Nam tính nghĩa là gì

1. Nam tính, và cũng hư đốn lắm.

Manly, and also kind of a slut.

2. Bạn phải mạnh mẽ, cường tráng, nam tính.

You're expected to be strong, robust, macho.

3. Tôi đã vẽ về sự nam tính mà ta không được phô bày.

I talked about this masculinity that one need not perform.

4. Từ khi học đấu vật, dáng đi của mày có vẻ nam tính đấy nhỉ?

Since you all started wrestling your walk has become very manly

5. Hai - một người không liên tục cố thể hiện mình bằng cách tỏ ra nam tính...

Two - someone who isn't constantly trying to define himself by his masculinity...

6. Cô đang kìm nén lòng yêu mến... vì mái tóc vàng chẳng nam tính này hả?

Are you holding back your fondness Due to his unmanly blondness?

7. Nhưng tôi để hòn dái to hơn một chút để thể hiện sự nam tính của tôi.

But I made the balls a little larger as a tribute to my manhood.

8. Bố tôi không nam tính kiểu truyền thống, nên ông không dạy tôi cách sử dụng đôi tay.

See, my dad wasn't traditionally masculine, so he didn't teach me how to use my hands.

9. Vai diễn nam tính của Wiley được lọc qua những tư thế quyền lực và tâm linh này.

Wiley's portrayal of masculinity is filtered through these poses of power and spirituality.

10. Nam tính của loài người sẽ cân bằng tốt đẹp với nữ tính [Sáng-thế Ký 2:18].

Human masculinity is beautifully balanced by human femininity.

11. Hooc-môn là lý do tôi có giọng trầm ấm, hàng râu nam tính và chiếc cằm cương nghị.

Hormones are why I have a deeper voice and some sparse whiskers on my neck and a giant pimple on my chin.

12. Sự thiếu hụt hoặc tắc nghẽn các hormone nam tính [androgen] cũng có thể góp phần vào sự nữ hoá.

Deficiency or blockage of virilizing hormones [androgens] can also contribute to feminization.

13. Về khía cạnh nuôi dưỡng, các cuộc tranh luận thường cho rằng Nam tính không có một nguồn duy nhất.

On the nurture side of the debate, it is argued that masculinity does not have a single source.

14. Diễn giả nói: “Nhiều người lầm tưởng nam tính có nghĩa là chuyên chế độc đoán, cứng rắn hoặc có tính hung hăng của đàn ông.

“Many mistakenly equate masculinity with harsh domination, toughness, or machismo,” said the speaker.

15. Những đặc tính của Nam tính thường được xem như một ưu điểm cả trong và ngoài cộng đồng đồng tính, cho phép người đàn ông đồng tính “bặm trợn” che giấu xu hướng tình dục của họ lâu hơn trong khi vẫn có thể tham gia những hoạt động mang tính Nam tính như là các môn thể thao.

Masculine traits were generally seen as an advantage in and out of the closet, allowing "butch" gay men to conceal their sexual orientation longer while engaged in masculine activities such as sports.

16. Với chất giọng đầy nam tính, trầm và khàn ở quãng trung, Tuấn Hưng thường thể hiện các ca khúc về tình yêu với nhiều nốt cao.

In that gloomy and cold hour, When the soul is full of tumult, Man finds in you The spry joy of consolation.

17. 7 Rõ ràng vẻ đẹp bề ngoài, thân hình, vóc dáng hay sức lực tự chúng không tạo ra nam tính hay nữ tính đáng được chấp nhận.

7 Clearly, physical beauty, body shape, size, or strength do not of themselves impart acceptable masculinity or femininity.

18. Ban đầu, tiếng Nhật tham chiếu tới bất kì nhân vật hoặc người thật nào sở hữu các đặc điểm của nam tính và nữ tính là futanari.

Originally the Japanese language referred to any character or real person that possessed masculine and feminine traits as futanari.

19. Nghe này... không phải là tớ nghi ngờ gì về sự nam tính của mình nhưng tớ nghĩ là mình nên hú hí với 1 em nào ngay bây giờ.

Not that I'm insecure about my manhood or anything, but I need to hook up with a woman right now.

20. Sự công kích của xã hội về việc thể hiện Nam tính quá mức có thể được nhấn mạnh như tính ham mê quyền lực hay một thuật ngữ mới đang được sử dụng là “Nhiễm độc testosterone”.

Social disapproval of excessive masculinity may be expressed as "machismo" or by neologisms such as "testosterone poisoning".

21. Một ông già gầy yếu có thể trở nên hoàn toàn phục hồi tuổi thanh xuân đến mức ông ta có thể quay trở lại "những cử chỉ nam tính... lấy một người vợ mới và sinh thêm nhiều con."

A frail old man could become so completely restored that he could resume "all manly exercises ... take a new wife and beget more children."

22. Góc nhìn này thì đối lập với góc nhìn của Dudink; Dudlink kêu gọi cho “một phong trào đường vòng” hướng về Lịch sử của Nam tính, để bù đắp cho những sai lầm mà ông đã nhận thấy trong quá trình nghiên cứu..

This view is contrary to Dudink’s; the latter called for an "outflanking movement" towards the history of masculinity, in response to the errors he perceived in the study.

23. Hard rock đôi khi bị cộp mác là cock rock do công khai đề cao nam tính và dục tính, cũng như vì lịch sử trình diễn, tiêu thụ thể loại nhạc này chủ yếu bởi nam giới: trong trường hợp người nghe, những người da trắng, thanh niên tầng lớp lao động nói riêng.

Hard rock has sometimes been labelled cock rock for its emphasis on overt masculinity and sexuality and because it has historically been predominantly performed and consumed by men: in the case of its audience, particularly white, working-class adolescents.

24. Theo Stibbe, mặc dù tờ tạp chí dường như tập trung về các vấn đề của sức khỏe, nó cũng khuyến khích cách ứng xử mang tính Nam tính truyền thống như là việc tiêu thụ nhiều thức ăn đóng gói và thịt, việc tiêu thụ bia rượu và hoạt động tình dục không an toàn.

According to Stibbe, although the magazine ostensibly focused on health it also promoted traditional masculine behaviors such as excessive consumption of convenience foods and meat, alcohol consumption and unsafe sex.

25. Tuy nhiên đối với các quan chức và học giả người Hán, kiểu tóc mới này đáng xấu hổ và luồn cúi [vì nó vi phạm một nguyên tắc của Nho giáo là giữ gìn thân thể], trong khi với những người dân thường thì việc cắt tóc cũng giống như là đánh mất sự nam tính của họ.

For Han officials and literati, however, the new hairstyle was shameful and demeaning [because it breached a common Confucian directive to preserve one's body intact], whereas for common folk cutting their hair was the same as losing their virility.

26. Những sự phát triển gần đây là việc mô tả người đàn ông đồng tính trong cộng đồng LGBT như “những con gấu”[“bears”], một cộng đồng nhỏ của những người đàn ông đồng tính ủng hộ tính Nam tính “bặm trợn” của người đồng tính và “đặc tính tình dục thứ cấp của giống đực: có râu, có lông cơ thể, người cân đối, hói đầu".

A recent development is the portrayal of gay men in the LGBT community as "bears", a subculture of gay men celebrating rugged masculinity and "secondary sexual characteristics of the male: facial hair, body hair, proportional size, baldness".

Vào tháng 9 năm 2020, trong mục Điểm tuần của VTV24 với tiêu đề Chuyện đánh ghen và nói tục[1], BTV Việt Hoàng bình luận về sự việc đánh ghen xảy ra vào thời điểm đó như sau:

“Cuộc chiến sức mạnh để giành bạn tình vốn là nét đẹp của tự nhiên. Và bản năng đó vẫn tồn tại ở cả loài người. Nhưng khác với thế giới động vật, nơi những trận chiến chủ yếu dành cho những quý ông. Công khai và sòng phẳng. Thì ở xã hội chúng ta, lại thường xuất hiện giữa những quý bà. Lén lút và bất ngờ.”

Chuyện đánh ghen và nói tục được cho là ngầm ẩn nhiều thông điệp định kiến giới tính. Tại bình luận trên, có thể thấy rõ ràng rằng trong khi tính nam [masculinity], đại diện bởi hình ảnh “quý ông”, được gán với sự sòng phẳng và công khai, thì tính nữ [femininity], đại diện bởi hình ảnh “quý bà”, được cho là có những đặc tính như bất ngờ và lén lút.

Nhận định về định kiến có tính chất giới như trên không phải là không có căn cứ. Trong suốt lịch sử của văn học và văn hoá, những định kiến như vậy là rất phổ biến. Tác phẩm Orientalism[2] của học giả văn hoá Edward W. Said, phê phán dự án “khai phá văn minh” đầy bạo lực của thực dân phương Tây đối với vùng Cận Đông, chỉ ra chiến lược áp đặt tư tưởng thuộc địa phổ biến là gán phương Tây với sự nam tính và phương Đông với sự nữ tính. Sự nam tính ở đây ám chỉ tính chất duy lý, chủ động và tiến bộ, ngược lại với sự duy cảm, bị động và nhục dục, được cho là thuộc về sự nữ tính.

Thái độ trước chuyện đánh ghen của hai giới cũng đầy định kiến:

Chuyện nữ giới đi đánh ghen được dân gian xem như chuyện nội tình lục đục của một gia đình. Trong bức tranh Đông Hồ Đánh ghen, bối cảnh của cuộc đụng độ giữa hai người phụ nữ bị gói gọn trong quang cảnh sân vườn của một gia đình quyền thế với bức bình phong và cây cổ thụ. Người vợ búi tóc vì không muốn người kia nắm được tóc của mình, cầm kéo chĩa vào đối thủ vì người xưa quan niệm kỵ nhất là đàn bà bị cạo đầu bôi vôi. Người tình nhân thì ngang nhiên loã lồ thân thể, thể hiện thái độ khiêu khích trong sự bảo vệ của người chồng. Điều đặc biệt nhất là trong bi kịch gia đình diễn ra toàn bộ trước mắt người con trai như vậy, người chồng vẫn không ngần ngại đặt tay lên bầu ngực của bồ.

Nam giới đánh ghen, trong khi đó, được mô tả dưới dạng một trận đánh truyền thuyết đầy tính anh hùng ca. Thuỷ Tinh mang sính vật đến sau, không được trở thành con rể của vua Hùng, bèn đem quân đi đánh ghen với Sơn Tinh – người đến trước. Hai người đàn ông tranh giành nhau một người phụ nữ, tình cờ lại có sức mạnh thần thánh có thể dời non lấp biển. Vì vậy, trận đánh của họ trở thành phép ẩn dụ ám chỉ cuộc đụng độ nhiều thiên nhiên kỷ giữa con người với thiên nhiên.

Hình 1: Tranh Đông Hồ “Đánh ghen”. Hình 2: Đại chiến Sơn Tinh Thuỷ Tinh, tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập 1.

Khi nói về các cặp nhị nguyên nam-nữ, nam tính-nữ tính, chúng ta thường hay hiểu rằng hai thành tố trong các cặp này có vị trí ngang bằng nhau và tồn tại độc lập với nhau. Tuy vậy, trong bài phỏng vấn Choreographies[1] giữa nhà báo Christie McDonald và triết gia Pháp Jacques Derrida, Derrida cho rằng trong một xã hội phụ hệ – hệ thống xã hội thống trị ở hầu hết các khu vực trên thế giới, người nam và tính nam là những yếu tố được đặt ở trung tâm; trong khi đó, người nữ và tính nữ bị gạt ra ngoài lề, trở thành “kẻ khác”. Tính nam định vị chính mình thông qua “kẻ khác”, định nghĩa chính mình thông qua cái không phải là mình. Ví dụ, nam tính được coi là không ủy mị, không dễ dàng bộc lộ cảm xúc.

Tuy nhiên, nhận định này vẫn chưa đầy đủ. Trong cuốn sách Masculinities[2] của nhà xã hội học R. W. Connell, tính nam không phải một phạm trù đơn nhất. Nội trong tính nam có thứ tự quyền lực của nó:. Một loại nam tính bá quyền đang lề hoá các loại nam tính khác.

Hai câu chuyện trên là minh chứng rõ ràng cho việc định kiến giới là một vấn đề đã được bồi đắp và kiến tạo thông qua văn học và văn hoá trong suốt hàng ngàn năm. Vì vậy thật khó để đương đầu và chiến thắng nó chỉ trong một vài thập kỷ gần đây khi các phong trào Nữ quyền giành được vị trí của mình trên vũ đài chính trị. Là một vấn đề lâu năm, tuy nhiên không có nghĩa rằng định kiến giới xuất phát từ bản chất tự nhiên của giới tính nam-nữ.

Định kiến giới xuất phát từ bản thân sự tồn tại của các cặp nhị nguyên nam-nữ, nam tính-nữ tính. Chúng ta thường hay hiểu hai thành tố cấu thành nên một cặp nhị nguyên có vị trí ngang bằng nhau và tồn tại độc lập với nhau. Tính nam cân bằng với tính nữ, người nam và người nữ tồn tại độc lập và được định vị bởi những bản chất tự nhiên cố định. Lập luận này làm lộ ra vấn đề rằng với toàn bộ sự khác biệt giữa nam và nữ như vậy, ta sẽ không thể so sánh tính chất và phẩm chất của hai giới dựa trên cùng một hệ quy chiếu. Ta sẽ không thể nói phẩm chất A của người nam đối lập với phẩm chất B của người nữ. Ta sẽ không thể nói người nam giỏi việc X hơn người nữ, và ngược lại, người nữ giỏi việc Y hơn người A.

Nam-nữ, nam tính-nữ tính không phải những phạm trù có vị trí cân bằng với nhau. Trong bài phỏng vấn Choreographies[3] giữa nhà báo Christie McDonald và triết gia Pháp Jacques Derrida, Derrida cho rằng trong một xã hội phụ hệ, người nam và tính nam là những yếu tố được đặt ở trung tâm; trong khi đó, người nữ và tính nữ bị gạt ra ngoài lề, trở thành “kẻ khác”. Tính nam định vị chính mình thông qua “kẻ khác”, định nghĩa chính mình thông qua cái không phải là mình.

Cấu trúc trung tâm-lề như trên rất khó bị lật nhào và xoá bỏ, vì nó đã bám rễ vào toàn bộ lịch sử tư tưởng. Yếu tố trung tâm thường được gắn liền với tự nhiên, chân lý, tiêu chuẩn và cái đẹp; yếu tố lề bị định nghĩa bởi trung tâm, bị bỏ qua, đàn áp, bị cho là yếu tố phụ không quan trọng. Giống như trong phóng sự của VTV24, tính nam được gắn liền với nét đẹp của tự nhiên – công khai và sòng phẳng, còn tính nữ bị mô tả với sự dị biệt và có tính vấn đề – lén lút và bất ngờ.

Derrida vì thế nhận định, khi một người phụ nữ đứng lên và đối đầu trực diện với tính nam, cô ấy vẫn tự gieo mình vào cấu trúc trung tâm-lề, tự định vị mình là yếu tố khác so với tính nam, từ đó công nhận quyền lực cấu trúc của tính nam.

Nam tính bá quyền

Nam tính bá quyền [hegemonic masculinity] là thuật ngữ được sử dụng bởi nhà xã hội học R. W. Connell. Trong cuốn sách Masculinities[4] của tác giả, tính nam không phải một phạm trù đơn nhất. Có thể nói sự bá quyền của nam tính đang lề hoá nữ tính, nhưng nhận định này là chưa đủ. Nội trong tính nam có thứ tự quyền lực của nó. Một loại nam tính bá quyền còn đang lề hoá các loại nam tính khác.

Trong khám phá về thứ bậc quyền lực của các loại tính nam, Connell chia tính nam thành 3 bậc: Nam tính bá quyền, nam tính thứ cấp [subordinated masculinity] và nam tính lề hoá [Marginalized masculinity].

Nam tính bá quyền được Connell định nghĩa là hiện thân của một tập hợp các thực hành xã hội mang tính giới có tác dụng duy trì quyền lực của người nam đối với người nữ, và bảo tồn chế độ phụ hệ. Kiểu nam tính này trùng khớp với hình dung của xã hội phụ hệ về một người đàn ông hoàn hảo trên cả phương diện ngoại hình và phẩm chất. Nam tính bá quyền thường trùng khớp với hình ảnh của người đàn ông phương Tây xuất hiện trong các bộ phim hành động, với cơ bắp, hình xăm, có gia đình hoặc trong các mối quan hệ với nữ giới, điêu luyện trong chuyện giường chiếu, v.v.

Nam tính thứ cấp ám chỉ những người đàn ông có ngoại hình và phẩm chất thiên tính nữ. Họ thiếu sự hấp dẫn về mặt tình dục so với những người có nam tính bá quyền. Nam tính thứ cấp thường trùng khớp với hình ảnh của người đồng tính và người thuộc nhóm LGBTQ+ da trắng.

Nam tính lề hoá chỉ những người đàn ông có xuất thân thuộc nhóm sắc tộc, chủng tộc không phải da trắng. Họ thường xuyên bị mô tả là suy nhược, yếu đuối và kém hấp dẫn hơn hai nhóm phía trên.

Cả ba loại nam tính này, mặc dù đứng ở các vị trí quyền lực khác nhau, song đều được sử dụng để áp đặt sự thống soát lên người phụ nữ, và lên tính nữ. Có thể thấy rất rõ ràng rằng người đàn ông được xếp vào nhóm nam tính bá quyền là người đàn ông hoàn toàn không mang tính nữ. Các nhóm nam tính yếu thế hơn thường được gán với những đặc điểm nữ tính hơn.

Connell nhấn mạnh với chúng ta rằng xét về mặt tự nhiên, tính nam và tính nữ hoàn toàn là những khái niệm không có thật. Chúng là những giá trị xã hội được gán vào thực hành của con người cốt để phân loại dân số vào các nhóm quyền lực khác nhau, từ đó trật tự của chế độ nam quyền được bảo tồn và trao thẩm quyền mạnh mẽ.

Nguồn ảnh: pinterest

Cụm từ bá quyền [hegemony] được Connell mượn của triết gia Marxist người Ý Antonio Gramsci. Bá quyền không có nghĩa là nhóm này sử dụng bạo lực vật lý lên nhóm khác để duy trì quyền lực của mình. Ở đây, quyền lực của một nhóm có được sự đồng thuận và thoả hiệp của số đông trong xã hội thông qua những thiết chế công cộng và thiết chế văn hoá như trường học, bệnh viện, toà án, báo chí, v.v.

Tính chất áp chế dựa vào sự đồng thuận như vậy khiến cho thứ bậc quyền lực phía trên rất khó bị xê dịch.

Nữ tính bá quyền

Phê phán công trình của Connell thiếu vắng sự quan tâm đến tính nữ, nhà xã hội học giới tính Mimi Schippers đã viết về khái niệm nữ tính bá quyền [hegemonic femininity]. Trong công trình Recovering the feminine other: masculinity, femininity, and gender hegemony[5], Schipper định nghĩa nữ tính bá quyền là một ý niệm trùng khớp với sự nữ tính theo nghĩa truyền thống: tính tình ngọt ngào, khiêm tốn, có ngoại hình ưa nhìn và thu hút về mặt tình dục.

Schippers nhấn mạnh, sự tồn tại của nữ tính bá quyền không thể hiện sự bình đẳng về giới. Nữ tính bá quyền không phải yếu tố nhị nguyên tồn tại bình đẳng với nam tính bá quyền, mà nó là đòn bẩy giúp hợp thức hoá thêm một lần nữa quyền lực của nam tính và chế độ nam quyền. Khi một người phụ nữ tin vào những phẩm chất họ phải đáp ứng cốt để làm hài lòng người đàn ông, và rộng hơn là làm hài lòng xã hội, sự đồng thuận với chế độ nam quyền ngày càng được làm vững chắc.

Như vậy, mặc dù có tính chất bá quyền so với các loại nữ tính khác, nữ tính bá quyền vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ cấp so với nam tính bá quyền. Nó chính là sự thích nghi của nữ giới đối với quyền lực của nam giới. Tương tự như cấu trúc quyền lực trong sự nam tính, đứng dưới nữ tính bá quyền là nữ tính thứ cấp [subordinated femininity] và nữ tính lề hoá [marginalized femininity].

Tuy nhiên, khi cố gắng đặt tất cả các dạng thức của tính nam và tính nữ trên cùng một kim tự tháp quyền lực, ta sẽ thấy thật khó để đánh giá thứ bậc của các loại tính nam và tính nữ yếu thế. Thay vì được xếp theo một chiều dọc tuyến tính từ trên xuống dưới, Schippers cho rằng những dạng thức này có mối quan hệ phức tạp và cần được đánh giá tuỳ thuộc vào văn cảnh xã hội.

Một người phụ nữ da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu, sống ở châu Âu và một người đàn ông da đen thượng lưu sống ở châu Phi, ai là người có nhiều quyền lực hơn? Để có thể trả lời câu hỏi này, lăng kính về giới là chưa đủ. Với Mimi Schippers, trong văn cảnh toàn cầu, bất bình đẳng giới vừa bị chi phối, vừa đan quyện với bất bình đẳng giai cấp, chủng tộc, xu hướng tính dục, v.v., trở thành một cấu trúc bất công khổng lồ.

Đặt câu hỏi về nữ tính bá quyền là gợi ý cho câu hỏi về toàn bộ cấu trúc căn tính mà mỗi chúng ta đều thuộc về. Ta sẽ thấy định kiến xuất phát từ chính sự phân hoá và xếp loại con người thành những nhóm khác nhau trên phương diện quyền lực. Tính nam và tính nữ là hai trong số rất nhiều những tiêu chuẩn tưởng tượng cấu thành nên địa vị xã hội của mỗi người, và có tác động trực tiếp tới đời sống thực tế của chúng ta.

C.

————————-

Tài liệu tham khảo

[1] Derrida, J. & McDonald, C. [1982]. Interview: Choreographies: Jacques Derrida and Christie V. McDonald. Diacritics, 12[2], 66-76.

[2] Connell, R. W. [1995]. Masculinities. University of California Press.

[3] Schippers, M. [2007]. Recovering the feminine other: Masculinity, femininity, and gender hegemony. Theory and Society, 36[1], 85-102.

————————-

Lưu ý: Bài viết do cộng tác viên thực hiện và không nhất thiết phản ánh quan điểm của CEPEW

Video liên quan

Chủ Đề