Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác là gì

Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị-hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014, trang 10.

Đinh Phạm Văn Minh, Những quy định mới của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 với công tác thi hành án dân sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 9/2016, trang 40.

Điều 1 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại …”

Khoản 2 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2014 quy định: “Điều 44a : Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án 1… 2. Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.”

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

  • Thứ nhất, “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học

Triết học Mác Lênin phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.

Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người... Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

  • Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó

Khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, được đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, V.Iênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan.

Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.

  • Thứ ba, vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác

quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh.

Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất Vận động là phương thức tồn tại của vật chất Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy: Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản: vận động cơ học [sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian]; vận động vật lý [vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện...]; vận động hóa học [sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình hóa hợp và phân giải]; vận động sinh học [sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen...]; vận động xã hội [sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa... của đời sống xã hội] Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận đứng im; song, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời.

 Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính [chiều cao, chiều rộng, chiều dài] nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định [trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái...] với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa... Những hình thức tồn tại như vậy được goi là thời gian. Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chất quy định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều dài; thời gian có một chiều: chiều từ quá khứ đến tương lai.

Chủ Đề