Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu sữa là đủ

Song song với việc ăn dặm, BÉ vẫn cần dùng đến sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển cho đến khi đạt đến giai đoạn cai sữa [ 18 – 24 tháng tuổi]. Vì thế mà ở thời điểm này, lượng sữa cho bé dùng hằng ngày cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt để phù hợp với “sức chứa” từ dạ dày và tránh gây quá tải lên hệ tiêu hóa. Vậy khi bắt đầu ăn dặm, bé uống sữa bao nhiêu là đủ.

1. Tại sao bé ăn dặm vẫn cần uống đủ sữa?

Nhiều mẹ cho rằng, ăn dặm với nguồn thực phẩm đa dạng phong phú nên việc bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé lúc này không thực sự cần thiết vì bé đã nạp đủ dưỡng chất cũng như tránh trường hợp thừa chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ sai lầm, theo khuyến cáo trong 12 tháng đầu đời sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn phải là nguồn dinh dưỡng chính của bé, các thực phẩm khác được cung cấp trong bữa ăn dặm sẽ chỉ được coi là bữa phụ.

Hơn nữa, các dưỡng chất cần thiết trong thực phẩm thường có hàm lượng trung bình, không quá cao vậy nên nếu không bổ sung thêm lượng sữa cho bé ăn dặm từ bên ngoài sẽ dẫn đến vấn đề thiếu chất làm cản trở quá trình phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí não trong tương lai.

Bé ăn dặm vẫn cần uống sữa

2. Lượng sữa cho bé trong giai đoạn ăn dặm là bao nhiêu?

Trong 12 tháng đầu tiên, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt, “chưa đủ sức” để tiêu hóa được một lượng thức ăn lớn được nạp vào cơ thể nhất là trong giai đoạn ăn dặm song song với việc dùng sữa. Cùng lúc bổ sung 2 nguồn dinh dưỡng lớn nên lượng sữa cho bé cũng như lượng ăn dặm cũng sẽ phải cân đo đong đếm sao phù hợp nhất đảm bảo không gây ra những vấn đề về rối loạn hệ tiêu hóa. Dưới đây, ba mẹ có thể tham khảo lượng sữa cho bé trong giai đoạn ăn dặm là bao nhiêu?

– Lượng sữa cho bé 6 tháng đã ăn dặm: Khi bé bắt đầu đạt cột mốc 6 tháng tuổi cũng là thời điểm giai đoạn ăn dặm bắt đầu, số cữ bú sẽ giảm xuống còn khoảng 5 cữ/ngày và lượng sữa cho mỗi cữ bú sẽ tăng lên, có thể trên 210ml/lần.

– Bé 7 tháng tuổi: giảm xuống 3 – 4 cữ bú với lượng sữa cho bé trong khoảng 180 – 220 ml

– Bé 8 tháng tuổi: 4 cữ bú với lượng sữa 200 – 220 ml

– Bé 9 – 12 tháng: 4 cữ bú với lượng sữa cho bé trong khoảng 240ml

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những số liệu tham khảo, lượng sữa cho bé mỗi ngày trong mỗi lần bú trong khoảng thời gian ăn dặm sẽ nhiều hoặc ít hơn phụ thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và sức ăn của từng bé. Nếu bé ăn ít thức ăn dặm, mẹ có thể tăng lượng sữa để bé no hơn, ngược lại nếu bé ăn nhiều thức ăn dặm thì lượng sữa mà con bú hàng ngày có thể giảm xuống một chút.

Có một công thức sẽ giúp mẹ tính được lượng sữa mà con cần bú trong mỗi cữ ăn hằng ngày chiếu theo cân nặng. Cách tính lượng sữa cho bé như sau:

Lượng sữa 1 cữ bú = 2/3 x cân nặng của con [kg] x 30ml

Ví dụ: Con nặng 7kg thì lượng sữa trong 1 cữ bé sẽ cần là: ⅔ x 7 x30 = 140ml sữa/cữ bú

Lượng sữa thích hợp khi ăn dặm

3. Dấu hiệu nhận biết lượng sữa cho bé có phù hợp hay không

Để nhận biết bé bú sữa có ngon miệng hoặc lượng sữa cho bé khi ăn dặm đã phù hợp chưa, cần dựa vào các dấu hiệu sau:

– Bé vui vẻ, thư giãn sau khi bú sữa.

– Bé tăng cân đều đặn: Theo kiến nghị thì bé nên tăng đều từ 100g đến 170g mỗi tuần, bắt đầu từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 7.

– Hệ tiêu hóa của con hoạt động ổn định, bé bị ướt ít nhất 6 cái tã mỗi ngày sau khi được cho bú và đi nặng đều đặn 3 lần là tốt.

– Với những mẹ cho con bú, thường bầu ngực sẽ cảm thấy nhẹ hơn sau khi tiết đủ một lượng sữa phù hợp cho con.

Bé hợp sữa giúp ăn dặm tốt hơn

Trong 6 tháng đầu cho đến khi đạt 12 tháng tuổi, việc ăn dặm của bé chỉ nên mang tính chất làm quen với nhiều hương vị và thức ăn mới đa dạng, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn phải được bổ sung đầy đủ với lượng sữa cho bé thích hợp có như vậy bé mới có thể phát triển mạnh mẽ, vượt trội và quan trọng không biếng ăn, kén ăn. Ngoài ra trong khoảng thời gian ăn dặm này mẹ có thể kết hợp cả sữa lẫn nguồn thực phẩm khác trong cùng 1 lần để nâng cao nguồn dinh dưỡng tốt nhất, không thể không nói đến 2 sản phẩm đang vô cùng được yêu thích trên thị trường hiện nay đó là Bột lắc ngũ cốc ăn dặm Blédine Bledina được thiết kế là loại bột ngũ cốc dùng để pha với sữa và sữa nước ngũ cốc Blédidej Bledina.

Ăn bổ sung [hay còn gọi là ăn sam, ăn dặm] là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn thức ăn gia đình.

Từ tháng thứ 7, sữa mẹ vẫn là nguồn quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên theo sự phát triển của trẻ, vì vậy trẻ cần được ăn thêm [ăn bổ sung] các thức ăn khác bên cạnh việc bú mẹ để bù đắp sự thiếu hụt này.

Trẻ cần được ăn bổ sung từ tháng thứ 7 [tròn 180 ngày tuổi] đồng thời tiếp tục bú mẹ tới 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung: 

- Sử dụng đa dạng các thực phẩm khi chế biến thức ăn cho trẻ: bữa ăn bổ sung của trẻ cần có ít nhất 5 trong tổng số 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm 8 [dầu ăn, mỡ] là thành phần bắt buộc có. 8 nhóm thực phẩm này được phân chia nhỏ từ 4 nhóm thực phẩm lớn để giúp các bà mẹ, người chăm sóc trẻ hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và chăm sóc dinh dưỡng trẻ tốt hơn.

1. Các thực phẩm cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể:

+ Nhóm 1: lương thực [gạo, ngô, khoai, sắn…].

2. Các thực phẩm cung cấp chất đạm:

+ Nhóm 2: các loại hạt [đậu, đỗ, lạc, vừng…].

+ Nhóm 3: Sữa và các chế phẩm từ sữa [sữa công thức, sữa chua, sữa tươi, phô mai,…]

+ Nhóm 4: thịt các loại [lợn, gà, bò,…], thủy sản [ cá, tôm, cua, ốc, lươn,…].

+ Nhóm 5: trứng [gà, vịt, chim cút,…] và các sản phẩm từ trứng.

3. Các thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ:

+ Nhóm 6: củ, quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ [bí ngô, gấc,…] hoặc rau tươi có màu xanh thẫm.

+ Nhóm 7: rau, củ, quả khác như su hào, củ cải,…

4. Các thực phẩm cung cấp chất béo:

+ Nhóm 8: dầu ăn, mỡ các loại. 

- Tận dụng các nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương. 

- Chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, hợp khẩu vị của trẻ. Không nên nêm nhiều nước mắm, gia vị mặn vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ. Sử dụng các thực phẩm bổ sung vi chất như nước mắm bổ sung sắt, bột canh bổ sung i ốt…Độ đặc, số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. 

- Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. 

- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì sẽ làm trẻ chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa.

Các bước chuẩn bị một bữa ăn bổ sung cho trẻ:

- Bước 1: Sơ chế thực phẩm 

+ Rửa thực phẩm sạch sẽ. 

+ Thái/nghiền nhỏ rau/củ/quả. Cần gọt vỏ củ/quả và loại bỏ hạt trước khi thái. 

+ Băm nhỏ hoặc xay thịt, cá, tôm... rồi hòa vào chút nước, đánh tan. Với bột/cháo trứng cần đánh tan trứng.

- Bước 2: Nấu chín cháo, bột 

+ Đong đủ lượng nước và bột/gạo cho vào xoong, nồi rồi nấu chín. Lưu ý quấy đều tay để bột không bị vón, cháo không bị bén nồi.

- Bước 3: Thêm trứng hoặc thịt/cá/tôm... 

+ Cho trứng đã đánh tan hoặc cho thịt/cá/tôm... đã băm nhỏ vào nồi bột/cháo.

+ Đảo đều tay trong khoảng 5 phút.

- Bước 4: Thêm rau/củ 

+ Cho rau/củ đã băm hoặc nghiền nhỏ vào nồi bột, cháo, đảo đều và nấu chín.

- Bước 5: Thêm dầu, mỡ và nêm mắm/muối/gia vị 

+ Thêm dầu, mỡ và nêm mắm/muối/gia vị [chú ý chọn loại có bổ sung i ốt và không cho trẻ ăn mặn] vào nồi cháo/ bột quấy đều rồi bắc ra khỏi bếp. Bột chín là bột khi đổ ra đã róc xoong.

* Lưu ý: Có thể kết hợp bước 2 và bước 3 [hoà bột cùng với thịt/cá/tôm trước rồi sau đó đặt lên bếp để nấu].

Các giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung: trẻ từ 7 – 9 tháng, 10 – 12 tháng và trẻ từ 13 -24 tháng.

Tháng tuổi

Loại thức ăn

Số bữa trong ngày

Số lượng mỗi bữa bột/cháo

7 - 9 tháng

Bột, thức ăn thái nhỏ hoặc nghiền

2 - 3 bữa bột + bú mẹ + Nước quả [4-6 thìa]

2 - 3 thìa khi tập ăn, sau tăng dần lên 2/3 bát con

Bú mẹ

10 - 12 tháng

Bột, thức ăn thái nhỏ hoặc nghiền

3 bữa bột + bú mẹ + nước quả [6-8 thìa]

3/4 bát con

Bú mẹ

13 - 24 tháng

Cháo đặc, thức ăn thái nhỏ hoặc nghiền, thức ăn có thể cầm nắm được Bánh, hoa quả

3 bữa cháo + 2 bữa phụ + bú mẹ

1 bát con [200ml]

Bú mẹ

Dinh dưỡng cho trẻ 7- 9 tháng tuổi:

- Khi bắt đầu ăn bổ sung, hệ tiêu hoá của trẻ cần có thời gian để thích nghi với thức ăn mới. Nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn lượng tăng dần, độ đặc tăng dần. Lúc đầu cho ăn 2-3 thìa bột mỗi lần, mỗi ngày cho trẻ ăn từ 2-3 lần. Thời gian làm quen này không quá 2 tuần.

- Khi trẻ đã quen với thức ăn mới, có thể tăng dần từ 2-3 bữa bột một ngày [mỗi bữa từ 1/2 - 2/3 bát ăn cơm].

- Cho trẻ uống thêm 4 - 6 thìa nước quả nghiền như nước cam, bưởi, hồng xiêm, đu đủ… - Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Với những trẻ không được bú mẹ vì lý do nào đó thì cần cho trẻ uống thêm 500 ml sữa một ngày [bao gồm sữa công thức, sữa chua, pho mai,…].

Chủ Đề