Thủ tục thành lập quỹ khuyến học

Cho tôi hỏi các vấn đề về quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục được quy định ra sao? Hội đồng nhân dân cấp xã có được tự ý quyết định mức thu quỹ khuyến học về giáo dục của tổ chức không? Căn cứ pháp lý, cảm ơn!

Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:

"Điều 94. Quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục. Việc thành lập và hoạt động của quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật."

Theo đó, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục.

Tuy nhiên, việc thành lập và hoạt động của quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thì quỹ khuyến học được thành lập trên cơ sở tự nguyện và mức thu, mức đóng được quy định thông qua Hội nghị khuyến học chứ không phải do cơ quan Nhà nước quy định về mức thu.

Quỹ khuyến học 

Hội đồng nhân dân cấp xã có được tự ý quyết định mức thu quỹ khuyến học về giáo dục của tổ chức không?

Căn cứ tại Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định như sau:

"Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã."

Theo đó thì Hội đồng nhân dân xã không có thẩm quyền trong việc quy định mức thu của quỹ khuyến học về giáo dục.

Ngân sách nhà nước có đầu tư cho Quỹ khuyến học hay không?

Căn cứ theo Điều 96 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:

"Điều 96. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.
3. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật."

Theo đó, Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không có khoản chi dành cho Quỹ khuyến học.

Thông thường quỹ sẽ do nhà trường đảm nhiệm và thực hiện một cách độc lập.

Thông tin đến bạn đọc tham khảo thêm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ khuyến học

Quỹ khuyến học
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ khuyến học có thể đặt câu hỏi tại đây.

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 87/1997/TT-BTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 1997

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 87/1997/TT-BTC NGÀY 3 THÁNG 12 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ KHUYẾN HỌC

Căn cứ vào Nghị định 178/CP ngày 28-10-1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính; để khuyến khích việc đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân cho sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, theo đề nghị của Hội Khuyến học Việt Nam, trước mắt trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, Bộ Tài chính hướng dẫn tạm thời về việc quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến học như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Quỹ Khuyến học Việt Nam là quỹ xã hội thành lập theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28-10-1995 và phải tuân thủ theo các quy định của Pháp luật Việt Nam.

2. Quỹ Khuyến học Việt Nam do Hội Khuyến học Việt Nam thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm tài trợ cho các hoạt động giáo dục đào tạo, khuyến khích học tốt, dạy tốt trong các trường học và tuân thủ theo Điều lệ hoạt động của quỹ.

Quỹ Khuyến học có tư cách pháp nhân, có tài khoản mở tại Ngân hàng thương mại, có Chi nhánh ở một số Tỉnh, thành phố và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.

3. Quỹ Khuyến học do Hội đồng quản trị của quỹ quản lý và Giám đốc điều hành.

Việc thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định chung của pháp luật.

II. QUY ĐỊNH VỀ NGUỒN THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ:

1. Quỹ Khuyến học có nguồn thu sau:

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện mục tiêu khuyến học do tổ chức cá nhân tài trợ uỷ quyền;

- Thu lãi tiền gửi trên tài khoản mở tại ngân hàng, tiền lãi mua trái phiếu Chính phủ vì mục tiêu khuyến học [nếu có].

2. Quỹ Khuyến học sử dụng để:

- Hỗ trợ các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển giáo dục theo chương trình và kế hoạch được Thường vụ Trung ương Hội quyết định;

- Hỗ trợ học sinh nghèo có thành tích trong học tập;

- Chi giải thưởng các giải thi học sinh giỏi trong và ngoài nước; - Chi theo yêu cầu của đơn vị tài trợ, tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục theo địa chỉ;

- Chi mua trái phiếu vì mục đích khuyến học như trái phiếu xây dựng trường học [nếu có];

- Chi phí hành chính liên quan tới hoạt động của quỹ.

3. Việc sử dụng quỹ theo quyết định của Giám đốc, trên cơ sở nghị quyết được Hội đồng quản trị thông qua.

Nghiêm cấm việc phân chia tài sản của quỹ cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban quản lý quỹ.

Hội đồng quản trị phải ban hành quy định về quản lý, sử dụng quỹ, xây dựng mức chi phí hoạt động để thực hiện.

4. Quỹ Khuyến học mở sổ ghi chép, chứng từ hạch toán, kế toán thu chi tài chính theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành. Hội đồng quản trị thông qua quyết toán tình hình thu và sử dụng quỹ.

Quỹ có trách nhiệm mở sổ sách kế toán theo dõi riêng việc sử dụng các khoản tài trợ có mục đích.

Hàng năm quỹ phải công bố công khai tình hình huy động và sử dụng quỹ các tổ chức và cá nhân đã tham gia tài trợ cho quỹ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.

5. Trường hợp quỹ chấm dứt hoạt động, tài sản của quỹ không được phân chia cho các sáng lập viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để bổ sung, hoàn chỉnh.

Phạm Văn Trọng

[Đã Ký]

Video liên quan

Chủ Đề