Bệnh nhân nào được thanh toán tiền chuyển viện năm 2024

(LSVN) - Theo BHXH TP. Hà Nội cho biết, hiện nay, chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) chủ yếu được thanh toán khi bệnh nhân hoàn thành đợt khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiện có 05 trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Bệnh nhân nào được thanh toán tiền chuyển viện năm 2024

Ảnh minh họa.

Cụ thể, BHXH TP. Hà Nội cho biết, theo Điều 31 của Luật BHYT và Điều 4, Thông tư 09/2019/TT-BYT, ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế “Hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển tuyến thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám, chữa bệnh BHYT”, hiện có 05 trường hợp sau được thanh toán trực tiếp.

Thứ nhất, khám chữa, bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh không ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT.

Thứ hai, khám, chữa bệnh không trình đủ thủ tục quy định tại Điều 28, Luật BHYT. Thủ tục theo Điều 28 bao gồm:

Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh. Trường hợp thẻ chưa có ảnh, thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh nhân thân trước khi ra viện.

Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ ba, người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Thứ tư, trường hợp dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ BHYT.

Thứ năm, trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.

Cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp chịu trách nhiệm thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho các trường hợp nêu trên theo mức hưởng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.

BHXH TP. Hà Nội cũng lưu ý, hiện có một số trường hợp bệnh nhân xuất trình thẻ BHYT muộn so với quy định, nên không được thanh toán BHYT khi ra viện. Trường hợp này không thuộc đối tượng được chi trả trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Người bệnh cấp cứu được ưu tiên cứu chữa ngay kể cả trong trường hợp chưa đóng viện phí hoặc không có người nhà người bệnh đi kèm (theo Quy định phân loại ưu tiên xử lý người bệnh cấp cứu).

Bước 2: Sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định điều dưỡng hướng dẫn người nhà làm thủ tục nhập viện và sang phòng kế toán tạm ứng viện phí nếu bệnh nhân không có thẻ BHYT thực hiện như phần b, mục 2 của quy trình này.

*/ Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân không có thẻ BHYT, không có người nhà đi cùng, hoặc không tạm ứng được. Trong giờ hành chính kế toán thu viện phí có trách nhiệm báo lại BGĐ để có hướng giải quyết. Ngoài giờ hành chính kíp trực có trách nhiệm báo BGĐ.

2. Đối với người bệnh khám ngoại trú

a/ Người bệnh có thẻ BHYT

Bước 1: Khi bệnh nhân được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, dịch vụ không nằm trong danh mục thanh toán bảo hiểm thì phải nộp phí trước khi thực hiện.

Bước 2: Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh sang phòng viện phí thanh toán chi phí khám chữa bệnh.

Bước 3: Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn đi làm các thủ thuật hoặc các các xét nghiệm, cận lâm sàng…

Bước 4:

- Bệnh nhân được chỉ định vào viện điều trị hoặc chuyển viện: Thực hiện tiếp các bước của Quy trình vào viện, ra viện, chuyển viện và mục 3 của quy trình này.

- Bệnh nhân kê đơn thuốc điều trị ngoại trú: Nhân viên phòng khám hướng dẫn người bệnh đến quầy thanh toán BHYT để làm thủ tục và thanh toán khoản đồng chi trả (nếu có), nhận lại thẻ BHYT.

Bước 5:

- Người bệnh đến quầy thuốc lĩnh thuốc theo đơn.

b/ Người bệnh không có thẻ BHYT

Bước 1: Người bệnh đến khám bệnh sau khi được Bác sĩ các chỉ định xét nghiệm, thủ thuật, Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh mang phiếu chỉ định của bác sỹ sang phòng thu viện phí nộp lệ phí trước khi thực hiện các thủ thuật.

- Kế toán căn cứ vào chỉ định của bác sĩ để tạm thu mức tiền phù hợp theo bảng giá dịch vụ quy định.

Bước 2: Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn đi làm các thủ thuật hoặc các các xét nghiệm, cận lâm sàng…

Bước 3: Sau khi người bệnh thực hiện xong các chỉ định về thủ thuật, chỉ định cận lâm sàng quay về phòng khám bác sĩ phòng khám kết luận bệnh.

Bước 4:

*/ Trường hợp không phải nhập viện

- Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh, kê đơn hướng dẫn người bệnh mua thuốc.

- Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh sang phòng thu viện phí thanh toán.

- Kế toán đối chiếu số liệu trên bảng kê thanh toán với phần mềm, tiến hành thanh toán tiền và cấp Hóa đơn cho người bệnh.

*/ Trường hợp chuyển viện

- Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh, ghi phiếu chuyển viện.

- Trong giờ hành chính Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà người bệnh sang phòng kế toán thanh toán viện phí.

- Ngoài giờ hành chính Điều dưỡng kíp trực thực hiện thanh toán viện phí cho người bệnh.

- Trình Lãnh đạo bệnh viện ký giấy chuyển viện, đóng dấu, trả phiếu cho người bệnh. Thực hiện các bước theo quy trình chuyển viện.

*/ Trường hợp nhập viện điều trị nội trú

- Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân sang phòng kế toán tạm ứng (mức tiền 500.000 đến 3.000.000) và làm các thủ tục nhập viện theo Quy trình vào viện.

3. Thanh toán ra viện của người bệnh nội trú

Bước 1: Khi người bệnh có chỉ định ra viện, Điều dưỡng của khoa in bảng kê thanh toán và đối chiếu các chi phí theo hồ sơ, cho bệnh nhân ký xác nhận vào phiếu thanh toán và hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà người bệnh đến khu vực thanh toán viện phí. (Các khoa cho bệnh nhân ra viện buổi sáng trước 10h00, buổi chiều trước 15h30).

Bước 2: Kế toán đối chiếu số liệu trên bảng kê thanh toán với phần mềm, tiến hành thanh toán tiền và cấp Hóa đơn cho người bệnh