Tỏi ngâm giấm để được bao lâu

Từ lâu, tỏi được biết đến như là “thần dược” có công dụng phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hoặc dùng sai cách tỏi sẽ có tác dụng ngược lại.

Tỏi chứa hàm lượng vitamin A, B, C, D, PP, hydratcacbon dồi dào, cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như i-ốt, can-xi, phốt-pho, ma-giê, các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, thành phần khoa học của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin, một loại kháng sinh chống lại các virus gây bệnh. Vì vậy, việc dùng tỏi sao cho đúng để phát huy được hết công dụng là điều hết sức cần thiết.

Hiện nay, tỏi được sử dụng dưới nhiều hình thức như nấu chín kèm các món ăn, ăn ngậm sống, ăn sống, ngâm rượu, ngâm giấm…

Tuy nhiên để dùng tỏi đúng cách, đúng mục đích cần tham khảo những điều sau đây:

Không dùng tỏi non khi ngâm dấm

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường axit, sẽ kích thích các thành phần dược lí. Thường xuyên ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng làm giảm cloesterol trong máu, ngăn ngừa sơ cứng động mạch, giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, ăn tỏi ngâm còn có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình não hóa giúp trẻ lâu hơn.

Rất nhiều người thắc mắc khi ngâm dấm, tỏi hay bị chuyển sang màu xanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc tỏi chuyển màu xanh khi ngâm dấm là do tỏi còn non. Ăn tỏi ngả màu xanh không lo bị độc nhưng chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.

Tỏi ngâm giấm để được bao lâu

 Tỏi chuyển màu xanh khi ngâm dấm, công dụng sẽ không được như

mong muốn. (ảnh minh họa)

Không sử dụng ngay sau khi băm nhuyễn

Có nhiều người thường nấu hoặc ăn tỏi ngay sau khi bằm nhuyễn để tiết kiệm thời gian hoặc tranh thủ khi nấu để thái nhỏ tỏi. Đây là cách làm rất sai lầm. Bởi trong thành phần của tỏi tươi có chức chất allicin hay còn là một hợp chất lưu huỳnh của tỏi hay còn gọi là thiosulfinates chỉ có thể phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cho cơ thể người nếu để trong không khí 15 phút. Bởi trong thời gian đó, các enzym trong không khí sẽ tổng hợp và tăng cường khoáng chất trong tỏi, khi cho vào nấu hay ăn sẽ phát huy tác dụng một cách tối đa.

Không xào nấu tỏi ở nhiệt độ cao

Nhiều người có thói quen phi thơm hành tỏi ở nhiệt độ cao, nhưng họ không biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, bạn nên nấu tỏi ở một mức độ vừa phải, khoảng 15 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp là tốt nhất.

Khi xào nấu cũng nên cho tỏi ở nhiệt độ vừa và đảo thật nhanh để không làm các chất trong tỏi bị vô hiệu hóa, đảm bảo tỏi vẫn còn nguyên tác dụng sau khi chế biến.

Tỏi ngâm giấm để được bao lâu

Mặc dù tỏi được nhiều người chọn ăn sống hàng ngày để chữa bệnh,

tuy nhiên, với nhóm người có dấu hiệu bệnh dưới đây nếu ăn nhiều tỏi

sống, bệnh càng nặng hơn (Ảnh minh họa)

Người bị bệnh về mắt<

Tỏi ngâm giấm để được bao lâu

Tỏi ngâm giấm là một món ăn kèm với những món ăn khác được xem như gia vị với hương thơm của tỏi , vị chua chua giòn giòn làm bát phở thêm ngon và dậy mùi, bát hủ tiếu thêm phần lạ miệng và kích thích sự thèm ăn của chúng ta nữa đấy. Như các bạn đã biết, nếu như làm không đúng cách tỏi ngâm giấm thường bị xanh, hoặc ngâm 1 vài ngày bị nổi váng. 

Tỏi ngâm giấm để được bao lâu

Hình ảnh minh họa

Cách làm tỏi ngâm giấm

Nguyên liệu làm tỏi ngâm giấm:

  • Tỏi: Bóc vỏ, chẻ nhỏ.
  • Ớt: Rửa sạch, thái vát mỏng, bỏ hạt. Khi thái ớt các bạn nên đeo găng tay để tránh bị bỏng.
  • Lựa chọn một chiếc lọ thủy tinh để ngâm, ta cho ớt vào đầu tiên rồi cho tỏi vào.

Cách làm:

Đặt chảo lên bếp, cho giấm, đường, nước, muối, bột tỏi vào đun sôi khoảng vài phút rồi tắt bếp. Sau đó để nguội rồi đổ vào lọ ớt sao cho ngập hết ớt, tỏi trong lọ là được.

Cuối cùng đậy thật kín nắp lọ, lắc mạnh để nước ngâm giấm thấm đều hết lọ. Bạn nên để lọ giấm ngâm tỏi vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.

Lưu ý:

Một vài điểm chú ý với các bạn khi mua nguyên liệu. Bạn nên mua tỏi của Việt Nam vừa đảm bảo vừa thơm, khi bạn ngâm tỏi cũng không bị xanh. Còn ớt, ớt xanh hay đỏ đều được nhưng nhớ không lấy những quả quá to hay những quả đã mềm.

  • Để bảo quản lọ ớt ngâm giấm được lâu, có thể dùng muối tinh hoặc loại muối chuyên dùng cho việc ngâm giấm.
  • Khi lột vỏ hay thái lát ớt, hãy cẩn thận để ớt không vương vào mắt, gây bỏng rát. Bạn cũng nên mang găng tay, tránh để tay bị bỏng do ớt rất cay. Sau khi thái ớt xong, cần rửa tay bằng xà bông.
  • Chọn loại giấm có chất lượng tốt nhất cho các món ngâm giấm. Tuyệt đối không thay thế giấm bằng các thành phần có tính axit khác vì chúng có sự khác nhau về độ pH của nước ngâm giấm và có thể gây hại cho sức khỏe. Giấm trắng luôn là lựa chọn tốt nhất cho các món ngâm giấm.

Tỏi ngâm giấm chua ngon phải đảm bảo nước giấm trong veo, tỏi ớt chua giòn thơm mùi đặc trưng. Ngâm giấm tỏi ớt làm theo cách này các bạn có thể để rất lâu mà không bị váng, không bị đục nước mà tỏi ớt ăn rất giòn ngon hấp dẫn đặc biệt khi ăn kèm với các món bún phở mì hoặc các loại thịt hay hải sản.

Để tránh bị hỏng: Khi ăn các bạn dùng muỗng hoặc thìa sạch, múc lượng đủ dùng ra chén riêng, tuyệt đối không đổ giấm tỏi ớt thừa vào trong lọ đang ngâm nhé. Cũng không dùng muỗng, đũa, thìa bẩn hay đang ăn để lấy ớt tỏi trong lọ!

Công dụng chữa bệnh của tỏi ngâm giấm

Tỏi ngâm giấm để được bao lâu

Hình ảnh minh họa

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

Tỏi tươi:

Là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu.

  • Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.

Tỏi ngâm:

Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt.

  • Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.

Rượu tỏi: có nhiều cách chế rượu tỏi.

 Cách 1:

  • Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.

Cách 2:

  • Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi.
  • Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.