Top niềng răng hô nhẹ giá bao nhiêu năm 2022

Niềng răng hô là một trong những giải pháp giúp quý khách lấy lại tự tin đối với nụ cười của mình. Không những vậy phương pháp này còn giúp cải thiện tình trạng răng mọc chìa ra ngoài.

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề niềng răng đối với người bị hô hiện nay, cụ thể như: niềng răng hô giá bao nhiêu? Niềng răng hô mất bao lâu? Có an toàn không? Niềng răng hô có đau không? Niềng răng ở đâu đảm bảo an toàn, chất lượng?… cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Răng hô là gì? Các biểu hiện của răng hô

Răng hô là tình trang răng, xương hàm hoặc cả xương và răng hàm đều bị nhô ra phía trước quá nhiều, làm tính tương quan giữa 2 hàm không đều, gây những khó khăn nhất định trong việc ăn, nhai. Răng hô thường được chia làm 3 loại, đó là hô do răng, hô do xương hàm và hô cả răng với hàm.

– Hô do răng: Dấu hiệu dễ dàng nhận biết của tình trạng hô do răng đó là răng không mọc theo phương thẳng đứng mà lại bị chìa theo hướng xiên ra ngoài. 

– Hô do hàm: Nguyên nhân gây nên tình trạng hô do hàm này đó là việc hàm đã phát triển quá mức so với cấu trúc vùng xương trên khuôn mặt, khiến xương hàm bị nhô ra.

– Hô do cả răng và xương kết hợp: Dấu hiệu nhận biết của loại răng hô này đó là kết hợp của 2 kiểu răng hô được kể trên. 

Niềng răng hô giá bao nhiêu? Chi phí niềng răng hô tại Nha khoa Athena

Chi phí niềng răng hô còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng và loại mắc cài mà quý khách sẽ sử dụng nên chúng tôi chỉ có thể cung cấp đến cho quý khách mức giá niềng răng chính xác nhất sau khi đã trải qua các thủ tục kiểm tra, thăm khám tại nha khoa.

Để biết được niềng răng hô giá bao nhiêu? Quý khách có thể tham khảo bảng giá chi dưới đây để có cơ sở để dự trù kinh phí tốt nhất.

Chi phí niềng răng không mắc cài

STT DỊCH VỤ CHI PHÍ
1 Chỉnh nha không mắc cài INVISALIGN mức 1 59.890.000đ / 2 hàm
2 Chỉnh nha không mắc cài INVISALIGN mức 2 69.890.000đ / 2 hàm
3 Chỉnh nha không mắc cài INVISALIGN mức 3 79.890.000đ / 2 hàm
4 Chỉnh nha không mắc cài INVISALIGN mức 4 89.980.000đ / 2 hàm
5 Chỉnh nha không mắc cài INVISALIGN mức 5 99.890.000đ / 2 hàm
6 Chỉnh nha không mắc cài INVISALIGN mức 6 109.890.000đ / 2 hàm
7 Chỉnh nha không mắc cài INVISALIGN mức 7 118.890.000đ / 2 hàm
8 Chỉnh nha không mắc cài VINALIGN mức 1 21.890.000đ / 2 hàm
9 Chỉnh nha không mắc cài VINALIGN mức 2 29.890.000đ / 2 hàm
10 Chỉnh nha không mắc cài VINALIGN mức 3 39.890.000đ / 2 hàm
11 Chỉnh nha không mắc cài VINALIGN mức 4 45.890.000đ / 2 hàm
12 Chỉnh nha không mắc cài VINALIGN mức 5 59.890.000đ / 2 hàm
13 Chỉnh nha không mắc cài VINALIGN mức 6 69.890.000đ / 2 hàm
14 Chỉnh nha không mắc cài VINALIGN mức 7 74.890.000đ / 2 hàm

Chi phí niềng răng mắc cài và các dịch vụ khác

STT DỊCH VỤ CHI PHÍ
1 Chỉnh nha mắc cài kim loại thường mức 1 19.890.000đ / 2 hàm
2 Chỉnh nha mắc cài kim loại thường mức 2 25.890.000đ / 2 hàm
3 Chỉnh nha mắc cài kim loại thường mức 3 29.890.000đ / 2 hàm
4 Chỉnh nha mắc cài kim loại thường mức 4 34.890.000đ / 2 hàm
5 Chỉnh nha mắc cài kim loại tự buộc mức 1 29.890.000đ / 2 hàm
6 Chỉnh nha mắc cài kim loại tự buộc mức 2 35.980.000đ / 2 hàm
7 Chỉnh nha mắc cài kim loại tự buộc mức 3 39.890.000đ / 2 hàm
8 Chỉnh nha mắc cài kim loại tự buộc mức 4 44.890.000đ / 2 hàm
9 Chỉnh nha mắc cài sứ mức 1 39.890.000đ / 2 hàm
10 Chỉnh nha mắc cài sứ mức 2 45.890.000đ / 2 hàm
11 Chỉnh nha mắc cài sứ mức 3 49.800.000đ / 2 hàm
12 Chỉnh nha mắc cài sứ mức 4 54.800.000đ / 2 hàm
13 Duy trì kết quả nắn chỉnh răng bằng hàm Harley 790.000đ / 1 hàm
14 Duy trì kết quả nắn chỉnh răng bằng máng trong suốt 890.000đ / 1 hàm
15 Hàm điều trị chống đẩy lưỡi 2.490.000đ
16 Hàm điều trị chống mút môi 2.490.000đ / 1 hàm
17 Máng chống nghiến 2.000.000đ / 2 hàm
18 Máng điều trị cắn ngược và nâng khớp 3.490.000đ
19 Nắn chỉnh răng bằng khí cụ Facemask 5.980.000đ / 1 hàm
20 Nong rộng hàm bằng khí cụ tháo lắp 1.980.000đ
21 Nong rộng hàm bằng ốc nong nhanh 3.980.000đ / 1 hàm
22 Vít chỉnh nha 2.000.000đ / 1 vít

Nguyên nhân khiến răng bị hô

Răng hô là tình trạng răng mọc không đều, không đúng vị trí, phương răng, thế răng và chiều răng,… có xu hướng chìa ra ngoài và dễ nhận thấy bằng mắt thường. Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng hô, chẳng hạn như:

Tạm biệt hàm răng hô, vẩu, với phương pháp niềng răng

– Yếu tố di truyền: Theo các chuyên gia nghiên cứu và thống kê thì trường hợp bị răng hô do di truyền chiếm đến 70%. Nếu trong gia đình, dòng họ có người bị răng hô thì phần lớn sẽ di truyền sang đời con, cháu.

– Do thói quen xấu: Nếu trong gia đình quý khách không ai bị răng hô thì rất có thể quý khách đã mắc phải những thói quen xấu này ngay từ nhỏ, cụ thể: ngậm núm vú giả, thường xuyên đẩy lưỡi, ngủ hở miệng…

Trong quá trình hình thành răng miệng nếu lặp đi lặp lại những thói quen này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng sau này.

– Do quá trình phát triển của cấu trúc hàm và răng: Khi bước vào tuổi dậy thì cấu trúc hàm và răng sẽ mở rộng hơn. Trong giai đoạn này nếu bị ảnh hưởng về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sẽ khiến răng mọc vênh ra ngoài và dẫn đến tình trạng hô.

Dù nguyên nhân dẫn đến răng hô là gì đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận rằng nó khiến quý khách mất tự tin trong giao tiếp và ngại cười. Niềng răng là một trong những giải pháp hoàn hảo mà quý khách không nên bỏ qua để “cải thiện” hàm răng của mình.

Bị hô hàm trên có niềng được không?

Nhiều người băn khoăn không biết răng bị hô hàm trên có niềng được không thì câu trả lời đó là có. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô để xác định phác đồ chỉnh nha phù hợp.

– Nếu bị hô do răng thì phương pháp niềng răng hô sẽ khắc phục được.

– Nếu bị hô hàm trên do cấu trúc xương hàm đã phát triển quá mức thì việc niềng răng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Trong trường hợp này, quý khách cần thực hiện phẫu thuật để đưa hàm về đúng vị trí.

– Nếu trường hợp hô do cả hàm và răng thì quý khách cần kết hợp cả 2 phương pháp đó là niềng răng hô và phẫu thuật để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

Niềng răng hô có đau không? Độ tuổi nào là phù hợp?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tham khảo các dịch vụ chỉnh nha, niềng răng,… Kế hoạch niềng răng hô còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các răng trong hàm cũng như tình trạng hàm của từng người mà thời gian niềng sẽ kéo dài khác nhau. Tuy nhiên thì ở độ tuổi nào cũng có thể thực hiện niềng răng hô được nhưng khi độ tuổi niềng răng càng cao thì thời gian niềng sẽ càng kéo dài.

Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 8, 9 tuổi đến 18 tuổi, đây là độ tuổi xương của trẻ đang phát triển sau khi chiếc răng cố định cuối cùng đã mọc, cấu trúc xương đang trong quá trình hoàn chỉnh sẽ dễ uốn nắn, điều chỉnh về vị trí thích hợp.

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại và kỹ thuật tiên tiến đảm bảo quá trình niềng răng an toàn, không đau, không gây khó chịu.

Từ đó, có thể trả lời được câu hỏi: “Niềng răng hô mất bao lâu? Niềng răng hô có đau không?” vì niềng sớm thì thời gian đeo niềng cũng sẽ được rút ngắn và đạt hiệu quả tốt hơn. Thời gian niềng răng hô trong độ tuổi này thường sẽ kéo dài từ khoảng 18 đến 30 tháng tùy theo tình trạng hàm và có phải nhổ răng hay không, đối với những trường hợp cao tuổi thì thời gian sẽ dài hơn, tùy vào mức độ.

Các phương pháp niềng răng cho người bị hô

Có hai phương pháp thường được áp dụng khi niềng răng hô, đó là: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. 

Niềng răng hô mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại được làm bằng hợp kim chất lượng cao, không gỉ sét và được đánh giá là an toàn cho người sử dụng. Các mắc cài được kết nối với nhau bằng dây thun, giúp dịch chuyển hàm về vị trí mong muốn, đồng thời cải thiện hô tốt nhất.

Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại:

Chi phí thực hiện niềng răng mắc cài bằng kim loại khá rẻ nhưng hiệu quả cải thiện răng hô rất cao. Vì vậy, sử dụng phương pháp niềng này sẽ giúp quý khách tiết kiệm nhiều ngân sách  hơn so với các phương pháp niềng khác.

Nhược điểm của niềng răng hô mắc cài kim loại:

  • Niềng răng hô mắc cài bằng kim loại có tính thẩm mỹ không cao.
  • Trong quá trình niềng có thể xảy ra tình trạng bung, tuột mắc cài.
  • Gây cảm giác vướng víu, khó chịu khi ăn hoặc nói chuyện.
  • Việc vệ sinh răng miệng cũng khá khó khăn vì thức ăn dễ bám vào mắc cài. 

Niềng răng hô mắc cài sứ

Phương pháp niềng răng này cũng tương tự như mắc cài kim loại nhưng chất liệu mắc cài được làm bằng sứ, có màu trắng tương đồng với răng thật. Điều này sẽ giúp quý khách tự tin hơn trong giao tiếp.

Ưu điểm của niềng răng mắc cài bằng sứ:

  • Mắc cài được làm bằng sứ có màu sắc được làm gần như tương đồng với màu răng nên ít bị lộ niềng khi giao tiếp.
  • Chất liệu sứ nguyên chất, lành tính nên không gây ra bất kỳ biến chứng, kích ứng nào cho sức khỏe.

Nhược điểm của niềng răng hô mắc cài sứ:

  • Mắc cài bằng sứ có giá thành cao hơn loại mắc cài bằng kim loại. 
  • Đôi khi xảy ra tình trạng bung, tuột mắc cài nếu vô tình ăn phải thức ăn quá cứng hoặc dai.
  • Mắc cài được gắn cố định trên răng nên có thể gây nên những khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. 

Niềng răng có mắc cài

Niềng răng không mắc cài [niềng răng Invisalign]

Hay còn được biết đến với tên gọi khác là niềng răng hô trong suốt. Thay vì sử dụng mắc cài và dây cung như phương pháp trên thì cách này sử dụng các khay nhựa trong suốt để tác động lực dịch chuyển răng đến vị trí đều và đẹp hơn.

Invisalign là một trong những công nghệ niềng răng trong suốt được đánh giá cao hiện nay, an toàn cho sức khỏe cũng như quá trình điều trị.

Ưu điểm của phương pháp niềng răng không mắc cài:

  • Đem lại tính thẩm mỹ cao, người đối diện khó có thể nhận biết là quý khách đang trong quá trình niềng răng.
  • Khay niềng trong suốt có thể tháo, lắp dễ dàng mà không cố định như phương pháp niềng răng mắc cài, vì vậy có thể dễ dàng trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Nhược điểm của phương pháp niềng răng trong suốt:

  • Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó là giá thành khá cao.
  • Mất nhiều thời gian đến nha khoa để thay khay niềng mới. Bởi cứ mỗi 2 tuần là quý khách phải quay lại nha khoa để kiểm tra và thay khay niềng mới để đảm bảo hiệu quả dịch chuyển hàm tốt nhất.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng hô ở đâu tốt? Hãy đến Nha khoa Thẩm mỹ Athena

Nhu cầu niềng răng hiện nay rất phổ biến, do đó quý khách hàng dễ dàng tìm thấy đơn vị cung cấp dịch vụ khi có nhu cầu. Tuy nhiên, niềng răng hô ở đâu tốt để đảm bảo an toàn, chất lượng, không gây đau đớn trong quá trình niềng răng quý khách cần tìm đến những cơ sở uy tín, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Và cần phải quan tâm đến việc niềng răng hô giá bao nhiêu để chuẩn bị trước chi phí cần thiết.

Nha khoa Thẩm mỹ Athena tự hào là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ niềng răng số 1 hiện nay trên thị trường.

Nha khoa Thẩm mỹ Athena – Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng trang thiết bị hiện đại!

Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng có thể mang những dịch vụ tiên tiến nhất đến quý khách hàng.

Niềng răng hô ở đâu tốt? Nha khoa Thẩm mỹ Athena sẽ là địa chỉ chất lượng mà quý khách có thể an tâm “chọn mặt gửi vàng”với đội ngũ y bác sĩ nha khoa trình độ chuyên môn cao.

Một số câu hỏi thường gặp khi niềng răng hô

Chi phí niềng răng hô là bao nhiêu?

Chi phí niềng răng hô hiện nay tại Nha khoa Thẩm mỹ Athena thường dao động từ 20 đến 120 triệu đồng/2 hàm. Chi phí niềng răng hô mắc cài và không mắc cài sẽ có sự chênh lệch lớn về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. 

Niềng răng hô có đau không?

Bản chất của việc niềng răng đó là tạo lực trên răng nhằm mục đích khiến răng dịch chuyển, vì vậy, cảm giác ê ẩm, đau nhức, khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức, ê buốt sẽ dần mất đi sau một thời gian. 

Để giảm thiểu đối đa tình trạng đau nhức do niềng răng, quý khách có thể lựa chọn phương pháp niềng răng không mắc cài.

Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Việc niềng răng có nhổ răng hay không còn phụ thuộc vào tình trạng hô và chỉ định của bác sĩ. Nếu cung hàm của quý khách còn đủ chỗ trống thì thường sẽ không bắt buộc phải nhổ răng.

Niềng răng hô xong có làm thay đổi khuôn mặt hay không?

Niềng răng xong có làm thay đổi gương mặt hay không sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng răng hô ban đầu là nhiều hay ít. Tuy nhiên, quý khách đừng quá lo lắng, bởi đa phần những trường hợp sau khi niềng răng đều có những thay đổi tích cực về khuôn mặt. 

Răng hô nên niềng hay bọc sứ?

Đối với các trường hợp bị hô nhẹ thì các nha sĩ và chuyên khoa da liễu khuyên là nên thực hiện niềng răng. Sau khi hàm đã được dịch chuyển về vị trí theo mong muốn thì sau đó có thể bọc răng sứ để cải thiện màu răng nếu quý khách gặp phải tình trạng bị ố, đen không thể khắc phục. 

Mọi thắc mắc về phương pháp niềng răng và chi phí niềng răng hô giá bao nhiêu? Niềng răng hô mất bao lâu? Niềng răng hô có đau không? Quý khách có thể liên lạc với Nha Khoa Athena để được tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp và an toàn nhất cho từng trường hợp cụ thể để quý khách có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ niềng răng mà không lo để lại di chứng. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0988622606 / 0931550552 để được tư vấn thêm!

Video liên quan

Chủ Đề