Thời điểm đề nghị thỏa thuận giao kết là gì năm 2024

Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản. Đối với hợp đồng phải được công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm được chứng nhận, chứng thực, đăng kí, cho phép.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Theo khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.

Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

[Khoản 2 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015]

2. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

Cụ thể tại khoản 1 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

- Do bên đề nghị ấn định;

- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Ngoài ra, các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác

[Khoản 2 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015]

3. Các trường hợp thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

- Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Ngoài ra, khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

4. Có phải im lặng là đồng ý chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không?

Theo khoản 1 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Tuy nhiên, nếu bên được đề nghị thể hiện im lặng thì sự im lặng đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. [Khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015]

Vậy nếu có thỏa thuận hoặc thói quen đã được xác lập giữa các bên thì khi đó, im lặng là đồng ý chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

5. Các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

- Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;

- Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

- Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

- Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

- Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

[Điều 391 Bộ luật Dân sự 2015]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Có rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến giao kết hợp đồng doanh nghiệp cần chú ý. Trong đó, thời điểm giao kết hợp đồng là thông tin đặc biệt quan trọng. Nó cho biết thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

I. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm nào?

Trước khi tìm hiểu các quy định về thời điểm giao kết hợp đồng, chúng ta cần hiểu “giao kết hợp đồng” là gì?

Hiện nay, các văn bản pháp luật Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ một khái niệm nào về giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, có thể hiểu giao kết hợp đồng là việc các bên tham gia giao dịch dân sự bày tỏ ý chí với nhau về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của họ trong hợp đồng, theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, không trái với pháp luật.

Bài viết liên quan: Hình thức giao kết hợp đồng và tất cả những thông tin cần biết

Thông thường, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì thời điểm giao kết hợp đồng dân sự chính là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Nghĩa là, kể từ thời điểm đó, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo như nội dung trong hợp đồng.

Cụ thể, Điều 400 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:

Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.

Như vậy, nếu hình thức giao kết của hợp đồng khác nhau thì thời điểm để hợp đồng được giao kết cũng được xác định khác nhau:

Hình thức giao kết Thời điểm hợp đồng được giao kết Giao kết bằng lời nói Thời điểm các bên thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Giao kết bằng văn bản Thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Giao kết bằng lời nói sau đó được xác lập bằng văn bản Thời điểm được xác định theo Khoản 3 Điều 400 Bộ Luật Dân sự 2015 ở trên.

Bên cạnh các quy định về thời điểm giao kết hợp đồng, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến quy định về hiệu lực của hợp đồng tại điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015:

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là khác nhau. Trong trường hợp, hợp đồng được giao kết hợp pháp và không có sự thỏa thuận khác hoặc có quy định khác của pháp luật, thì hiệu lực của hợp mới chính là thời điểm giao kết hợp đồng.

II. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng

Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý quan trọng, bởi vì điều đó giúp xác định được điều kiện và hoàn cảnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Cụ thể như sau:

  • Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác. Ví dụ: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản;…
  • Thời điểm giao kết hợp đồng là căn cứ để xác định đối tượng của hợp đồng. Chẳng hạn, nếu tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán chưa có vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc đã có nhưng bên bán chưa xác lập quyền sở hữu thì hợp đồng đó là hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai.

Theo đó, cách thức xác định về tài sản là đối tượng của hợp đồng sẽ khác nhau. Bởi lẽ, cách thức xác định về tài sản hình thành trong tương lai hoàn toàn khác với cách thức xác định tài sản có sẵn.

  • Thời điểm giao kết hợp đồng là căn cứ để xác định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không thỏa thuận về giá, hoặc xác định giá của dịch vụ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá của dịch vụ.

III. Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại được xác định khi nào?

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại không có quy định riêng, do đó, quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 về nguyên tắc hợp đồng, thủ tục giao kết, thời điểm hợp đồng giao kết được lấy làm cơ sở pháp lý khi các bên tham gia giao kết quan hệ mua bán hàng hóa.

Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được xác định như sau:

  • Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  • Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Bài viết liên quan: Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Pháp luật quy định thế nào về đề nghị giao kết hợp đồng?

Như vậy, kể từ thời điểm hợp đồng thương mại được giao kết hợp pháp, hợp đồng phát sinh hiệu lực hoặc theo thỏa thuận giữa các bên hoặc pháp luật có quy định khác, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác.

IV. Thời điểm giao kết hợp đồng điện tử

Hiện nay, hợp đồng được ký bằng phương tiện điện tử đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi lợi ích nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, quy định về thời điểm giao kết hợp đồng được ký bằng phương tiện điện tử cũng là vấn đề doanh nghiệp nên quan tâm tìm hiểu.

Đối với hợp đồng điện tử, ngoài quy định tại Bộ Luật Dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, điển hình là Điều 19 Luật Giao dịch điện từ 2005 quy định thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu như sau:

Điều 19. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận;

2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch”.

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013, quy định:

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.

Theo đó, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu được hiểu là “thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra”. Nếu người nhận nhận chứng tử điện ở một địa chỉ khác thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ là thời điểm họ truy cập vào chứng từ điện tử tại địa chỉ mới và biết rõ về việc chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này.

Hiểu một cách khác, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể thì thời điểm nhận chứng từ điện tử sẽ là thời điểm “chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được”.

Tuy nhiên, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ khác với thời điểm giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng điện tử, thời điểm giao kết sẽ là thời điểm bên cuối cùng chấp nhận thỏa thuận bằng phương thức điện tử bằng cách dùng chữ ký số hoặc mã OTP… để xác nhận vào hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời điểm này sẽ được lưu trữ trên phần mềm, đảm bảo độ chính xác cao.

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

Xem thêm: Chủ thể giao kết hợp đồng là gì? Được pháp luật quy định như thế nào?

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

MISA AMIS Wesign – Nền tảng ký tài liệu số tiên phong và uy tín nhất Việt Nam

MISA AMIS Wesign là giải pháp chuyển đổi số, tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng giữa cá nhân và tổ chức. Với MISA AMIS Wesign, doanh nghiệp có thể thực hiện ký kết nhiều loại hợp đồng, tài liệu khác nhau: Hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, vận chuyển, chứng từ, hóa đơn, xác nhận,…

Chủ Đề