Tím từ ngữ được nhân hóa và cho biết phép nhân hóa dựa theo cách nào

Khái niệm biện pháp nhân hóa là gì?

a – Định nghĩa phép nhân hóa

Phép tu từ nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.

b – Tác dụng phép nhân hóa

  • Biện pháp nhân hóa làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.
  • Nó biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.

c – Ví dụ phép nhân hóa

Mình sẽ đưa ra các ví dụ phép nhân hóa trong ca dao, tục ngữ, trong thơ ca, cụ thể gồm:

Ví dụ về nhân hóa trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1:

Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Trong câu ca dao trên, con trâu được nhân hóa như người bạn của bà con nông dân.

Ví dụ 2: Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

Phép nhân hóa sử dụng “ngọn núi” để nói về mối tình chênh lệch giàu nghèo.

Ví dụ về nhân hóa trong thơ ca

Ví dụ 1:

Cậu mèo đã dậy từ lâu.

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Mụ gà cục tác như điên.

Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.

Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm: Cậu mèo, Mụ gà, thằng gà trống.

Ví dụ 2:

Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi

Mà lá tươi xanh mãi đến giờ

Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi

Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua. [ Dừa ơi – Lê Anh Xuân].

Phép nhân hóa là cây dựa được xem như con người.

Ví dụ phép nhân hóa trong truyện ngắn, tiểu thuyết.

“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” [Trích tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành].

Phép nhân hóa cây xà nu như một cơ thể người cường tráng, cành lá như lông chim.

Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì?

Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào

Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ

Tìm hiểu nhanh về bài học nhân hóa là gì, khái niệm và phân loại các kiểu nhân hóa thường được sử dụng, đồng thời đưa ra các ví dụ về phép tu từ này. Mời các em theo dõi kiến thức bên dưới để hiểu rõ hơn bài học mà chúng tôi đề cập hôm nay nhé.

Video liên quan

Chủ Đề