Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu liên danh

35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Như vậy khi điều kiện năng lực của công ty bạn khi tham gia đấu thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ thầu, thì công ty bạn có thể hợp tác với các nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu hay còn gọi là liên danh đấu thầu.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Ngoài ra, theo quy định tại Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu dịch vụ tư vấn ban hành kèm Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Như vậy, đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh.

Theo đó, hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải có bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu liên danh

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có bắt buộc phải có trong hồ sơ mời thầu hay không? (Hình từ Internet)

Có cần chuẩn bị tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm khi gửi hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

Theo đó, tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm là thành phần bắt buộc thuộc bộ hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Do đây là một trong những căn cứ được kiểm tra tính hợp lệ và là tài liệu để làm rõ việc có hay không phù hợp với tiêu chuẩn của nhà thầu.

Thiếu tài liệu về năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì có được bổ sung hay không?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo đó, khi thiếu tài liệu về năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì ở cả thời điểm sau khi mở thầu hay đóng thầu nhà thầu vẫn có thể được phép gửi tài liệu bổ sung.

Ngoài ra lưu ý là về nguyên tắc thì việc làm rõ hồ sơ dự thầu này chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được đánh giá theo tiêu chuẩn nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Đánh giá hồ sơ dự thầu
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

Tùy từng trường hợp mà hồ sơ mời thầu sẽ quy định khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Theo đó, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sẽ được căn cứ vào quy định trong hồ sơ mời thầu.