấy 1 ví dụ về cử nhân vs kỹ sư như 1 ông tiến sỹ vật lý vs 1 ông kỹ sư điện. 1 ông tiến sỹ vật lý có thể rất giỏi về nguyên lý điện, có thể phát minh ra rất nhiều thứ hay ho tới điện, nhưng để đem những thứ đó ra cho người dùng thì phải cần 1 ông kỹ sư, vì sản phẩm cần rất nhiều yếu tố mới tiêu thụ được: giá cả, sự an toàn, tính năng, mẫu mã,

Ngành CNTT cũng có thể ví như ngành xây dựng, ông kỹ sư phải biết vẽ/ đọc bản vẽ [UML diagram], phải hiểu cách thiết kế phần mềm sao cho phù hợp [UI/UX], quản lý chi phí thấp [Scrum], dễ bảo dưỡng, dễ nâng cấp, ít lỗi [testing]. Cùng là một cái nhà, nhưng nhà cho lợn ở # nhà cho người ở, và càng khác với lâu đài nguy nga tráng lệ. Kỹ sư không thể mơ mộng, vẽ ra các tính năng cao cấp nhưng chẳng ai dùng, phải hiểu vòng đời phát triển [dev chiếm khoảng 30%, maintenance chiếm khoảng 70%] và đề xuất milestone hợp lý, phải hiểu về cách mở rộng, bảo mật app khi cần thiết

Thực ra ở VN mình, 2 ngành nghề này các môn đào tạo mình cũng rõ khác nhau ra sao. Có thể cũng chỉ là 1 cách gọi mà thôi. Ở Mỹ, đa phần trường ĐH họ chỉ cấp bằng cử nhân công nghệ.

Trong tiếng Anh, từ engineer bắt nguồn từ engine, nghĩa là những người cực kỳ hiểu biết về máy móc, các loại engine [google thêm về lịch sử cuộc cách mạng khoa học lần 2], các máy cơ dùng trong sản xuất công nghiệp Ngành phần mềm hay bất cứ ngành nào cũng đều có các mặt: kỹ nghệ [engine technique], khoa học [science], thậm chí cả nghệ thuật, sáng tạo [art, creativity] bởi 1 sản phẩm là kết hợp của tất cả các yếu tố đó. Một con iphone độc đáo, sử dụng touch bằng tay [sáng tạo và nghệ thuật], có những thuật toán search/index global [science] và được sản xuất với chi phí thấp, tin cậy [kỹ nghệ] mới có thể chiếm lĩnh thị trường lớn tới vậy.

Video liên quan

Chủ Đề