Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng

Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ xảy ra khi tổng thời gian ngủ ban ngày của trẻ ít hơn 5 tiếng và tổng thời gian ngủ ban đêm của con ít hơn 10 tiếng. Những trẻ này thường có nguy cơ chậm phát triển về trí não hơn so với những bé ngủ đủ giấc. Vậy trẻ 2 tháng quấy khóc khó ngủ có sao không và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?

1. Đôi nét về tình trạng trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ

Theo khuyến cáo của chuyên gia, thời gian ngủ trung bình của trẻ 2 tháng tuổi là từ 15 – 17 giờ mỗi ngày. Theo đó, thời gian ngủ ban ngày của trẻ là từ 6 – 7 giờ và thời gian ngủ ban đêm là khoảng 9 – 11 giờ. Do đó, trẻ 2 tháng tuổi được xem là ngủ ít khi thời gian ngủ ban ngày ít hơn 5 giờ và thời gian ngủ ban đêm ít hơn 10 giờ.

Rất nhiều trẻ quấy khóc khó ngủ khi 2 tháng tuổi

2. Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc và ngủ ít có sao không?

Với những trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi, thời gian ngủ của bé mỗi ngày rất nhiều. Điểm đặc biệt là thời gian ngủ của trẻ hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và thể chất.

Có thể thấy rõ một điều rằng, giấc ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Từ khi được sinh ra, trẻ đã thích ngủ nhiều và thường không thể thức quá 2 tiếng/ lần. Bởi vì nếu trẻ sơ sinh chơi lâu hơn 2 tiếng sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi và khó chìm vào giấc ngủ.

Từ 6 – 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn và ban ngày và vào ban đêm thì ngủ nhiều hơn, giấc ngủ cũng thường dài hơn. Nếu trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít thì sẽ gặp phải nguy cơ chậm phát triển về trí não hơn so với những bé cùng trang lứa. Ngoài ra, việc ngủ ít sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều và ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất của con.

Quấy khóc và khó ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và trí não của trẻ 2 tháng tuổi

3. Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và ngủ ít lúc 2 tháng tuổi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc và ngủ ít, chẳng hạn như:

– Không gian ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng và nhiều tiếng ồn, không thoải mái.

– Trẻ nhỏ bị thiếu những dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie,… khiến con hay tỉnh giấc, ngủ không sâu giấc, ngủ không đủ giấc. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, quấy khóc về đêm là dấu hiệu của việc bé bị thiếu canxi.

– Trẻ bú quá no hoặc chưa đủ no cũng khiến con bị khó ngủ.

– Tã hoặc bỉm bị ướt chưa kịp thay cũng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

– Trẻ 2 tháng tuổi mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ.

– Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến bé bị khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

– Quần áo của trẻ đang mặc không thấm mồ hôi, quá chật và không thoáng khí.

– Với những trẻ 2 tháng tuổi đang bú mẹ, nếu người mẹ sử dụng trà, cafe, rượu, thuốc lá,… cũng sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của con.

4. Những cách khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ quấy khóc và ngủ ít

4.1. Điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ

Nếu nguyên nhân là do phòng ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn thì bố mẹ phải điều chỉnh lại ngay. Vào ban đêm, bố mẹ nên cho con ngủ trong im lặng và giảm tối đa tiếng ồn.

Vào ban ngày, bố mẹ hãy giảm ánh sáng trong phòng ngủ để làm dịu mắt, cho con dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nhiệt độ phòng lý tưởng nhất để trẻ ngủ ngon là từ 28 – 29 độ C. Bố mẹ có thể sử dụng điều hòa và điều chỉnh ở mức nhiệt độ phù hợp và để một chậu nước mát nhằm cân bằng độ ẩm.

4.2. Cho con bú đủ cữ trước khi đi ngủ

Mẹ hãy cho con bú no trước khi đi ngủ và sau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ hãy đánh thức bé dậy để bú. Lưu ý là mẹ không được để trẻ 2 tháng tuổi ngủ liền 5 tiếng đồng hồ mà không cho con bú.

Mẹ nên cho bé bú đủ cữ trước khi ngủ

4.3. Một số cách khắc phục khác

Đối với những trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có dấu hiệu ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc nhiều về đêm là do bé thiếu canxi. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, rau xanh vào bữa ăn hàng ngày để tăng chất dinh dưỡng cho con.

Còn với những bé bú bình, mẹ cần phải kiểm tra xem thành phần của sữa có canxi không hoặc bổ sung theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, để con ngủ ngày ít hơn và tập cho con nhận thức ngày và đêm. Như vậy, trẻ 2 tháng tuổi sẽ ngủ tốt hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc và khó ngủ. Từ đó, tìm ra được nguyên nhân chính xác và có phương pháp xử trí kịp thời giúp con ngủ ngon giấc hơn.

Tùy theo độ tuổi, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể lên tới 16 tiếng/ngày. Thiếu ngủ, ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy, mẹ có biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Giấc ngủ là một trong số những chìa khóa vàng giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, vì thế mẹ nào cũng quan tâm chăm sóc giấc ngủ của con.

Trước khi biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ, bố mẹ cần biết vai trò của giấc ngủ đối với bé là gì.

Trong lúc bé ngủ, não bộ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng để giúp cơ thể phát triển chiều cao. Nhiều nghiên cứu chứng minh, trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ phát triển não tốt hơn so với trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc thường xuyên ngủ không ngon giấc.

Không chỉ vậy, việc ngủ nhiều, ngủ đủ giấc cũng giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tránh được các nguy cơ phát triển bệnh tật.

Một số lý do vì sao giấc ngủ quan trọng đối với trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Giấc ngủ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các vấn đề tim mạch và bệnh tiểu đường.
  • Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc cũng giảm rủi ro bị béo phì.
  • Trong lúc ngủ, cơ thể trẻ sơ sinh sản sinh một loại protein có tên là cytokines, giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi nhiễm trùng, bệnh tật.
  • Bé sơ sinh được ngủ đúng giờ giấc cũng có sức tập trung tốt hơn, và giảm thiểu khả năng bị chấn thương.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh.

>> Mẹ có thể quan tâm Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Những thông tin chi tiết dưới đây đảm bảo sẽ giúp các mẹ tốt hơn trong hành trình nuôi dạy con.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Tùy vào từng tuần tuổi mà bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau mẹ nhé!

1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Thời gian ngủ trung bình của bé từ 1-12 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng? Ở mỗi độ tuổi, thời gian ngủ của bé sẽ có sự khác biệt tùy vào từng tháng tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 1-4 tuần tuổi: Thời gian ngủ từ 15-16 tiếng/ngày.
  • Trẻ 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Thời gian ngủ của trẻ khoảng 14-16 tiếng/ngày.
  • Bé 12 tháng tuổi: Thời gian ngủ khoảng 12-13 tiếng/ngày.

Như vậy, với thắc mắc trẻ 1 tháng ngủ bao nhiêu là đủ, trẻ 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ thì khoảng 15-16 tiếng/ngày nhé mẹ.

Dưới đây là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo độ tuổi giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ.

>> Mẹ đã biết cách Tập ngủ xuyên đêm cho các bé đang bú chưa? Tìm hiểu ngay!

2. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Để có câu trả lời, mẹ tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong một ngày theo từng mốc tuổi nhất định nhé:

Độ tuổi Số giờ ngủ ban ngày Số giờ ngủ ban đêm Tổng thời gian ngủ
1 tuần 8 giờ 8 giờ 30 phút 16 giờ 30 phút
1 tháng 7 giờ 8 giờ 30 phút 15 giờ 30 phút
3 tháng 5 giờ 10 giờ 15 giờ
6 tháng 3 giờ 15 phút 11 giờ 14 giờ 15 phút
9 tháng 3 giờ 11 giờ 14 giờ
12 tháng 2 giờ 15 phút 11 giờ 30 phút 13 giờ 45 phút

Sau khi biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày, nhiều mẹ không tránh khỏi lo lắng không biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều vậy có tốt không? Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ nhằm trả lời câu hỏi này cho mẹ.

Nếu biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ mà mẹ lỡ để con ngủ nhiều thì có tốt không? Khác với người lớn chỉ cần ngủ ngày 8 tiếng; trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày chỉ để ngủ. Điều này có thể khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng vì không biết như vậy thì con có đang ngủ quá nhiều hay không.

Trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh nhiều có tốt không, các chuyên gia chia sẻ rằng, trẻ sơ sinh cần ngủ 13-16 tiếng/ngày mới đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển.

Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng sau khi biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ. Việc trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ là rất tốt. Khi bé ngủ, mẹ không nên đánh thức bé dậy để ép con ăn. Giấc ngủ của mỗi bé sơ sinh có thể khác nhau nhưng trung bình là 2-3 tiếng đồng hồ, nhiều bé có giấc ngủ kéo dài tới 4 giờ. Nếu trong thời gian này, mẹ để ý thấy bé ngủ ngon, nhịp thở đều, da dẻ hồng hào thì hãy để con tiếp tục ngủ cho đẫy giấc nhé.

Với thắc mắc trẻ ngủ trưa bao nhiêu là đủ thì còn tùy vào từng bé. Thời gian ngủ của trẻ có thể là 2 hoặc 3 tiếng. Vậy trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ? Hầu hết các mẹ không thể can thiệp vào chuyện này vì bé cứ ngủ một giấc 2 tiếng lại thức chơi rồi ngủ. Song mẹ hãy tập cho bé đi ngủ lúc 9-10 giờ tối để bé có thể ngủ một giấc dài 4-5 tiếng. Như vậy là mẹ đã nắm được thông tin trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ rồi phải không?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Mẹ đừng thấy bé ngủ quá nhiều mà lo lắng nhé!

Cách chăm sóc giấc ngủ cho con sau khi biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ

Không chỉ phải lưu tâm trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ, mẹ cũng cần biết cách giúp bé có giấc ngủ sâu, không bị thức giấc.

Có rất nhiều mối hiểm họa có thể ập đến với trẻ thơ ngay cả trong giấc ngủ. Để bảo vệ con yêu trong lúc ngủ, mẹ nên chú ý tới những điều sau nhé.

  • Cho bé ngủ nằm ngửa, kể cả bé sinh non.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc giỏ mây ở phòng ngủ của mẹ. Hoặc mẹ có thể cho bé ngủ trong nôi được gắn cạnh giường của ba mẹ.
  • Tránh để bé ngủ trên giường chung với bố mẹ. Theo nghiên cứu của Đại học Y Saint Louis cho thấy, bé dưới 8 tháng tuổi ngủ chung giường với bố mẹ dễ có nguy cơ bị ngộp thở hoặc mắc kẹt giữa tường và nôi gấp 40 lần.
  • Tránh để quá nhiều đồ xung quanh nơi bé ngủ như chăn, bao gối, nệm, khăn trải giường, các loại đồ chơi.
  • Không mặc quá nhiều áo, trùm chiều chăn cho bé cũng như không để nhiệt độ phòng quá nóng khi bé ngủ. Tuyệt đối tránh khói thuốc lá, khói khí đốt trong nhà vì có thể làm tăng nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh.
  • Không để bé ngủ trên ghế sofa.
  • Người lớn luôn để mắt đến bé, không được để thú nuôi đến gần bé như mèo, chó.

>> Mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Mẹo nào cho mẹ?

Trong quá trình tìm hiểu trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ, mẹ cũng cần để ý chỉnh tư thế ngủ của trẻ để tránh những tác động xấu đến con.

1. Tránh chứng trẻ bị méo đầu

Các điểm bằng phẳng trên đầu [còn gọi là đầu lép, đầu bẹt, đầu dẹt, đầu méo,…] có thể phát triển khi bé được liên tục cho nằm cùng một vị trí. Có nghĩa là nếu mẹ cho bé nằm ở một tư thế như nằm ngửa thì trẻ dễ bị méo sau đầu.

Để tránh điều này, mẹ nên chú ý thực hiện các điều sau:

  • Thay đổi vị trí ngủ cho bé: Hầu hết các bé thích quay mặt về hướng có hoạt động trong phòng, vì thế thỉnh thoảng mẹ hãy thay đổi hướng nằm cho bé bằng cách để con nằm ở vị trí ngược đầu với vị trí cũ.
  • Cho bé nằm sấp: Mỗi khi bé thức giấc, mẹ có thể cho con nằm sấp vài phút để giúp tăng cường cho các cơ ở thân trên và giúp bé học cách xoay đầu.
  • Hạn chế cho bé nằm ở một tư thế và nằm nôi di động: Tránh để bé nằm lâu ở một tư thế vì dễ bị méo đầu. Thay vào đó, mẹ nên thay đổi vị trí nằm cho bé thường xuyên trong ngày và khi bé tỉnh giấc, hãy cho con nằm sấp một lúc mẹ nhé.
  • Cách chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh: Nếu phát hiện bé bị méo đầu, mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để bác sĩ nhi khoa chỉ cho phương pháp tập luyện nhằm điều trị vùng đầu bị méo. Hoặc bác sĩ sẽ dùng phương pháp dùng mũ “nắn đầu” để điều chỉnh đầu cho bé.
Tư thế ngủ của bé cũng cần chú ý như trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ: mẹ hãy thường xuyên cho bé nằm sấp vài phút khi bé thức giấc

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Nếu bé ngủ ít thì phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban ngày như dưới đây để con có thể ngủ nhiều hơn nhé.

  • Mở nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon.
  • Hát ru con.
  • Mẹ ăn hạt sen còn nguyên tâm sen. Vì hạt sen có tác dụng giúp ngủ ngon, khi mẹ ăn vào, các hoạt chất của hạt sen cũng có thể đi vào dòng sữa mẹ để bé bú và ngủ ngon giấc.
  • Massage lưng và đầu cho bé.
  • Để nhiệt động phòng mát mẻ.
  • Tránh tiếng ồn.
  • Đặt bé nằm ở tư thế ngủ của trẻ sơ sinh mà con cảm thấy dễ chịu nhất.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Ở mỗi giai đoạn phát triển, giấc ngủ của bé lại có sự thay đổi khác nhau. Mẹ nên ghi nhớ bảng thời gian trung bình trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ cùng với những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé mà MarryBaby đã chia sẻ. Từ đó, giúp con có chất lượng giấc ngủ tốt nhất nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề