Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm  đến năm  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a] Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b] Có tổ chức;

c]  Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d] Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ  một  năm đến năm năm.”

Cũng giống như các tội phạm khác, câu thành tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

Xem thêm: Nhiệm vụ quyền hạn của Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Chủ thể của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này vì cả khoản 1 và khoản 2 đều là tội phạm ít nghiêm trọng.

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Các chủ thể khác là chủ thể của tội phạm này với vai trò đồng phạm.

2. Mặt khách thể của tội phạm.

Các quy định của Nhà nước có rất nhiều và thường được thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội. Vì vậy, khi muốn xác định một hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế cần phải căn cứ vào một văn bản cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xem xét hành vi đó trái với quy định nào, ở văn bản nào.

3. Mặt khách quan của tội phạm.

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra 2 trườn hợp:

Thứ nhất, không làm những quy định của Nhà nước đề ra trong quản lý kinh tế và theo quy định của Nhà nước là phải thực hiện những quy định đó của Nhà nước.

Thứ hai, có làm nhưng không đầy đủ hoặc có làm nhưng làm khác với quy định của Nhà nước đề ra. Trong trườn hợp này là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Xem thêm: Học thuyết thành tín tuyệt đối là gì? Nội dung và hậu quả của việc vi phạm thành tín?

Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi là hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn là tiền đề, là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

4. Mặt chủ quan của tội phạm.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, trong đó có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm. Họ thấy trước hành vi do mình thực hiện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn cho thiệt hại đó xảy ra.

Trong trườn hợp với lỗi vố ý gián tiếp, người phạm tội cũng nhận thức rõ hành vi làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn...

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 

Câu hỏi của bạn:

       Quy định của pháp luật hình sự tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Nội dung tư vấn:

     Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Quy định về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

     Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a] Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b] Có tổ chức;

c] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d]  Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4.  Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     Định Nghĩa: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế

     1. Mặt khách quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     a. Hành vi của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     Hành vi khách quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế chính. Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

     Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế [ xem lợi dụng chức vụ, quyền hạn ở các tội phạm khác đã phân tích ở trên].

     Làm trái là không làm, làm không đầy đủ. Có thể là làm khác với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi như hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tiền đề. Là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế

     b. Hậu quả của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     Đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm

     Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm

     Ngoài hành vi khách quan. Hậu quả, đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc. Cấu thành tội phạm, đó là: thiệt hại do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây ra.

     2. Mặt chủ quan tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     a. Lỗi của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     Tên tội cũng đã thể hiện lỗi của người phạm tội là do cố ý. Tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Biết rõ hành vi của mình là gây thiệt hại đến tài sản hoặc gây ra những thiệt hại khác cho xã hội. Mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho xảy ra.

      b. Mục đích của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     Mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. 

     3. Khách thể của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế. Mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

     Đối tượng tác động của tội phạm này là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

     4. Chủ thể của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

     Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể trở thành chủ thế của tội phạm này. Mặt dù tội phạm này là tội phạm quy định tại chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Nhưng các dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn lại hoàn toàn giống như các tội phạm về chức vụ quy định tại chương XXI Bộ luật hình sự.

     Người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm. Do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác. Có hưởng lương hoặc không hưởng lương. Được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ

      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người. Để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề