Triệu chứng của ung thư phổi như thế nào năm 2024

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến ở nữ giới, bên cạnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung với tỷ lệ mắc mới gia tăng nhanh. Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới dường như không khác biệt nhiều so với ung thư phổi nói chung.

Triệu chứng của ung thư phổi như thế nào năm 2024

Tình hình ung thư phổi ở phụ nữ

Dù đã từng được xem là một căn bệnh hiếm gặp, cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, ung thư phổi đã vượt qua ung thư vú trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới. Cứ mỗi bốn ca tử vong vì ung thư ở nữ thì có một trường hợp là do ung thư phổi. Có một quan niệm phổ biến là ở nữ giới, ung thư vú cướp đi nhiều sinh mạng hơn ung thư phổi, nhưng sự thật không phải như vậy. Mỗi năm số phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú nhiều hơn nhưng ung thư phổi mới là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn bất kỳ ung thư nào khác.

Đã từ lâu tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới luôn cao hơn nữ giới, nhưng khoảng cách này đang ngày càng thu hẹp lại. Trong khi tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới đang có xu hướng giảm, thì tỷ lệ nữ giới mắc ung thư phổi đã tăng gấp 6 lần trong 30 năm qua. Khi xét về tỷ lệ tử vong, số ca chết do ung thư phổi ở nam giới đã giảm, trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nữ giới không ngừng tăng từ giữa những năm 1970 đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, và chỉ mới được duy trì ở mức ổn định trong vài năm gần đây.

Theo một số chuyên gia, những xu hướng này phần nào phản ánh sự thay đổi trong tình hình hút thuốc lá ở hai giới. Trước đây, hút thuốc lá là một điều bình thường ở nam giới, nhưng với nữ giới nó được xem là một điều khó chấp nhận. Nhiều thập kỷ sau, khi các chuẩn mực xã hội thay đổi, phong trào bình đẳng giới lan rộng, phụ nữ bắt đầu hút thuốc lá nhiều hơn.

Ung thư phổi thường được chẩn đoán trung bình sau 20-30 năm tiếp xúc với các chất sinh ung từ thuốc lá, nên nhiều chuyên gia cho rằng gia tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nữ giới hiện nay là hậu quả từ quá trình tăng hút thuốc lá từ những thập niên trước. Tỷ lệ hút thuốc lá ở phụ nữ thấp hơn so với nam giới chỉ khoảng 8% so với 23%. Tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới đã giảm mạnh hơn nhiều so với nữ giới trong suốt 40 năm qua – số lượng nam giới hút thuốc đã giảm khoảng 50% kể từ những năm 1960, trong cùng thời gian này số lượng nữ giới hút thuốc chỉ giảm 25%.

Tuy nhiên, những thay đổi trong hành vi hút thuốc lá không thể giải thích đầy đủ cho sự gia tăng số ca mắc ung thư phổi ở nữ giới. Các thống kê mới cho thấy căn bệnh này đang gia tăng ở những phụ nữ trẻ chưa bao giờ hút thuốc. Hiện nay, trong số các trường hợp mắc ung thư phổi mới, một trong năm phụ nữ và một trong 12 nam giới chưa hề tiếp xúc với khói thuốc. Chỉ tính riêng trong nhóm chưa bao giờ hút thuốc lá, số lượng nữ giới mắc ung thư phổi cao gấp 3 lần nam giới, và tử vong do ung thư phổi ở nhóm này xếp hàng thứ bảy tính trên toàn thế giới.

Nhìn chung, hơn 60% bệnh nhân ung thư phổi mới là những người chưa bao giờ hút thuốc hoặc là người đã từng hút thuốc, và phần lớn những người chưa bao giờ hút thuốc là nữ giới.

Đặc điểm lâm sàng

Ung thư phổi hình thành trong các mô của phổi, và có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư phổi là kết quả từ sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi, chúng tạo thành các khối u xâm lấn, chèn ép nhu mô phổi lân cận, cuối cùng làm suy giảm khả năng cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể.

Ung thư phổi được chia thành hai nhóm chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ là dạng bệnh tiến triển nhanh hơn, phần lớn không thể phẫu thuật, chiếm 10 – 20% các trường hợp ung thư phổi, 80-90% còn lại là ung thư phổi không tế bào nhỏ, bao gồm một số phân nhóm, đặc biệt là ung thư phổi tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô tuyến hiện là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở những người trẻ chưa bao giờ hút thuốc.

Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới

Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới dường như không khác biệt nhiều so với ung thư phổi nói chung. Các dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới có thể bắt đầu bằng triệu chứng mệt mỏi và khó thở. Người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng phổ biến như: (1)

  • Đau lưng, đau vai: Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện ung thư khi khối u đã di căn đến xương, các cơn đau đã xuất hiện từ trước nhưng dễ nhầm lẫn với bệnh xương khớp. Tuy nhiên, nếu cơn đau có các dấu hiệu sau đây, có thể gợi ý ung thư: đau xuất hiện vào ban đêm; đau kéo dài và trậm trọng hơn kể cả khi nghỉ ngơi; đau nặng hơn khi hít thở sâu.
  • Đau ngực: Xảy ra phổ biến nhất khi khối u đã xâm lấn tới màng phổi, đặc biệt nếu người bệnh mắc ung thư biểu mô tuyến phổi. Người bệnh có thể cảm thấy đau khi hít thở sâu, đau dữ dội. Nếu tình trạng tràn dịch màng phổi xuất hiện, khó thở sẽ trầm trọng hơn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát: Bao gồm viêm phế quản, viêm phổi,… tình trạng nhiễm trùng sẽ tăng lên khi khối u bắt đầu tiến triển, di căn.
  • Ho dai dẳng: Là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi, ho có thể có đờm, không đờm, khò khè hoặc không khò khè.
  • Ho ra máu: Đây là dấu hiệu gợi ý ung thư phổi tiềm ẩn nhất. 7% các bệnh nhân chỉ có triệu chứng duy nhất này tại thời điểm chẩn đoán.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Chán ăn.
  • Gần 50% các trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi lần đầu khi khối u đã di căn đến các cơ quan khác của thể như não, xương, gan, tuyến thượng thận, gây ra các triệu chứng khác nhau như: Khối u di căn tới não có thể gây đau đầu, co giật, mất thị giác,…; Khối u di căn gan có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, vàng da, ngứa,…; Khàn giọng có thể xảy ra khi khối u đè lên dây thần kinh gần dây thanh âm.
  • Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không hề biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi đến đã tiến xa.

Một số tình trạng hiếm gặp có thể xảy ra bao gồm:

Triệu chứng của ung thư phổi như thế nào năm 2024

  • Hội chứng cận ung thư: Là những rối loạn hiếm gặp do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với khối u, bao gồm các triệu chứng như chuột rút (do tăng nồng độ canxi máu), suy nhược (do giảm nồng độ natri máu), phù nề, khuôn mặt trăng rằm (do hội chứng Cushing).
  • Hội chứng Horner: Xảy ra do đường dẫn truyền thần kinh từ não đến mặt bị gián đoạn. Triệu chứng phổ biến nhất là sụp mí mắt trên.
  • Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: Xảy ra khi tĩnh mạch chủ trên bị chèn ép, khiến lưu lượng máu vận chuyển đến tim bị tổn hại.

Nguyên nhân ung thư phổi ở phụ nữ

Một số yếu tố nguy cơ được cho có liên quan đến nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ như:

1. Giới tính

Nguy cơ mắc ung thư phổi của một cá nhân có thể được tạo ra do sự kết hợp của giới tính và các yếu tố liên quan đến giới tính. Giới tính đề cập đến sự khác biệt về mặt sinh học như bản chất di truyền, nồng độ hormon giữa giới nam và giới nữ; trong khi các yếu tố liên quan đến giới tính nói đến các hành vi, lối sống chịu ảnh hưởng bởi quan niệm xã hội, truyền thống văn hoá áp đặt lên khái niệm nam tính và nữ tính. Một yếu tố khác là sức khoẻ giới đề cập đến các yếu tố các phụ thuộc giới tính khác như tuổi bắt đầu hút thuốc lá, cách thức hút thuốc lá (số lượng thuốc hút, hút chủ động hay thụ động, loại thuốc hút…).

2. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi và có liên quan với 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới và gần 80 % ở nữ giới. Nhiều yếu tố nguy cơ khác cũng đã được chứng minh có liên quan đến ung thư phổi, nhưng ngay cả khi tổng hợp lại tác động của chúng cũng nhỏ hơn nhiều so với hút thuốc lá. Các yếu tố nguy cơ khác chủ yếu liên quan đến môi trường sống và tiếp xúc nghề nghiệp với các tác nhân như amiăng, radon, asen, crôm và niken.

Mặc dù mối liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi là không thể bàn cãi, nhưng liệu có sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ khi xét đến khả năng mắc ung thư phổi do hút thuốc vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy khi lượng hút thuốc lá là như nhau, có rất ít bằng chứng chứng minh nữ giới hút thuốc có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hút thuốc. Nhiều nghiên cứu khác lại cho thấy điều ngược lại, phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn ở mọi mức độ tiếp xúc với thuốc lá, và phụ nữ có thể dễ bị thuốc lá tác động gây ung thư hơn so với nam giới.

Triệu chứng của ung thư phổi như thế nào năm 2024
Hơn 60% bệnh nhân ung thư phổi mới là những người chưa bao giờ hút thuốc hoặc là người đã từng hút thuốc, và phần lớn những người chưa bao giờ hút thuốc là nữ giới.

Trong nhóm mắc ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc, phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới. Trong một nghiên cứu lớn, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở phụ nữ từ 40-79 tuổi chưa bao giờ hút thuốc dao động từ 14-21 trường hợp trên 100.000 người/năm, trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ dao động từ 5-14 trường hợp trên 100.000 người/năm.

Mặc dù vẫn chưa rõ lý do tại sao nữ giới chưa bao giờ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn, nhiều nhà khoa học cho rằng khả năng mắc bệnh ở nhóm này có thể liên quan đến các yếu tố như hút thuốc lá thứ cấp hay hút thuốc lá thụ động (tiếp xúc khói thuốc lá do người khác hút), tiền sử mắc các bệnh phổi trước đó và ảnh hưởng của nội tiết cũng như các yếu tố di truyền.

Một nghiên cứu gần đây đề cập đến đột biến gen ức chế u cũng có thể giúp giải thích sự phát triển của ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Nghiên cứu này ghi nhận khoảng 30% người mắc ung thư phổi không hút thuốc lá có cùng một đột biến hiếm gặp trong gen ức chế u, từ đó đã cản trở khả năng ức chế hình thành khối u của cơ thể. Nghiên cứu này là một bước đột phá đầy hứa hẹn trong quá trình tìm hiểu cơ chế sinh ung ở những bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc lá. Bên cạnh nhóm ung thư phổi do hút thuốc lá, các trường hợp mắc ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc phản ánh tính đa dạng và phức tạp trong tiến trình hình thành và phát triển của căn bệnh này. (2)

3. Sinh học và di truyền

Ngoài tình trạng hút thuốc lá và tiền sử gia đình, có nhiều bằng chứng chứng minh tác động của nội tiết tố và các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến quá trình khởi phát ung thư phổi. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng độc lập hay tương tác với tình trạng hút thuốc. Những yếu tố này bao gồm:

  • Ảnh hưởng của hormon: Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa estrogen và sự phát triển của ung thư phổi, đặc biệt là dạng ung thư biểu mô tuyến. Estrogen chủ yếu giúp điều hòa một số chức năng của hệ sinh sản ở cả nam và nữ, nhưng cũng tham gia vào các chức năng không sinh sản khác như phân chia và tăng trưởng tế bào. Các nhà nghiên cứu cho rằng estrogen có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy ung thư phổi bằng cách kích hoạt các thụ thể estrogen có mặt trên các tế bào ung thư, khiến những tế bào này phát triển và lan rộng trong phổi.
  • Liệu pháp hormon thay thế: Đã có bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa liệu pháp hormon thay thế và ung thư vú, vì vậy tìm hiểu tác động của liệu pháp này với ung thư phổi cũng đã được đặt ra. Nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Women’s Health Initiative đã kết luận ở phụ nữ sau mãn kinh, liệu pháp hormon thay thế kết hợp estrogen và progesterone không làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, tuy nhiên, phụ nữ dùng liệu pháp này sau khi mắc ung thư phổi có nguy cơ tử vong cao hơn. Một số nghiên cứu ít nghiêm ngặt hơn cũng đã xem xét mối liên hệ có thể có giữa liệu pháp hormon thay thế và nguy cơ mắc ung thư phổi. Những nghiên cứu này kêu gọi xem xét cẩn thận trước khi sử dụng liệu pháp hormon thay thế cho phụ nữ đã được chẩn đoán mắc ung thư phổi hoặc những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

Phương pháp điều trị ung thư phổi ở nữ giới

Phương pháp điều trị ung thư phổi bao gồm:

  • Phẫu thuật: Phương pháp này bao gồm cắt u, cắt một hoặc nhiều thùy phổi và nạo hạch.
  • Hóa trị: Đây là phương thức điều trị ung thư bằng thuốc hóa chất. Hóa chất được truyền chậm qua tĩnh mạch, từ đó đi khắp cơ thể người bệnh. Hóa trị có thể được dùng kết hợp với các liệu pháp khác như xạ trị, liệu pháp miễn dịch…
  • Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao (tia xạ) để điều trị ung thư. Tia xạ làm tổn thương tế bào ung thư, khiến chúng ngừng sinh sản và chết đi.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Các thuốc nhắm trúng đích có thể nhắm vào một số đột biến gen nhất định của ung thư phổi, giúp làm chậm sự phát triển của khối u.
  • Liệu pháp miễn dịch: Chất ức chế chốt kiểm soát có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư phổi.
    Triệu chứng của ung thư phổi như thế nào năm 2024
    Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến ở nữ giới, bên cạnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung với tỷ lệ mắc mới gia tăng nhanh.

Mặc dù chỉ định điều trị chủ yếu được xác định bởi loại ung thư phổi và giai đoạn bệnh, một số phân tích hồi cứu ghi nhận lựa chọn phương pháp điều trị có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Tại Hoa Kỳ, dữ liệu giám sát quốc gia trong 25 năm cho thấy tỷ lệ điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật cao hơn ở nữ giới, trong khi xạ trị được áp dụng thường xuyên hơn cho nam giới. Sự khác biệt này có thể do bệnh nhân nam già hơn và có nhiều bệnh đồng mắc hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ tại sao có sự khác biệt trong lựa chọn điều trị và tác động này có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ sống sót cho cả hai giới.

Tiên lượng sống còn

Phụ nữ mắc ung thư phổi có xu hướng sống lâu hơn nam giới. Ung thư phổi nhìn chung thuộc nhóm tiên lượng xấu – chỉ 16% bệnh nhân sống sót sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán. Tuy nhiên, phụ nữ sống lâu hơn nam giới ở mọi giai đoạn bệnh, bất kể giai đoạn khi mới chẩn đoán, loại ung thư phổi hay lựa chọn điều trị.

Phụ nữ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ sau phẫu thuật có tỷ lệ sống còn 5 năm cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân của sự chênh lệch này vẫn chưa rõ ràng. Lý giải từ một số nghiên cứu là do có sự khác biệt về loại ung thư phổi và giai đoạn bệnh giữa hai giới.

Nữ giới thường có xu hướng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn, làm tăng khả năng phẫu thuật triệt để, do đó tăng khả năng sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu khi đã hiệu chỉnh để loại bỏ các yếu tố này vẫn cho thấy giới nữ là một yếu tố tiên lượng độc lập liên quan đến cải thiện thời gian sống sau phẫu thuật. Ngoài giới tính nữ và đã được phẫu thuật triệt để, những yếu tố như tuổi trẻ và kích thước bướu nhỏ là những yếu tố tiên lượng khả năng sống cao hơn.

Tương tự như trên, những phụ nữ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng hóa trị tiền phẫu có tỷ lệ sống sót cao hơn nam giới. Ưu thế về sống còn này vẫn được duy trì với phụ nữ mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, loại mô học bất kỳ, được điều trị bằng liệu pháp toàn thân.

Xạ trị cũng có vẻ hiệu quả hơn ở một số nhóm phụ nữ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Một nghiên cứu khảo sát liệu pháp xạ trị và tỷ lệ sống sót trên nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ ghi nhận phụ nữ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1 không thể phẫu thuật có tỷ lệ sống còn toàn bộ tốt hơn khi được xạ trị. Phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư phổi tế bào nhỏ cũng có sống còn cao hơn nam giới, nhưng lý do cho lợi thế này chưa được hiểu rõ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ các yếu tố góp phần vào lợi thế sống còn của phụ nữ ở tất cả các loại và giai đoạn của ung thư phổi.

Sự khác biệt về giới tính trong các liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích giúp bác sĩ cá thể hóa điều trị bằng cách xem xét các đặc điểm riêng biệt trong tế bào ung thư của mỗi bệnh nhân, có thể là các đột biến gen hoặc protein, từ đó lựa chọn ra các điều trị phù hợp nhất cho từng loại bệnh cụ thể.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi ngày nay nhấn mạnh đến vai trò của việc ức chế các đột biến nhất định gây ung thư và ngăn chặn các thụ thể yếu tố tăng trưởng tham gia vào quá trình phân chia giúp các tế bào ung thư phổi phát triển và di căn.

Một trong những đích phân tử có tiên lượng tốt nhất trong ung thư phổi là gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR). Trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, đột biến EGFR chiếm tỷ lệ thấp nhưng được ghi nhận cao hơn ở nhóm phụ nữ không hút thuốc loại ung thư biểu mô tuyến. Điều trị bằng các thuốc nhắm trúng đích (TKI) cho các đột biến EGFR phù hợp giúp kéo dài thời gian sống còn ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Các TKI vô hiệu hóa tín hiệu trong đột biến EGFR khiến ung thư phổi không thể phát triển.

Phụ nữ được điều trị bằng TKI nhắm đích EGFR có thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và thời gian sống tổng thể lâu hơn nam giới. Những bệnh nhân không hút thuốc, mắc ung thư biểu mô tế bào tuyến, chủng tộc châu Á cũng cho thấy tỷ lệ đáp ứng tốt hơn với loại thuốc này so với các bệnh nhân khác.

Một đích phân tử khác, gen EML4-ALK, đã được ghi nhận thường gặp hơn trong nhóm người không hút thuốc. Bệnh nhân mang đột biến EML4-ALK thường trẻ hơn và có tỷ lệ nam giới cao hơn so với nhóm bệnh nhân có đột biến EGFR. Các TKI nhắm đích ALK cũng giúp cải thiện sống còn vượt trội hơn hẳn so với những nhóm không có đột biến này.

Cách phòng ngừa ung thư phổi ở nữ giới

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách phòng ngừa ung thư phổi ở nữ giới hiệu quả nhất vẫn là không hút thuốc lá, duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày.

Dưới đây là đối tượng được khuyến cáo nên tầm soát ung thư phổi hàng năm theo Cục Y tế dự phòng Hoa Kỳ (CDC): Người ≥ 50 tuổi + tiền sử hút thuốc 20 gói.năm hoặc nhiều hơn. Đơn vị gói.năm = số điếu thuốc hút trung bình 1 ngày/20 × số năm hút thuốc (một gói có 20 điếu). (3)

Phương pháp hiệu quả cao nhất để tầm soát ung thư phổi và hiện đang được khuyến cáo là chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp, hay còn gọi là chụp CT ngực liều thấp.

Triệu chứng của ung thư phổi như thế nào năm 2024

Chụp CT ngực liều thấp sử dụng hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) cùng một lượng bức xạ thấp hơn nhiều so với lượng chuẩn, giúp chụp lại hình ảnh bên trong cơ thể từ nhiều góc độ khác nhau. Trong tầm soát ung thư phổi, chụp CT ngực liều thấp không cần sử dụng thuốc cản quang.

Kết quả chụp CT ngực liều thấp sẽ được so sánh với kết quả trước đó. Thời gian cho lần chụp kế tiếp có thể là hàng năm, hoặc thay đổi tùy theo nguy cơ và kết quả ở những lần chụp CT trước đó.

Việc tiếp xúc nhiều lần với lượng bức xạ thấp cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư. Vì vậy, tầm soát chỉ được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có nhiều ưu điểm vượt trội trong tầm soát ung thư phổi giai đoạn sớm. Cụ thể máy cho hình ảnh phổi từ nhiều góc độ, không bị chồng lấp bởi các cơ quan khác trong lồng ngực như chụp X-quang thông thường. Nhờ đó, chỉ cần sử dụng tia X liều thấp, hệ thống có thể phát hiện các nốt phổi bất thường kích thước nhỏ 2-3 mm, tăng cơ hội điều trị khỏi ung thư phổi cho người bệnh.

Bệnh nhân nên chủ động thăm khám khi có các triệu chứng bất thường xảy ra như:

  • Ho nhiều, ho dai dẳng không đáp ứng điều trị nội khoa thông thường;
  • Ho có đờm;
  • Ho ra máu;
  • Bị đau ở ngực hoặc vai;
  • Mệt mỏi, suy nhược;
  • Hụt hơi;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Phát hiện kịp thời ngay từ thời điểm bệnh ở giai đoạn sớm, không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ sẽ giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh.

Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị ung thư phổi tại khoa Ung bướu, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

Cuối cùng, chị em phụ nữ cần nâng cao nhận thức về ung thư phổi. Vì không chỉ hút thuốc, mà còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác thúc đẩy số ca ung thư phổi ở nữ giới tăng dần qua từng năm.

Ung thư phổi có những triệu chứng gì?

2.1. Ho kéo dài. Ho là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh lý hô hấp, bao gồm cả ung thư phổi. ... .

2.2. Ho kèm theo những dấu hiệu bất thường. ... .

2.3. Đau ngực. ... .

2.4. Khàn giọng kéo dài. ... .

2.5. Thở khò khè, khó thở ... .

2.6. Cân nặng giảm bất thường. ... .

2.7. Đau đầu. ... .

2.8. Đau mỏi cơ.

Ung thư phổi bao lâu thì chết?

Ung thư phổi tế bào nhỏ (ung thư phổi tế bào nhỏ ) có độ ác tính rất cao. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn hạn chế, tỷ lệ sống sót sau năm năm là 14 phần trăm. Thời gian sống thêm trung bình là 16 đến 24 tháng. Thời gian sống trung bình đối với ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn rộng là từ sáu đến 12 tháng.

Ung thư phổi có triệu chứng như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi – Đau ngực: Đau ngực vùng tổn thương, đau ít hoặc nhiều, có trường hợp đau rất dữ dội. ‎– Khó thở: Viêm phổi nhẹ không có khó thở, những trường hợp nặng bệnh nhân thường thở nhanh nông, có thể có co kéo cơ hô hấp. – Sốt: Sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không.

Làm sao để kiểm tra ung thư phổi?

Các phương pháp khám tầm soát ung thư phổi hiệu quả.

Chụp X-quang phổi. Hầu hết khối u phổi sẽ xuất hiện trên hình ảnh X-quang dưới dạng các vùng màu xám trắng. ... .

Chụp CT Scan phổi liều thấp. ... .

Nội soi phế quản. ... .

Xét nghiệm tế bào đờm. ... .

Sinh thiết phổi. ... .

Xét điểm các chất chỉ điểm khối u trong máu..