Thế nào là bếp ăn an toàn thực phẩm

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM BẾP ĂN TRONG TRƯỜNG HỌC

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã!

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của những đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là quá nhỏ nên gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ….

Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lượng học sinh đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cần được hết sức chú trọng. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hhiện của các trường mầm non trong cả nước. Chi cục VSATTP, phòng y tế của huện sẽ kiểm tra thường xuyên về việc đảm bảo ATVSTP. Khi cơ sở đạt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn trong trường mầm non.

Nhà trường muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo các quy định điều kiện đảm bảo VSATTP bếp ăn tập thể [QĐ 4128/2001/QĐ-BYT].

* Vệ sinh đối với cơ sở:

- Vị trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cách ly với nguồn ô nhiễm.

- Bếp ăn phải đượcthiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, sử dụng vật liệu dễ làm sạch.

-Giữ vệ sinh khu vực phục vụ ăn uống, chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Xử lý rác thải tốt, cống rãnh phải thường xuyên được khơi thông.

- Có đủ nước sạch, có xà phòng cho nhân viên rửa tay, dụng cụ chứa nước phải đảm bảo vệ sinh.

* Vệ sinh cá nhân và kiến thức vệ sinh thực phẩm

- Giữ vệ sinh cá nhân và khu vực làm việc.

- Sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay khi tham gia chế biến, phục vụ ăn uống.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong mọi trường hợp gây bẩn tay, sau khi sử dụng nguyên liệu tươi sống, trước khi chia ăn.

- Không dùng tay lấy thức ăn, không làm các việc khác khi đang chia thức ăn.

- Tham gia lớp tập huấn VSATTP, khám sức khỏe định kỳ.

* Vệ sinh dụng cụ:

- Dụng cụ ăn uống không được sứt mẻ, phải đảm bảo khô sạch và được rửa ngay sau khi sử dụng.

- Giá để dụng cụ ăn uống phải đảm bảo sạch, nên làm bằng vật liệu không thấm nước và dễ làm sạch.

- Trang bị dụng cụ lấy thức ăn như muôi, thìa, kẹp gắp đầy đủ, có thớt thái thịt chín, sống riêng.

- Không để các hóa chất, dung môi độc hại hoặc chai lọ đã đựng hóa chất trong khu vực bếp ăn đề phòng bị nhiễm bẩn.

* Vệ sinh trong chế biến và bảo quản:

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nếu có nghi ngờ phải gửi mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm có đủ năng lực.

- Không sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế

[ số 46/2007/QĐ- BYT].

- Khuyến khích các bếp ăn sử dụng nguồn cung cấp theo hợp đồng ký kết với các cơ sở đảm bảo VSATTP.

- Thực hiện chế biến và bảo quản thực phẩm, thức ăn hợp vệ sinh.

- Đề phòng mọi sự lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống và thức ăn đã chế biến.

* Hồ sơ ghi chép và theo dõi:

- Các thực phẩm mua vào có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với từng địa phương, với từng mùa và tình hình kinh tế của người dân.

- Lưu mẫu thức ăn đã chế biến 24h.

▪ Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, mẫu lưu thức ăn và thức ăn còn thừa phải đưa đến phòng thí nghiệm tỉnh hoặc trung ương để kiểm tra tìm nguyên nhân.

* Thực hiện theoKhẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm tháng hành động năm 2021.

1. Nhiệt liệt hưởng ứng “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021.

2. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm rau, thịt không an toàn.

3. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; gia cầm, sản phẩm sản cầm nhập lậu, không rõ nguồn góc, chưa qua kiểm dịch.

4. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng.

5. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi.

7. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

8. Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là tự tìm đến bệnh tật.

9. Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.

10. Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và báo cho cơ quan chức năng gần nhất.

11. Để đảm bảoan toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Phê duyệt UBND

Phó Chủ Tịch

Đoàn Quang Thuận

Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại các cơ quan, doanh nghiệp, quân đội, bệnh viện. Sản phẩm này đòi hỏi nhiều về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng của bếp cũng được đặt lên hàng đầu. Vậy bếp ăn tập thể là gì? Các mô hình bếp tập thể phổ biến hiện nay.

Bếp ăn tập thể là gì?

Bếp ăn tập thể chính là khu vực chế biến, nấu nướng để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho một tập thể người cùng ăn. Hoặc là nơi chế biến để cung cấp các suất ăn đem đi nơi khác. Hiện nay, thiết kế bếp ăn tập thể cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc nấu ăn cho một số lượng người rất đông cần phải có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo các tiêu chí an toàn. Bởi nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến nhiều người.

Hiện nay, có hai hình thức bếp ăn dưới dạng tập thể cho các cơ quan, trường học, bệnh viện, công ty là:

  • Bếp ăn do đơn vị tự nấu để phục vụ cho cán bộ, công nhân viên của mình [tuy nhiên hình thức này chỉ chiếm khoảng 20%].
  • Bếp ăn ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp có đầy đủ giấy tờ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [hình thức này chiếm đến 80%].

Các mô hình bếp ăn tập thể hiện nay

Hiện nay, bếp ăn nhà máy đang là vấn đề được nhiều người quan tâm đến bởi nhu cầu với loại bếp này ngày càng tăng lên. Sự ra đời nhanh chóng của nhiều các công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, … kéo theo nhu cầu sử dụng loại bếp này tăng lên rõ rệt.

Mô hình bếp tập thể cần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh

Mô hình bếp ăn tự nấu

Mô hình này hiện nay chủ yếu có ở các trường học mầm non, các công ty với quy mô nhỏ hoặc các bệnh viện dưỡng lão là chủ yếu. Hình thức này hiện nay có thể giúp tiết kiệm được một nguồn chi phí lớn nên phù hợp với những công ty và tổ chức nhỏ

Mô hình bếp ăn tập thể 

Tuy nhiên, mô hình bếp do đơn vị tự tổ chức nấu sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, tại các trường mầm non và viện dưỡng lão đồ ăn phải tuyệt đối đảm bảo vì người sử dụng chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Những người có sức đề kháng yếu cho nên chỉ cần một chút sơ sẩy sẽ có hậu quả nghiêm trọng.

Các khu chính của mô hình này là:

  • Khu lưu trữ thực phẩm.
  • Khu sơ chế.
  • Khu chế biến.
  • Khu phục vụ.
  • Khu vực rửa thực phẩm.

Các khu vực được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh 

Mô hình bếp ký kết hợp đồng với đơn vị cung cấp

Mô hình này vô cùng phổ biến hiện nay và chiếm đến 80% vì sự an toàn và vô cùng đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, có rất nhiều công ty chuyên cung cấp các dịch vụ nấu ăn cho tập thể với đầy đủ các giấy tờ vệ sinh an toàn thực phẩm cần thiết. Đồng thời, đội ngũ nhân viên, những người trực tiếp tạo ra bữa ăn được đào tạo bài bản và chấp hành tốt các điều kiện theo quy định.

Mô hình bếp ăn tập thể này cũng bao gồm các khu được chia tách riêng biệt:

  • Khu lưu trữ thực phẩm.
  • Khu sơ chế.
  • Khu chế biến.
  • Khu phục vụ.
  • Khu vực rửa thực phẩm.

Mặt khác, mô hình này có điểm cộng lớn là luôn có riêng một bộ phận giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng thực ăn hàng ngày cho tập thể. Do đó, người sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn uống. Mô hình này thường được sử dụng ở các công ty, doanh nghiệp và nhà máy sản xuất lớn; tại các bệnh viện; các buổi tiệc lớn, …

Hồ sơ xin cấp phép cho bếp ăn tập thể

Một bếp ăn đủ điều kiện để đưa vào hoạt động và nấu ăn cho một tập thể lớn cần phải được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là một số giấy tờ cần chuẩn bị để xin giấy phép:

Bếp ăn phải được cấp phép mới được đưa vào nấu cho tập thể

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [dưới dạng hộ kinh doanh hoặc công ty, … ] có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm [Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở].
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm [hoặc quy trình bảo quản, phân phối].
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của khu vực xung quanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở yêu cầu giấy.
  • Giấy xác nhận sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện.
  • Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở đó.

Trên đây là một số điều cần biết về bếp ăn tập thể và các mô hình đang được sử dụng hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng bếp tập thể cho công ty, doanh nghiệp của mình để nhân viên có thể thuận tiện hơn khi ăn uống thì có thể liên hệ với Nahaki để được tư vấn về các sản phẩm bếp hiện có.

Video liên quan

Chủ Đề