Top 5 địa phương thu hút đầu tư nhật bản năm 2024

(PLO)- Theo Báo cáo thường niên FDI năm 2023, TP.HCM dẫn đầu về thu hút FDI với tổng vốn đăng ký là 5,85 tỷ USD.

Ngày 26-3, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2023, với chủ đề “Trước thách thức và cơ hội mới - Thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn”.

TP.HCM thu hút "đại bàng" FDI về làm tổ

Theo báo cáo, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh. Vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực này năm 2023 đạt 23,5 tỷ USD; chiếm tới 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. So với các con số tương ứng của năm 2022 là 16,8 tỷ USD và 60,6%.

Về thứ hạng của các địa phương thu hút "đại bàng" FDI về làm tổ, TP.HCM dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 5,85 tỷ USD. Tiếp theo là Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình. Còn Hà Nội 2 năm liền không nằm trong Top 5 về thu hút FDI.

Top 5 địa phương thu hút đầu tư nhật bản năm 2024
Năm 2023, vốn FDI tại Việt Nam đạt 36,61 tỷ USD; tăng 32,1% so với năm 2022. Trong khi vốn FDI toàn cầu chỉ tăng 3%.

Trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2023, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 6,8 tỷ USD chiếm 18,6%. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 6,6 tỷ USD, chiếm 17,9%.

Hồng Kông vươn lên vị trí thứ ba với tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD; Trung Quốc đứng thứ tư với tổng vốn đăng ký FDI gần 4,5 tỷ USD.

Các khu công nghiệp - khu kinh tế tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với 27,7 tỷ USD vốn FDI cho năm 2023.

Về môi trường đầu tư, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo đánh giá của KOCHAM, JETRO, EuroCham và AmCham, niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng và lạc quan.

Tuy nhiên, các tổ chức này cũng chỉ ra những hạn chế về môi trường đầu tư mà Việt Nam cần sớm khắc phục như: Thủ tục hành chính chưa minh bạch. Thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn dài làm tăng chi phí. Cơ sở hạ tầng còn những bất cập, nhất là việc ổn định cung cấp điện. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiến trình chuyển đổi xanh còn chậm.

Trên cơ sở đó, Báo cáo nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường quán triệt và kịp thời hành động để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Theo đó, cần đổi mới tư duy và hành động để thu hút FDI một cách chọn lọc, không những coi trọng quy mô mà quan trọng hơn là chất lượng và hiệu quả của dòng vốn FDI.

Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh mới

Báo cáo cũng đưa ra một số giải pháp giúp thu hút hiệu quả dòng vốn FDI như: tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp; sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, thuế tối thiểu toàn cầu.

Hướng FDI vào các ngành công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn. Tăng cường kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nhất là năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng giao thông vận tải, thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đáng chú ý, tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các ngành liên quan đến tăng trưởng xanh, chiếm khoảng 2% GDP với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10-13%.

GS.TS Nguyễn Mại - Chủ tịch VAFIE, Chủ biên báo cáo cho biết, báo cáo năm nay ra đời trong bối cảnh nhiều nước phát triển thực hiện chính sách sàng lọc, hạn chế FDI vào một số ngành, lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia, khuyến khích chuyển nhà máy từ Trung Quốc về nước, về quốc gia lân cận hoặc sang nước thứ ba.

Theo đó, các hiệp định thương mại thế hệ mới đòi hỏi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm xanh, sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió, điện tái tạo, bảo đảm quyền lợi của người lao động về tiền lương tương ứng với năng suất lao động của mỗi người, không sử dụng lao động trẻ em, không cưỡng bức lao động, có trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng dân cư, giảm thiểu khí phát thải nhà kính...

Cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư đang là những lợi thế của các địa phương trong cuộc đua thu hút FDI.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/4, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (FDI) vào Việt Nam bao gồm cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 44 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 4 tháng đầu năm. Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ.

Đặc biệt, có những dự án được “đại bàng” đăng ký với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, như: Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai với dự án sản xuất Bio-based (1,4 Butanediol) BDO tại KCN Phú Mỹ II, tổng vốn đầu tư 730 triệu USD; Công ty TNHH Điện tử - Nghe nhìn BOE với dự án thiết bị đầu cuối thông minh BOE Việt Nam giai đoạn 2 tại KCN chuyên Sâu Phú Mỹ 3, tổng vốn đầu tư 277,5 triệu USD; Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam với dự án Nhà máy Electronic Tripod Việt Nam, tổng vốn đầu tư 250 triệu USD; Tập đoàn Tosoh với dự án TVP tại KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, tổng vốn đầu tư 176 triệu USD.

Ở vị trí thứ hai Hà Nội với gần 1,15 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1,008 tỷ USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD.

Sau Hà Nội, Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang và Hải Phòng.

Tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế

Nhìn nhận kết quả này, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 4 tháng đầu năm, đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ kể cả về số dự án và vốn đầu tư với 966 dự án mới được cấp Giấy chức nhận đăng ký đầu tư (tăng 28,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 7,11 tỷ USD (tăng 73,2% so với cùng kỳ).

"Đây là tín hiệu hết sức tốt và kỳ vọng lượng vốn mới này sẽ tác động đến tăng trưởng của chúng ta trong năm 2024 cũng như 2025", Cục Đầu tư nước ngoài nhìn nhận.

Đáng lưu ý, vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, …như Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Giang và Hải Phòng.

“Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,8% số dự án mới và 79,1% số vốn đầu tư của cả nước”, Cục Đầu tư nước ngoài nêu rõ.

Top 5 địa phương thu hút đầu tư nhật bản năm 2024

Top 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước trong 4 tháng đầu năm. (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Còn theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong nhiều năm qua, những địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước thường là các địa phương có nhiều nỗ lực cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Điển hình như Quảng Ninh, từ năm 2017 đến năm 2022, Quảng Ninh xuất sắc giành vị trí dẫn đầu trong chỉ số bảng xếp hạng PCI với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư, cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực.

Xếp ngay sau Quảng Ninh, ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2022 là tỉnh Bắc Giang nhờ chủ trương nhất quán “đồng hành cùng doanh nghiệp” như tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp qua nhiều kênh giao tiếp, nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất, kịp thời giải quyết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Trong PCI 2022, lần đầu tiên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu góp mặt trong Top 5 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế của PCI nhờ nhiều nỗ lực thuận lợi hóa môi trường kinh doanh, chú trọng thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao.

Đặc biệt, tỉnh có một số mô hình cải cách hành chính đáng chú ý được nhân rộng sau khi áp dụng thành công ở cấp huyện, xã. Điển hình như mô hình “Ngày thứ Năm không chờ”, các cơ quan, đơn vị sẽ chọn ra những thủ tục hành chính đơn giản để tập trung giải quyết xong trong ngày, sớm hơn quy định pháp luật, nhờ đó giúp người dân và doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần làm thủ tục.

Trong khi đó, Hải Phòng cũng đã thành lập và đưa vào vận hành Tổ công tác giải quyết trình tự, thủ tục của các dự án quan trọng trên địa bàn thành phố và Tổ công tác giải quyết trình tự, thủ tục của các dự án phát triển du lịch, nhằm kịp thời tháo gỡ toàn diện, triệt để các khó khăn, vướng mắc phát sinh, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án của các nhà đầu tư.

Đáng lưu ý, trong năm 2023, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh đặc biệt là các giải pháp thực thi tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, rà soát hoàn thiện quy hoạch hay hoàn thiện cơ chế chính sách mới để Hà Nội bứt phá.

“Chúng ta sẽ khó nói đến sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam nếu như đầu tàu kinh tế của Hà Nội và TP HCM chuyển động chậm. Cho nên những tín hiệu khởi sắc về thu hút đầu tư FDI của 2 địa phương này là tín hiệu tốt chỉ tốt cho địa phương mà cả nền kinh tế của cả nước”, ông Tuấn nêu rõ.

Top 5 địa phương thu hút đầu tư nhật bản năm 2024

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (Nguồn: Nguyễn Ngọc).

Cần sẵn sàng 4 yếu tố

Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình tái cơ cấu dòng đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đang và đã quan tâm đến Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp điện tử, đặc biệt hệ sinh thái chip bán dẫn. Đây là một tin vui cho kinh tế nói chung và nền sản xuất của Việt Nam nói riêng. Bởi chip bán dẫn là phần lõi của các sản phẩm điện tử, có ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Nếu Việt Nam trở thành căn cứ địa sản xuất chip điện tử sẽ nâng cao được vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Tuấn kỳ vọng.

Đặc biệt, các nhà đầu tư vào Việt Nam thời gian này quyết rất nhanh, khi mọi thứ sẵn sàng, trong đó có ít nhất 4 yếu tố, gồm: Cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, nguồn năng lượng và thủ tục nhanh chóng thì các doanh nghiệp tiến hành triển khai dự án ngay lập tức.

“Điều này đòi hỏi các bộ ngành, địa phương cần phải có sự đồng bộ, phải chuyên nghiệp hơn, phải có sự chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố, bao gồm: Đất đai, nguồn nhân lực, hạ tầng… hay việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Còn rất nhiều việc phải làm để thực sự đón sóng FDI” ông Tuấn lưu ý.

Về phía địa phương, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang cho biết, ngay từ khi các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài có ý tưởng đầu tư vào Bắc Giang, UBND tỉnh đã cho thành lập các tổ công tác đặc biệt.

Tổ công tác này gồm đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và các địa phương nơi doanh nghiệp đó dự kiến đầu tư với nhiệm vụ chính là hỗ trợ các điều kiện, thủ tục giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Tổ cũng cũng thảo luận và thống nhất lộ trình cụ thể các bước đầu tư đến việc mở rộng dự án sau này, từ khâu chuẩn bị đầu tư dự án mới đến mở rộng dự án.

Bên cạnh đó, địa phương cũng phải tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đồng bộ với đó là việc tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, điện,... để phục vụ dự án khi đi vào sản xuất. Đặc biệt, các doanh nghiệp rất quan tâm khi đầu tư tại địa phương là khâu giải phóng mặt bằng.

"Chúng tôi đã tập trung cao vào công tác giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để hỗ trợ các nhà đầu tư sớm triển khai dự án", ông Mai Sơn cho biết.