The practice gọi là gì trong đạo đức nghề nghiệp năm 2024

Đạo đức nói chung hay đạo đức nghề nghiệp nói riêng là những phạm trù rất rộng và khó có thể định nghĩa một cách cụ thể và chính xác cho vấn đề này.

Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản, đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực cho những hành vi của mọi người trong quá trình hoạt động, công tác tại một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.

Hay nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp là bằng chứng để đánh giá một cá nhân làm việc có thực hiện đúng theo những quy định hay chuẩn mực công việc được đề ra hay không, có đáp ứng được những giá trị công việc hay chuẩn mực của đạo đức xã hội.

The practice gọi là gì trong đạo đức nghề nghiệp năm 2024

Những quan điểm đạo đức nghề nghiệp này được xã hội thừa nhận và mang tính kế thừa. Đạo đức nghề nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân.

Trải qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau cũng như tùy vào đặc trưng của từng ngành nghề mà đạo đức nghề nghiệp sẽ có sự thay đổi và thể hiện ở những yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, dù ở mọi giai đoạn lịch sử nào hay bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa thì đạo đức nghề nghiệp vẫn là một tài sản vô giá đối với mỗi con người, mỗi tổ chức và cả một xã hội, cần được tôn trọng và bảo vệ. Nó quyết định đến sự thành công của một cá nhân hay một tổ chức.

Những chuẩn mực chung trong đạo đức nghề nghiệp

Mỗi một ngành nghề khác nhau thường có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt. Mỗi một công ty lại có một chuẩn mực đạo đức để phù hợp với văn hóa của công ty đó. Tuy nhiên, dù trong bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa cũng cần có những chuẩn mực cơ bản hay các đặc thù chung dưới đây:

(1) Độc lập: Tức “tự lực cánh sinh”, có nghĩa là làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình thay vì dựa dẫm và trông chờ vào người khác

(2) Khách quan và chính trực: Khi đánh giá bản thân, đồng nghiệp hay một công việc nào đó cần nhìn nhận một cách khách quan, công tâm nhất để đưa ra những nhận xét chính xác và phù hợp nhất

(3) Năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng: Bản thân phải không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức bản thân nhưng cũng đừng ỷ bản thân có năng lực chuyên môn mà chủ quan hay coi thường công việc

(4) Tư cách nghề nghiệp: Nói một cách dễ hiểu thì đây chính là tính chuyên nghiệp của một người khi thực hiện công việc

(5) Tuân thủ các chuẩn mực và quy định: Không được tự làm theo ý mình, hãy làm việc có nguyên tắc, cư xử có chuẩn mực, có cân nhắc theo quy định của tập thể

(6) Liêm chính: Không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể cũng như làm trái với những gì bản thân nên làm và có thể làm

(7) Khả năng, sự chuyên nghiệp và tận tâm: Đối với những việc bản thân làm cần phù hợp với năng lực, làm hết sức mình và tập trung cao độ nhất

(8) Sự tôn trọng: Cần tôn trọng mọi người xung quanh, có thái độ hòa thuận và luôn biết lắng nghe ý kiến mọi người

(9) Trung thành: Nếu làm ở tổ chức nào thì nên phục vụ lợi ích cho tổ chức đó, cống hiến hết mình và luôn trung thành.

The practice gọi là gì trong đạo đức nghề nghiệp năm 2024

Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp mang lại cho một tổ chức, doanh nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp được xem là xương sống của một doanh nghiệp, nếu không có đạo đức nghề nghiệp, doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại và phát triển bền vững. Vậy đạo đức nghề nghiệp mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

  • Tăng hiệu suất công việc cá nhân và hiệu suất chung của tổ chức
  • Tăng hiệu quả làm việc nhóm
  • Nâng cao uy tín và cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp
  • Tạo niềm tin và sự tin tưởng đối với khách hàng, người tiêu dùng và đối tác
  • Giảm thiểu các vấn đề pháp lý hay mâu thuẫn nội bộ
  • Dễ dàng trong việc ra quyết định và đưa ra các chiến lực
  • Hình thành các cá nhân tích cực và môi trường làm việc lành mạnh.

The practice gọi là gì trong đạo đức nghề nghiệp năm 2024

Từ đó có thể thấy, trong bất kỳ ngành nghề nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, nếu không có đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ theo những nguyên tắc, chuẩn mực riêng của từng ngành nghề, chúng ta sẽ không thể yêu nghề, gắn bó với nghề và sống hết mình với nghề mà mình đã lựa chọn. Từ đó, khó có thể tạo ra những giá trị hay lợi ích mà chúng ta hướng đến. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững và thịnh vượng của một tổ chức, doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về đạo đức nghề nghiệp cũng như những chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp. Hy vọng mỗi một cá nhân chúng ta sẽ nỗ lực hơn từng ngày và làm đúng với lương tâm, với đạo đức nghề nghiệp của mình để có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn!