Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

Rome rộng lớn và già cỗi quá, có quá nhiều điều về Rome mà mình chắc chắn chả nhớ nổi, chẳng biết bắt đầu từ đâu. Thôi thì ghi nhanh lại một trong những điều mình yêu nhất ở Rome đã.

Chuyến tầu từ Florence đi Rome chỉ hết một giờ rưỡi, rất tiện lợi và dễ chịu. Rome sôi sục giữa cái nắng như thiêu như đốt vào buổi trưa. Sự bừa bộn của giao thông, cái chất nóng nảy của dân Ý như làm cho không khí càng thêm ngột ngạt. Ý vẫn luôn thế, như lần đầu mình tới vào 1998, một thế giới hoàn toàn khác so với Thuỵ Sĩ bình yên “chất lượng cao”. May là khách sạn nằm ở một con phố yên tĩnh, đẹp và mát mẻ.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

TÒA THÁNH VATICAN

Hello from Vatican, the smallest country in the world!

Nhà mình dành nguyên một buổi cho Vatican. Nếu bạn đi thăm Vatican thì nên mua online trước tour loại “skip the line”, để khi đến được dẫn vào nhanh hơn mà không phải xếp hàng bởi vì mỗi ngày có tới 15.000 người thăm nên thời gian chờ thật là kinh khủng. Phí để được ưu tiên vào nhanh là 160 Euro cho gia đình 4 người (có trẻ em), ngoài ra, khi tới nơi sẽ phải mua thêm vé vào cổng nữa. Ở đây khách có thể mua vé theo tour thăm những điểm mà mình muốn theo nhu cầu riêng, tuy nhiên, bốn điểm quan trọng ở Vatican mà khách nên thăm, đó là…

Bảo tàng Vatican. Đây là một dãy dài các phòng, nối thành một hành lang sâu hút với chiều dài bằng chiều dài của một sân bóng đá, hai bên có trưng bầy những tác phẩm điêu khắc cực kỳ tinh xảo, có giá trị lịch sử lớn, tuổi thọ trên 2000 năm. Trần nhà và hai bên tường là những bức vẽ, dệt, kết hợp với điêu khắc, đẹp nguy nga. Đặc biệt, phần trần nhà còn có nhiều bức vẻ, tạo hình ảnh ba chiều tuyệt vời đến độ có thể đánh lừa mắt người, nếu không có hướng dẫn viên giới thiệu thì ai cũng nghĩ đó là tác phẩm điêu khắc chứ không phải vẽ. Thật đáng kinh ngạc!

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

Nhà nguyện Sistine – báu vật của Vatican. Đây là nơi được giữ gìn hết sức cẩn trọng vì ngoài giá trị tâm linh, đó còn là nơi sở hữu tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị của thế giới – những bức vẽ – kiệt tác của Michelangelo cho trần và tường nhà nguyện, hơn 5 thế kỷ trước. Đây cũng là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng của Vatican. Trong nhà nguyện Sistine, khách không được phép quay phim, chụp ảnh.

Thánh Đường Peter – hay còn được coi là nhà thờ lớn nhất thế giới mà người ta đã phải mất 150 năm mới hoàn thiện được. Phía trong nhà nhờ hoàn toàn được thiết kế và trang trí với những tác phẩm điêu khắc có xuất xứ từ 5 tới 8 thế kỷ trước, như các tác phẩm của kiến trúc sư – nhà điêu khắc – hoạ sĩ tài ba Michelangelo hoặc Bernini. Đây còn là nơi các Giáo Hoàng yên nghỉ và hàng ngày, nhà thờ ở đây vẫn tổ chức làm lễ vào 5 giờ chiều.

Quảng trường Thánh Peter. Một quảng trường rộng mênh mông mà từ đây, khách có thể ngắm được tổng thể kiến trúc của Vatican, một hình ảnh quen thuộc mà ta thường thấy vào những sự kiện quan trọng liên quan tới Toà Thánh và Giáo Hoàng.

Khi mua tour, khách có thể mua theo nhóm có hướng dẫn viên nói thứ tiếng mà mình cần, mỗi nhóm chừng 20 khách, được trang bị tai phone, tổ chức tốt, hoàn hảo. Nhà mình đã thăm Ý trước đây nhưng mình chưa lần nào tới Vatican. Đây là một chuyến đi rất thú vị cho cả nhà.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

NHÀ THỜ Ở ROME

Rome có tới gần 1000 nhà thờ. Thật đáng kinh ngạc.

Bạn tới Rome và sẽ đôi lúc cảm thấy bối rối bởi không phân biệt được rõ ràng lắm những tên gọi dành cho các nhà thờ như Thánh Đường (“basilica”), Nhà Thờ Lớn (“cathedral”), Nhà Thờ (“church”), Nhà Nguyện (“chapel”). Mình không phải người thực hành đạo Thiên Chúa nên mình vẫn tưởng Thánh Đường thì đơn giản là rộng lớn, nguy nga và quan trọng hơn là Nhà Thờ Lớn, Nhà Thờ và Nhà Nguyện, vì thế mình hỏi và được giải thích như sau.

“Basilica” không phải là một cụm từ chỉ tầm quan trọng cao hơn mang ý nghĩa tôn giáo mà nó đơn thuần là tên gọi dành cho kiểu nhà thờ có kiến trúc đặc biệt là có hình chữ nhật, trong có hai hàng cột trụ đá lớn, bố cục thường là một cổng vào chính có một cánh cửa mang ý nghĩa tâm linh lớn gọi là “Holly Gate”, hai bên có hai lối đi rộng như hai sảnh thông vào gian chính giữa, ở trung tâm nhà thờ thường là một ban thờ lớn và phía cuối, trong cùng là nơi lễ được tổ chức. Tóm lại, đây là một từ thiên về sắc thái kiến trúc hơn là tôn giáo. “Basilica” thường rộng lớn và được chú trọng đặc biệt về mặt mĩ thuật, thường có nhiều tác phẩm của những danh hoạ hay nhà điêu khắc nổi tiếng.

Ở Châu Âu, các nhà nguyện – là nhà thờ có qui mô kiến trúc cực nhỏ – thường được xây dành cho cụm dân nhỏ, đặc biệt nhưng nơi xa phố thị. Ở ngoại ô ở Thuỵ Sĩ, mình đã thấy có những nhà nguyện nằm khuất sâu trên khoảng đồi vắng, giấu mình như dành riêng cho một nhà tu hành, bí hiểm như trong truyện cổ tích.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

Đấu Trường La Mã thực ra đã bị phá hủy quá nhiều, nằm sát với con đường xe chạy khá ồn ào của thành phố. Nó được xây dựng vào năm 72 sau Công Nguyên và hoàn tất trong 8 năm với tên gọi mang ý nghĩa là hai nhà hát ghép với nhau (tạo thành hình tròn).

Đấu Trường là nơi tiêu khiển miễn phí cho mọi tầng lớp trong xã hội, chỉ khác là khán giả được phân chia theo khu vực và theo giai cấp, giới tính. Chỗ trang trọng và gần với sàn đấu nhất đương nhiên dành cho Hoàng Đế, phụ nữ là phó thường dân sẽ ở tầng trên cùng, tách khỏi đàn ông. Đấu trường thời đó được xây dựng không chỉ để dành cho Hoàng Đế và quần thần tiêu khiển mà còn có mục đích chính trị, cũng giống như mọi chính trị gia lên nắm quyền, họ đều muốn đem lại gì đó để lấy lòng dân chúng, thời đó cũng vậy, ngoài bánh mì, an ninh, đấu trường là một món quà tiêu khiển Hoàng Đế dành cho dân, một phần hòng vuốt ve những thế lực luôn nhăm nhe nổi loạn.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

Đấu trường tổ chức không chỉ các trận đấu giữa các đấu sĩ mà còn có một trò man rợ khác là thả ác thú ra để chúng tấn công các đấu sĩ mà trong số các nạn nhân khốn khổ có nhiều người là người theo đạo Thiên Chúa – lúc đó đang bị thanh trừng.

Các đấu sĩ lúc đó không phải là đấu sĩ chuyên nghiệp mà là 20.000 tù binh chiến tranh Hoàng Đế giải về đây. Trò man rợ này giết chết không biết bao nhiêu người và vật. Người ta có thể bắt gặp một con số ước lượng nào đó như vài trăm nghìn người nhưng theo các nhà khảo cổ thì không có bằng chứng chính xác là bao nhiêu người đã từng bị giết hại ở đấu trường, chỉ biết là rất nhiều, trong đó, 20.000 tù binh là một con số chắc chắn.

Cái sàn trông như 1/10 hình nguyệt kia trước đây được kéo dài và kín khắp cả hình tròn rộng lớn, nơi là sàn đấu.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

Phía chính giữa, nơi có những ngăn tường nham nhở là tầng hầm, sàn đấu nằm trên tầng hầm mà phía dưới được chứa cả cát để thấm máu của người và vật. Ở gần sát, phía trên mảnh 1/10 hình nguyệt (sàn đấu) là một phần khán đài với bậc ngồi ít ỏi còn sót lại, trước đây khán đài với bậc ngồi này cũng kéo dài kín một vòng đấu trường và được ngăn với sàn đấu bằng một tấm lưới.

Ngày nay, hàng năm Giáo Hoàng vẫn giữ lệ tới cầu nguyện ở đấu trường bởi nơi này từng có quá nhiều người bị thảm sát man rợ. Khách du lịch thì tới vì tò mò, vì muốn được chứng kiến tận mắt một nơi mình từng thấy trên phim ảnh về đấu trường Lã Mã một thời đẫm máu.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

DÂN Ý SAU VÔ LĂNG

Không biết mọi người có để ý không nhưng nếu ai đó bị taxi đòi 48 Euro (thời giá hiện nay) cho một cuộc taxi về khách sạn hay đến điểm nào đó trong thành phố thì nhớ là họ đang chém đẹp theo bảng giá qui định cho một cuốc taxi với khoảng giữa sân bay và trung tâm phố. Taxi ra sân bay hoặc từ sân bay về phố được qui định một mức giá không đổi là 48 Euro, còn di chuyển giữa các điểm trong phố thì theo công-tơ-mét, rẻ hơn nhiều vì khoảng cách chẳng bao giờ như ra sân bay cả.

Ở các điểm đón khách đi taxi ở Rome có taxi dù, tự ra giá và chặt chém, khách không nên nhận lời những cò đến mời mà nên xếp hàng ở đúng điểm, chờ đến lượt mình. Mình không thích cảm giác đi xe dù, vậy thôi.

Ở Ý, đàn ông cũng sẵn sàng thò cổ ra chửi láo với một phụ nữ đang lưu thông trên đường, như ở Việt Nam, đừng bị shock.

Chỉ ở Rome mình mới thấy lái xe bấm còi inh ỏi, đòi giành đường với một xe cứu thương. Ôi, thật là bó tay !!!

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

QUÁN NGON Ở ROME

Quản lý nhà hàng gia đình Ý, gần đền thờ Pantheon này lại là một anh người Ai Cập. Anh làm thuê cho họ nhưng anh làm việc hết mình, nhiệt tình từ khâu mời khách tới việc tự mình lao vào bếp bưng bê. Trên ảnh, anh đang cắt bỏ lớp muối nướng cứng đơ trên con cá nướng muối của mình.

Đây là một nhà hàng nằm kẹp giữa muôn vàn những nhà hàng khác, trên con phố sau lưng khách sạn mình ở. Trưa đầu tiên đến Rome, vì sợ nhóc mệt nên mình không muốn ngó nghiêng nhiều mà khi được mời, mình bước vào đại bên trong. Phải nói là ban đầu mình cảm thấy không thoải mái vì bị mời, chèo kéo từ bên ngoài cửa, bước vào trong lại thấy một bà trên tuổi sồn sồn, trông hơi dữ tợn, một kiểu dữ tợn đặc trưng Địa Trung Hải, mình ngại.

Sau bữa ăn, được no nê rồi thì mình mới kịp nhận ra là mình thích nó. Quán được bài trí khá đẹp mắt, dù nhỏ nhưng có thể thấy chủ quán bỏ nhiều tâm huyết vào đó, một chút mộc mạc của đồng quê Ý, một chút cổ kính của kiến trúc Ý, một chút vui vui thư giãn qua cái cách họ treo chân dung của những nhân vật nổi tiếng trong điện ảnh Ý bên các món ăn truyền thống Ý. Đặc biệt, đây là quán ăn đầu tiên ở Ý mà mình thấy đầu bếp hẳn là người yêu nghề.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

Mình ăn ở đây 4 ngày tròn và chưa một bữa nào món ravioli (mì Ý dạng vuông nhỏ, giữa có nhồi pho mát ricotta và rau chân vịt) đổi vị, nước xốt kem có thoảng vị cà chua luôn béo ngậy, chua nhẹ, chuẩn đến từng hạt muối, chưa lần nào mặn hay nhạt.

Một điều không thể không nói đến nữa là giá cả. Chả hiểu vì lý do gì mà hàng này lại có giá cả mềm hơn những hàng khác cùng dãy. Một con cá vược nướng muối như thế này có giá 18 euro, thêm salad, bánh mì, ở Venice, con cá như thế này giá 28 – 30 Euro.

Các món ở hàng này nấu đều đúng vị và vừa vặn, ngon miệng. Mình còn đặc biệt thích một món ăn vặt nữa, đó là chèm chẹp và ngao luộc kiểu Ý. Ngao và chèm chẹp được làm chín trong nước luộc có bơ, rượu vang trắng, lá mùi Ý, nước luộc vừa nhiều và khách được cho thêm một miếng chanh vàng lớn, vắt lên bát ngao này, khách vừa ăn, vừa húp như canh, nóng hổi và chua nhẹ, dùng kèm với bánh mì nướng giòn. Ôi chao, ngon không thể tả. Ai tới Rome, nhất định phải thử món này ở đây nhé.

Thủ đô của nước ý là gì năm 2024

Khác với kiểu làm chộp giật, chặt chém ở những quán khác, đồ ăn ở quán này luôn được bầy biện đầy đặn với nguyên liệu tươi ngon. Mình có thể cảm nhận thấy họ yêu cái nhà hàng của họ. Các buổi tối thì người quản lý là một cặp vợ chồng khác, chị vợ trông hơi khô khan nhưng họ vẫn phục vụ nhanh và chu đáo, với mình thế là đủ.

Quán ăn xinh xinh này là một cơn gió mát đối với mình trong những ngày nóng như thiêu như đốt ở Rome.