Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Lào và Thái Lan đã sớm nhận diện những nguy cơ từ thuốc lá điện tử và có biện pháp cấm thuốc lá điện tử trên toàn quốc.

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

Lào và Thái Lan cấm thuốc lá điện tử trên toàn quốc

Luật kiểm soát thuốc lá sửa đổi của Lào năm 2022 với những biện pháp nghiêm khắc hỗ trợ công tác quản lý thuốc lá trong nước đạt hiệu quả và phù hợp với nội dung Hiệp ước của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá mà Lào là thành viên. Theo đó, luật đã điều chỉnh nhiều điểm như định nghĩa về sản phẩm thuốc lá nhằm kiểm soát các loại thuốc lá điện tử, đồng thời quy định khu vực không khói thuốc ở trong các tòa nhà và ngoài trời một cách cụ thể.

Trong bối cảnh tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang có chiều hướng gia tăng, Bộ Y tế Lào kêu gọi tăng cường tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc ngăn chặn học sinh hút thuốc lá điện tử.

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

Tại Thái Lan, lệnh cấm nhập khẩu, xuất khẩu, bán, sở hữu và sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử đã được áp dụng từ tháng 11/2014. Bất cứ ai vi phạm quy định này sẽ bị tịch thu sản phẩm, bị phạt tiền, thậm chí có thể phải ngồi tù từ 5 đến 10 năm.

Bộ Y tế Thái Lan khẳng định, nước này sẽ không bao giờ đồng ý việc hợp pháp hóa thuốc lá điện tử, bởi việc sử dụng chúng tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của người dân, kêu gọi cần phải tiếp tục đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục trong người dân, đặc biệt là giới trẻ về vấn đề này.

Ước tính, có khoảng 9,1% thanh thiếu niên Thái Lan sử dụng thuốc lá điện tử. Số liệu nghiên cứu của giới chức Thái Lan cho thấy, trẻ vị thành niên hút thuốc lá điện tử sẽ gặp nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe nhanh hơn và nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn so với người lớn, do các em vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển.

(Theo VTV)

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

“Xây dựng lại niềm tin” (Rebuilding Trust) là chủ đề chính của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 54 đã khai mạc vào ngày 15/1 và kéo dài đến ngày 19/1/2024.

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

Năm 2023 ghi nhận năm thứ hai liên tiếp dân số Trung Quốc giảm nhanh khi tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ tử vong tăng và đất nước từng đông dân nhất thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trong tương lai.

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

Tổng thống Nga cho rằng NATO đã đặt nền móng cho tình trạng bế tắc hiện tại và nguồn cơn của xung đột đã có từ cách đây 6 năm.

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ tăng gấp đôi quỹ cứu trợ thiên tai và các tình huống bất ngờ khác từ 3,4 tỷ USD lên 6,8 tỷ USD.

Bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, cho biết kinh nghiệm cho thấy các quốc gia quy định các cơ chế pháp lý rất khác nhau với thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.

Cơ chế pháp lý phải phụ thuộc vào hoàn cảnh, đặc điểm mỗi quốc gia, tình hình sử dụng thuốc lá và các yêu cầu phòng chống tác hại của thuốc lá của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, thực tế xu hướng chung là việc cấm thuốc lá điện tử ngày càng tăng ở các nước.

Chương trình Phòng chống tác hại của thuốc lá dẫn thông tin từ tổ chức phi chính phủ của Canada có tên HealthBridge cho biết có 24 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, gồm: Argentina, Brazil, Brunei, Campuchia, Ethiopia, Gambia, Ấn Độ, Iran, Li-bang, Mauritius, Mexico, Oman, Panama, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Suriname, Syria, Thái Lan...

17 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá nung nóng gồm: Panama, Ethiopia, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Na Uy, Brazil, Singa- pore, Malta, Sri Lanka, Brunei, Campuchia, Qatar, Thái Lan, Uganda...

33 quốc gia quản lý chặt thuốc lá điện tử bằng các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu, Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ, Na Uy.

Trong khu vực ASEAN đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn, trong đó có Thái Lan, Singapore, Lào Brunei, Campuchia...

Khoảng trống pháp lý gây khó khăn cho việc kiểm soát thuốc lá điện tử

Bác sĩ Nguyễn Thị An, Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, cho biết bên cạnh việc những minh chứng cho sự nguy hiểm cho sức khỏe, hiện nay thuốc lá điện tử còn bị biến tướng, cho các chất ma túy, cần sa vào để làm tăng cảm giác "phê" và nghiện" trong khi việc kiểm soát các loại chất trong thuốc lá điện tử rất khó.

Tại Việt Nam, bà Phan Thị Hải cho biết thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là các sản phẩm mới vào nước ta nên chưa được nghiên cứu để đề xuất đưa vào danh mục hàng hóa cấm kinh doanh của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, do thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng không được quy định cụ thể trong Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá nên chưa được phép nhập khẩu, mua bán, sản xuất, kinh doanh và lưu hành.

Các chuyên gia cho hay, việc "vắng mặt" thuốc lá điện tử hay các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nói chung trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá gây nên một khoảng trống pháp lý gây khó khăn cho việc kiểm soát.

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024
Tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá tại các địa điểm công cộng tại Hà Nội. Ảnh: Minh An

Theo khuyến nghị của tổ chức HealthBridge, Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới trưởng thành cao trên thế giới và trong khu vực ASEAN. Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có nicotine - chất gây nghiện, ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên và tạo thế hệ những người hút thuốc lá mới.

Việc cho phép sản phẩm này trên thị trường sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng (đặc biệt ở giới trẻ), đồng thời, kìm hãm nỗ lực cai nghiện thuốc lá hoàn toàn của người đang hút thuốc và có nhu cầu bỏ thuốc, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực thực hiện WHO FCTC về phòng chống tác hại thuốc lá.

Trước những tác hại của thuốc lá điện tử, Bộ Y tế đề xuất cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng vì đây đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, cho hay Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành liên quan để tiếp tục đánh giá, nghiên cứu đưa ra bằng chứng báo cáo Chính phủ.

"Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng đưa ra ý kiến đề xuất Quốc hội, kiến nghị các bộ, ngành, Chính phủ xem xét có biện pháp sửa luật Phòng chống tác hại thuốc lá để có điều khoản cụ thể hơn trong Luật và các văn bản dưới luật thực hiện công tác này", ông Khuê cho biết.

- Sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có thể gây tổn thương phổi, tim và não, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

- Giống như hút thuốc lá thường, thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử cũng tỏa ra các hóa chất độc hại như nitrosamines và hydrocacbon có trong khói xe ô tô và thuốc trừ sâu gây ung thư.

- Sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng nhanh chóng gây nghiện nicotine và khó cai nghiện.

Minh Anh

Top các nước cấm đem thuốc lá điện tử năm 2024

Các địa điểm cấm hút thuốc lá: Cần biết để không bị phạtQuán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng là những nơi cấm hút thuốc lá trong nhà.

Bao nhiêu nước cấm thuốc lá điện tử?

Trung tâm Quản trị tốt về kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC) cho biết đến nay đã có 37 quốc gia cấm bán hoặc phân phối thuốc lá điện tử, 73 quốc gia cho phép bán nhưng có quy định, hạn chế nghiêm ngặt về nơi được phép bán và tiếp cận với các sản phẩm này.

Thuốc lá điện tử giá bao nhiêu tiền?

Trên các trang web, thuốc lá điện tử được bán công khai với nhiều mức giá khác nhau, tầm trung từ 250.000 đồng - 500.000 đồng, cao cấp hơn thì khoảng 1.000.000 đồng tùy loại...

Vape bị cấm ở đâu?

Những quốc gia ban hành lệnh cấm sử dụng thuốc lá điện tử. Trên thế giới những quốc gia như là Áo, Bỉ, Áo, Mexico, Úc, Colombia, Argentina, Uruguay, Venezuela, Oman, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Brazil, Panama, Hong Kong hay các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn Vape.

Vape chính hãng giá bao nhiêu?

Mức giá thành của vape trên thị trường có thể dao động từ vài trăm cho đến vài triệu đồng. Mức giá vape phổ biến hiện nay là vape dùng một lần từ $ 3 - $ 7, hệ thống pod từ $ 15 - $ 50 và bút vape từ $ 15 - $ 35. Thông thường, những sản phẩm chất lượng cao, thiết kế ấn tượng và bền bỉ sẽ có giá thành cao hơn.