Thương mại điện tử ảnh hưởng như thế nào tới công tác kế toán và kiểm toán

Internet có ảnh hưởng đến tất cả các mặt của thương mại quốc tế. Ngay cả đối với các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vào thương mại điện tử [TMĐT] cũng bị ảnh hưởng bởi các cơ hội về thông tin và liên lạc sẵn có trên Internet. Tốc độ và sự thuạn tiện của công nghệ mới không chỉ cung cấp các thông tin về cơ hội kinh doanh mà còn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Thực tế đòi hỏi nhà quản trị phải tính đến tác động của công nghệ thông tin đối với quá trình kinh doanh, bao gồm cả kế toán và tài chính.


Ảnh minh họa

Thương mại điện tử

TMĐT tác động đến tất cả cácdn kể cả các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vào loại hình này. TMĐT đưa lại những cơ hội mới, đồng thời cũng mang đến cả những rủi ro mới. Cơ hội là số lượng lớn các nhà cung cấp, khách hàng và thị trường, marketting điện tử và các liên kết giữa các nhà cung cấp hoặc sản xuất hoạt động trong cùng một lĩnh vực [các liên kết dọc]. Các rủi ro xảy ra thường liên quan đến kỹ thuật [phần cứng- hardware], phần mềm ứng dụng [softwave], cơ sở dữliệu, việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế [tính xác thực], chữ ký điện tử, vấn đề liên quan đến luật pháp và các thông tin có tính cá nhân…

TMĐT làm thay đổi sâu sắc phương thức kinh doanh, đòi hỏi sự thay đổi trong cấu trúc của tổ chức, các mối quan hệ kinh doanh và các liên minh, cơ chế và cách thức phân phối, luật pháp cũng như cá quy định mà theo đó, hoạt động kinh doanh được thực hiện. TMĐT đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải hạn chế bằng cách thiết lập một hệ thóng cơ sở hạ tầng thông tin và hệ thống kiểm soát hiệu quả. Hơn nữa, TMĐT còn làm thay đổi trách nhiệm của người lao động cũng như vai trò của các cấp quản lý khác nhau. Những thay đổi căn bản này có ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống kế toán; thay đổi trong quá trình kinh doanh dẫn tới thay đổi trong cách thức ghi chép và các quá trình kế toán. Do vậy, những người làm kế toán và kiểm toán sẽ phải đối mặt với những thách thức mới và cần thiết phải áp dụng các kỹ thuật phù hợp, ví dụ như phát triển một hệ thống kế tóan trên cơ sở TMĐT, đảm bảo chắc chắn là các nghiệp vụ được ghi chép đúng đắn tương thích với các quy định của quốc gia và quốc tế cũng như phù hợp với các nguyên tăc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận.

Trách nhiệm thông qua internet đã mang lại những cơ hội đáng kể những những cơ hội này cũng sẵn có đối với các đối thủ cạnh tranh khác nên cũng hàm chứa những rủi ro. Internet cho phép một doanh nghiệp có thể thâm nhập có hiệu quả các thị trường mục tiêu có tính địa phương hoặc có thể phục vụ một thị trường rộng lớn [quốc gia, toàn cầu] với chi phí hiệu quả nhất. Internet cho phép tiết kiệm chi phí [bằng cách trở thành một nhà cung cấp với số lượng lớn và chi phí thấp] và hạ giá thành [thông qua việc chuyên môn hóa sản xuất]. Thậm chí doanh nghiệp không quyết định tham gia vào TMĐT cũng sẽ bị ảnh hưởng vì người mua có thể chỉ quan tâm đến internet và tìm kiếm nguồn cung mới thông qua internet, hoặc các nhà cung cấp có thể yêu cầu khả năng về TMĐT và chỉ quan hệ với các doanh nghiệp có khả năng về TMĐT.

TMĐT thúc đẩy việc áp dụng các mô hình kinh doanh mới, bao gồm thiết lập các chuỗi bán hàng, các dịch vụ hỗ trợ và thành lập các liên minh với mục tiêu giảm chi phí. TMĐT còn cung cấp khả năng tăng lợi nhuận bằng việc tiết kiệm chi phí như dự trữ ảo, liên kết dọc, giao hàng hóa và dịch vụ theo phương thức điện tử; tự động đặt hàng: các khách hàng và các nhà cung cấp có thể tự thực hiện có hiệu quả các giao dịch điện tử dựa trên cơ sở của internet, bao gồm cả các liên kết với các nhà vận chuyển và các môi giới khách hàng…Các phương thức kinh doanh mới này ngày càng được quan tâm bởi khách hàng và người mua.

Vì trách nhiệm không thể không liên quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin, một trong những rủi ro của hệ thống tin học như: rủi ro của hạ tầng thông tin; rủi ro của các chương trình ứng dụng; rủi ro của quá trình xử lý thông tin kinh doanh nảy sinh khi hệ thống tin học đang sử dụng không bao quát toàn bộ quá trình kinh doanh, mà chỉ phản ánh được một phần của quá trình đó. Những rủi ro có thể là sự không rõ ràng của số liệu, không rõ ràng trong việc chuyển sổ và nhận dạng số liệu ở từng khâu của quá trình ghi chép kế toán.

Doanh nghiệp điện tử và các nguyên tắc kế toán trong môi trường kinh doanh điện tử.

Các nhà quản lý có nghĩa vụ là đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong mói quan hệ tương thích với chiến lược kinh doanh đã đề ra. Khi hệ thống tin học được thiết lập để phục vụ cho mục tiêu đó, vấn đề quan trọng là các nhà quản lý phải có các biện pháp để quản lý và giảm thiểu rủi ro. Trong quá trình xâu dựng chiến lược của doanh nghiệp điện tử, bên cạnh các cân nhắc về rủi ro kinh doanh không thể không tính đến rủi ro của hệ thống thông tin.

Vì vậy, quản lý rủi ro thông tin thường là việc thực hiện nghiêm túc tính xác thực của thông tin. Tính xác thực của thông tin phụ thuộc vào sự hữu hiệu của hệ thống tin học và sự hữu hiệu này lại phụ thuộc vào cách kiểm soát thông tin hiện hành.

Vấn đề là phải quản lý sự hoạt động của hệ thống thông tin để đảm bảo rằng nó vận hành một cách có hiệu quả và trôi chảy. Tông tin do hệ thống tin học cung cấp sẽ trở nên hữu hiệu khi hệ thống đó có  khả năng vận hành mà không có lỗi và sai sót trong một thời kỳ nhất định. Những yêu cầu này dĩ nhiên cũng áp dụng đối với thông tin của kế toán. Các nguyên tắc sau có thể sử dụng để đánh giá sự hữu hiệu của thông tin kế toán. Các nguyên tắc đối với tính bảo mật của thông tin kế toán, và các nguyên tắc đối với quá trình xử lý thông tin kế toán.

Các nguyên tắc về sự hữu hiệu của thông tin kế toán.

Các nguyên tắc bảo đảm thông tin kế toán

Một điều kiện tiên quyết của bảo đảm thông tin kế toán là sự hữu hiệu của số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, vì thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính là bắt nguồn từ thông tin do kế tón cung cấp. Đối với doanh nghiệp điện tử, vì các dữ liệu được xử lý bởi hệ thông máy tính, nên mức độ ứng dụng tin học và chất lượng của hạ tầng thông tin cũng là các khía cạnh quan trọng của đảm bảo thông tin kế toán.

Theo các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán, cá nhà quản lý có trách nhiệm và nghĩa vụ đáp ứng các điều kiện tiên quyết về sự hữu hiệu của thông tin kế toán. Vì vật, điều cần thiết là phải phát triển, ứng dụng và duy trì một mức bảo mật cần thiết để bảo đảm các tiêu chuẩn của bảo mật.

Một hệ thống tin học sẽ tạo ra sự hữu hiệu của thông tin kế toán khi nó đáp ứng được các yêu cầu về sau:

Phân tích được: yêu cầu này được thỏa mãn khi các dữ liệu là đúng đắn và chuẩn xác, hệ thống thông tin là đầy đủ và tương thích với tất cả các yêu cầu về sự không sửa đổi và mất trộm thông tin. Các biện pháp có tính kỹ thuật để đạt được kết quả này gồm các bức tường lửa [firewalls] và hệ thống chống virus. Sự hữu hiệu của việc xử lý thông tin, các dữ liệu, và việc ứng dụng tin học được sử dụng trong những điều kiện về cấu hình cụ thể, và chỉ được chỉnh sửa khi có sự phê chuẩn.

Sẵn có: theo yêu cầu này, doanh nghiệp phải đảm bảo sự luôn sẵn sàng của phần cứng, phần mềm, và dữ liệu thông tin để hoạt động kinh doanh diễn ra một cách bình thườg, đặc biệt là các vấn đề đảm bảo hệ thống trong trường hợp bị gián đoạn thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý. Vì vậy, đòi hỏi phải thiết lập được một quy trình phản hồi thích hợp cho các vấn đè khẩn cấp [mất dữ liệu, lỗi đường truyền…]. Thêm vào đó, khả năng chuyển đổi từ thông tin số hóa sang thông tin có thể đọc được trên các sổ kế toán cũng hết sức cần thiết.

Bảo mật: yêu cầu này có nghĩa các dữ liệu thu nhận được từ bên thứ ba không được truyền hoặc công bố ra bên ngoài nếu không có sự ủy quyền.

Tin cậy, chính xác: yêu cầu này liên quan đến nguồn gốc phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế đối với các cá nhân, người thực hiện các giao dịch đó. Điều này có thể thực hiện bằng cách, ví dụ, sử dụng một quy trình ủy quyền. Khi dữ liệu hoặc thông tin được trao đổi theo cách thức điện tử/kỹ thuật số, vấn đề quan trọng là bên đối tác có thể nhận diện được, ví dụ bằng cách sử dụng quy trình về chữ ký điện tử. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể thành lập trung tâm về nhận dạng.

Cho phép và ủy quyền: yêu cầu này có nghĩa là chỉ một vài người, được chỉ định từ trước có thể truy cập vào một số dữ liệu thông tin hoặc hệ thống nhất định. Việc này bao gồm đọc, tạo, sửa đổi và xóa dữ liệu của một tệp thông tin nào đó. Các phương pháp có hiệu quả để đạt được mục tiêu này là các quy trình bảo vệ, như thẻ nhận dạng cá nhân hoặc cá từ khóa.
Không thể sao chép: liên quan đến cá kỹ thuật chống sao lưu [copy] tài liệu nếu không được phép.

Theo tapchiketoan

Bài viết này hữu ích chứ?

Không

2.1.1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:

Thương mại điện tử trình độ cao đẳng là ngành, nghề giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Dựa trên các phương tiện này, người làm ngành, nghề thương mại điện tử sẽ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng Internet, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá trực tuyến, hợp tác chia sẻ tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra người làm ngành, nghề thương mại điện tử còn thực hiện các công việc khác phục vụ cho các hoạt động giao dịch thương mại được thành công như thiết lập và quản lý website thương mại điện tử, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, lập các báo cáo khảo sát, nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Điều kiện và môi trường làm việc: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện ở các doanh nghiệp, tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp. Để làm được nghề Thương mại điện tử cần biết sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị điện tử, mạng internet để thực hiện hành vi mua, bán hàng hóa.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ [tương đương 90 tín chỉ].

2.1.2. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm, nội dung và quy trình thực hiện các giao dịch thương mại điện tử B2B; B2C; C2C; giao dịch đấu giá trực tuyến; quy trình của hệ thống giao dịch qua thư tín, điện tín, mạng xã hội và các thiết bị điện tử khác;

- Mô tả được các luật, các nghị định, chế tài, hành lang pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan trong trong hoạt động tư vấn, thương thảo và thuyết minh bán hàng, mua hàng trên mạng Internet;

- Trình bày được đặc điểm, nội dung, quy trình của các giao dịch dịch vụ công, giao dịch chính phủ điện tử; quy trình tiếp nhận, đánh giá, phân loại và xử lý khiếu nại trong dịch vụ công; mô tả được các hoạt động xử lý, phân luồng, dịch chuyển, theo dõi trạng thái hồ sơ của công dân;

- Xác định được những mục tiêu, yêu cầu của dự án thương mại điện tử; phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến dự án; xác định được các điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện dự án; phân tích được các loại rủi ro đối với hoạt động của một dự án;

- Trình bày được quy trình tiếp nhận phản hồi và xử lý các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm dịch vụ; xác định được phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá chỉ số hài lòng của khách hàng; nhận biết được các kênh truyền thông, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ thông tin để có thể tiếp xúc được với khách hàng;

- Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ website; trình bày được nguyên tắc hoạt động, các giao dịch của siêu thị, gian hàng ảo trên wesite thương mại điện tử; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho website thương mại điện tử;

- Trình bày được các quy trình thực hiện cài đặt và cấu hình các phần mềm xử lý ảnh, xử lý đồ họa; mô tả được quy trình thiết kế, xử lý ảnh, sáng tác đồ họa trên các phần mềm chuyên dụng;

- Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như switch, router, modem, các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho hệ thống; trình bày được các phương pháp bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, sao lưu cơ sở dữ liệu;

- Mô tả được các nghiệp vụ E-marketing, các kỹ thuật SEO, SEM, đảm bảo tối ưu hóa tìm kiếm, tối ưu hóa tiếp thị cho website; mô tả được các hình thức E- marketing phù hợp với doanh nghiệp;

- Trình bày được cách thức vận hành, khai báo thông tin,… trong phần mềm khai báo hải quan ECUSS-VNACCS, các quy định của pháp luật quốc tế đối với bộ chứng từ, thủ tục, quy trình vận chuyển riêng trong mỗi hình thức vận chuyển khác nhau; mô tả được bộ chứng từ xuất nhập khẩu, nhất là những chứng từ quan trọng: Contract, Invoice, Packing List, C/O,…

- Trình bày được quy trình thanh toán điện tử qua các hình thức thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng SMS, thanh toán COD, thanh toán bằng chuyển khoản;

- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

2.1.3. Kỹ năng:

- Thực hiện được các giao dịch B2B, B2C, C2C, giao dịch đấu giá trực tuyến, thông qua thư tín, điện tín, mạng xã hội và các thiết bị điện tử; ứng dụng được nội dung, quy định trong các luật, nghị định, chế tài, hành lang pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan trong giao dịch bán hàng, mua hàng;

- Xử lý được yêu cầu sử dụng dịch vụ công, phân luồng, dịch chuyển hồ sơ của khách hàng; kiểm soát được tiến trình, trạng thái của các giao dịch dịch vụ công giao dịch Chính phủ điện tử;

- Khai thác được các ứng dụng mạng xã hội trong việc tiếp cận, nắm bắt phản hồi của khách hàng, tư vấn, thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp;

- Thiết lập được dự án thương mại điện tử với đầy đủ yêu cầu, thông số kỹ thuật; sử dụng được các phương pháp giám sát dự án và lập được báo cáo giám sát dự án thương mại điện tử hiệu quả;

- Cài đặt, cấu hình được các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ website, cấu hình được các chế độ bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho website; vận hành được các giao dịch của siêu thị, gian hàng ảo trên wesite thương mại điện tử;

- Cài đặt được các phần mềm xử lý ảnh, xử lý đồ họa chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật; thực hiện được việc thiết kế, xử lý ảnh bằng phần mềm photoshop, corel draw;

- Cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như switch, router, modem và các thiết bị mạng khác, cài đặt các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối; cài đặt, cấu hình được các chế độ bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho hệ thống mạng nội bộ;

- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật SEO, SEM, đảm bảo tối ưu hóa tìm kiếm, tối ưu hóa tiếp thị cho website thương mại điện tử; sử dụng thành thạo các công cụ: được các công cụ: Google Keywords Tool, Google Trends, Google Insight, Google Search, Google Docs, Survey Monkey; phân tích hoạt động của khách hàng trên Internet để nắm bắt xu hướng, thị hiếu, thói quen tiêu dùng;

- Sử dụng thành thạo phần mềm khai báo hải quan trực tuyến ECUS hoặc VNACCS, tra cứu được HS Code [mã phân loại hàng theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu] từ biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành;

- Thực hiện thanh toán và kiểm soát dòng tiền của các hình thức thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng SMS, thanh toán COD, thanh toán bằng chuyển khoản theo đúng quy trình;

- Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền…;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

2.1.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;

- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật.

2.1.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Giao dịch Thương mại điện tử;

- Dịch vụ công trực tuyến;

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng;

- Quản trị dự án Thương mại điện tử;

- Thiết lập và quản lý website;

- Đồ họa máy tính;

- Quản trị mạng;

- E- Marketing;

- Thông quan điện tử;

- Thanh toán điện tử.

2.1.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề thương mại điện tử, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

2.2 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

2.2.1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Thương mại điện tử trình độ trung cấp là ngành, nghề giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Dựa trên các phương tiện này, người làm nghề thương mại điện tử sẽ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng Internet, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá trực tuyến, hợp tác chia sẻ tài nguyên mạng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra người làm nghề thương mại điện tử còn thực hiện các công việc khác phục vụ cho các hoạt động giao dịch thương mại được thành công như thiết lập và quản lý website thương mại điện tử, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, lập các báo cáo khảo sát, nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Điều kiện và môi trường làm việc: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện ở các doanh nghiệp, tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp. Để làm được ngành, nghề Thương mại điện tử cần biết sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị điện tử, mạng internet để thực hiện hành vi mua, bán hàng hóa.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ [tương đương 60 tín chỉ].

2.2.2. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm, nội dung và quy trình thực hiện các giao dịch thương mại điện tử B2B; B2C; C2C; giao dịch đấu giá trực tuyến; quy trình của hệ thống giao dịch qua thư tín, điện tín, mạng xã hội và các thiết bị điện tử khác;

- Mô tả được các luật, các nghị định, chế tài, hành lang pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan trong trong hoạt động tư vấn, thương thảo và thuyết minh bán hàng, mua hàng trên mạng Internet;

- Trình bày được quy trình tiếp nhận phản hổi và xử lý các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm dịch vụ; xác định được phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá chỉ số hài lòng của khách hàng; nhận biết được các kênh truyền thông, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ thông tin để có thể tiếp xúc được với khách hàng;

- Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ website; trình bày được nguyên tắc hoạt động, các giao dịch của siêu thị, gian hàng ảo trên wesite thương mại điện tử; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho website thương mại điện tử;

- Trình bày được các quy trình thực hiện cài đặt và cấu hình các phần mềm xử lý ảnh, xử lý đồ họa; mô tả được quy trình thiết kế, xử lý ảnh, sáng tác đồ họa trên các phần mềm chuyên dụng;

- Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như switch, router, modem, các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho hệ thống; trình bày được các phương pháp bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, sao lưu cơ sở dữ liệu;

- Mô tả được các nghiệp vụ E-marketing, các kỹ thuật SEO, SEM, đảm bảo tối ưu hóa tìm kiếm, tối ưu hóa tiếp thị cho website; mô tả được các hình thức E- marketing phù hợp với doanh nghiệp;

- Trình bày được quy trình thanh toán điện tử qua các hình thức thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng SMS, thanh toán COD, thanh toán bằng chuyển khoản;

- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

2.2.3. Kỹ năng

- Thực hiện được các giao dịch B2B, B2C, C2C, giao dịch đấu giá trực tuyến, thông qua thư tín, điện tín, mạng xã hội và các thiết bị điện tử; ứng dụng được nội dung, quy định trong các luật, nghị định, chế tài, hành lang pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan trong giao dịch bán hàng, mua hàng;

- Khai thác được các ứng dụng mạng xã hội trong việc tiếp cận, nắm bắt phản hồi của khách hàng, tư vấn, thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp;

- Cài đặt, cấu hình được các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ website, cấu hình được các chế độ bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho website; vận hành được các giao dịch của siêu thị, gian hàng ảo trên wesite thương mại điện tử ;

- Cài đặt được các phần mềm xử lý ảnh, xử lý đồ họa chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật; thực hiện được việc thiết kế, xử lý ảnh bằng phần mềm photoshop, corel draw;

- Cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như switch, router, modem và các thiết bị mạng khác, cài đặt các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối; cài đặt, cấu hình được các chế độ bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho hệ thống mạng nội bộ;

- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật SEO, SEM, đảm bảo tối ưu hóa tìm kiếm, tối ưu hóa tiếp thị cho website thương mại điện tử; sử dụng thành thạo các công cụ: được các công cụ: Google Keywords Tool, Google Trends, Google Insight, Google Search, Google Docs, Survey Monkey; phân tích hoạt động của khách hàng trên Internet để nắm bắt xu hướng, thị hiếu, thói quen tiêu dùng;

- Thực hiện thanh toán và kiểm soát dòng tiền của các hình thức thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng SMS, thanh toán COD, thanh toán bằng chuyển khoản theo đúng quy trình;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

2.2.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;

- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;

- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật.

2.2.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Giao dịch Thương mại điện tử;

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng;

- Thiết lập và quản lý website;

- Đồ họa máy tính;

- Quản trị mạng;

- E- Marketing;

- Thanh toán điện tử.

2.2.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề thương mại điện tử, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Video liên quan

Chủ Đề