Trung quốc có bao nhiêu nhà máy điện hạt nhân

TTO - Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch mở rộng nhà máy điện hạt nhân Xương Giang [đảo Hải Nam]. Đây là nhà máy hạt nhân đã được Tuổi Trẻ phản ánh năm 2016, nằm cách đảo Bạch Long Vĩ [Hải Phòng] khoảng 100km.

Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang trên đảo Hải Nam - Ảnh: Cục an toàn hạt nhân Trung Quốc

Kế hoạch mở rộng nhà máy điện hạt nhân Xương Giang đã được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phê duyệt trong nỗ lực "giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than và bảo vệ môi trường".

Một dự án điện hạt nhân khác ở tỉnh Chiết Giang cũng được ông Lý Khắc Cường phê duyệt xây dựng trong cuộc họp ngày 2-9, trang web của Chính phủ Trung Quốc cho biết thêm.

Hãng tin Reuters dẫn bản tin ngày 3-9 của Đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc cho biết đây là giai đoạn 2 của nhà máy Xương Giang. Dự kiến có thêm hai lò phản ứng hạt nhân được xây dựng tại nhà máy này. Các khoản đầu tư bổ sung lên tới 5,77 tỉ USD và hoàn thành trong vòng 60 tháng.

Một thông cáo của chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh dự án này sẽ "thúc đẩy đáng kể việc làm, giảm lượng khí thải độc hại vào khí quyển, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường".

Hãng thông tấn Tass của Nga dẫn các nguồn thạo tin cho biết nhà máy điện hạt nhân Xương Giang nằm ở phía tây đảo Hải Nam. Hiện nhà máy này đã có hai lò phản ứng đi vào hoạt động năm 2015 và 2016. Công suất của mỗi lò phản ứng này khoảng 1.200MW.

Hiện nhà máy hạt nhân này chỉ mới hoạt động khoảng 1/3 công suất thiết kế. Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ nâng công suất lên tối đa vào năm 2026.

TTO - Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng ít nhất 150 lò phản ứng hạt nhân mới trong 15 năm tới, nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới đã xây dựng trong 35 năm qua.

Lò phản ứng hạt nhân thuộc Nhà máy điện hạt nhân Dayawan ở Thâm Quyến [Trung Quốc] - Ảnh: XINHUA

Theo Hãng tin Bloomberg, xây dựng 150 lò phản ứng hạt nhân có thể tiêu tốn ngân sách Trung Quốc tới 440 tỉ USD. Sớm nhất vào giữa thập niên này, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới.

Đầu năm 2021, Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh năng lượng nguyên tử sẽ được phát triển mạnh với các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch 5 năm.

Ngay sau đó, chủ tịch Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc nêu rõ mục tiêu dài hạn là đạt 200 gigawatt vào năm 2035, đủ để cung cấp năng lượng cho hơn 10 thành phố có quy mô như Bắc Kinh, theo Bloomberg.

Kế hoạch của Trung Quốc là thay thế gần như toàn bộ 2.990 nhà máy phát điện đốt than bằng năng lượng sạch vào năm 2060. Để biến điều đó thành hiện thực, năng lượng gió và mặt trời cũng sẽ trở thành ưu thế trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc.

Theo đánh giá năm 2020 của các nhà nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa, năng lượng hạt nhân sẽ chiếm 1/3 nhu cầu năng lượng của Trung Quốc.

Dù Trung Quốc không tiết lộ chi phí chính xác xây dựng các lò phản ứng hạt nhân, nhưng các nhà phân tích bao gồm BloombergNEF [bộ phận nghiên cứu chiến lược bao gồm các thị trường hàng hóa toàn cầu và các công nghệ đột phá của Tập đoàn Bloomberg] và Hiệp hội Hạt nhân thế giới ước tính Trung Quốc có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân với giá khoảng 2.500 - 3.000 USD cho mỗi kilowatt điện, bằng 1/3 chi phí của các dự án gần đây ở Mỹ và Pháp.

Trung Quốc cũng kỳ vọng các dự án trong nước sẽ thuyết phục được những người mua tiềm năng ở nước ngoài. Vào năm 2019, cựu chủ tịch Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc cho biết nước này có thể xây dựng 30 lò phản ứng ở nước ngoài và thu về cho các công ty Trung Quốc 145 tỉ USD vào năm 2030.

Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế cũng tỏ ra lo ngại khi Trung Quốc đã không ký kết bất kỳ hiệp ước quốc tế nào đặt ra các tiêu chuẩn về chia sẻ trách nhiệm, trong trường hợp xảy ra tai nạn tại các lò hạt nhân.

Trong kế hoạch năng lượng đến năm 2025, Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi công suất hạt nhân và thúc đẩy các công nghệ tiên tiến trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mà chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine gây ra.

Theo South China Morning Post, kế hoạch cũng kêu gọi thực hiện nhiều dự án thử nghiệm các lò phản ứng tiên tiến và nghiên cứu giai đoạn đầu về lò phản ứng tổng hợp hạt nhân.

Đối phó với khủng hoảng năng lượng

Vào tháng 1, Trung Quốc thông báo nước này đạt được bước đột phá với công nghệ hạt nhân. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ có thể xây dựng các lò phản ứng mô phỏng phản ứng nhiệt hạch, vốn cung cấp năng lượng cho mặt trời, và sản xuất năng lượng sạch ít để lại chất thải phóng xạ.

Hướng dẫn chung do Ủy ban Cải cách Phát triển Quốc gia và Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cùng đưa ra ngày 22.3 cho biết nước này sẽ duy trì tốc độ xây dựng ổn định và đảm bảo rằng các dự án điện mới ven biển được an toàn.

Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng công suất lắp đặt hạt nhân từ 51 gigawatt [GW] vào cuối năm 2020 lên 70 GW vào năm 2025. Năm 2020, Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu có công suất lắp đặt hạt nhân là 58 GW.

Thông báo về các mục tiêu năng lượng được Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến năng lượng hạt nhân. Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến giá dầu và khí đốt tăng vọt, gây nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 21.3 đã nói với các công ty trong ngành công nghiệp hạt nhân rằng chính phủ Anh muốn thu được 25% sản lượng điện từ năng lượng hạt nhân. Điều này báo hiệu một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu năng lượng của nước Anh.

Đầu năm nay, Pháp đã công bố kế hoạch xây dựng tới 14 lò phản ứng hạt nhân và một nhóm các nhà máy hạt nhân nhỏ hơn để tìm cách giảm phát thải khí nhà kính và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nước ngoài.

Kế hoạch năng lượng của Trung Quốc nêu bật sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng năng lượng và vai trò của hạt nhân trong quá trình Trung Quốc chuyển đổi sang năng lượng xanh, phát thải carbon thấp. Trung Quốc đang hướng đến mục tiêu đạt được mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và đưa mức phát thải carbon về 0 vào năm 2060.

Ông Wang Yingsu, Tổng thư ký phụ trách điện hạt nhân của Hội đồng Xúc tiến Điện lực Trung Quốc, cho biết kể từ khi Trung Quốc đưa ra các cam kết trên, đã có thêm nhiều dự án đang chờ xem xét.

Ông Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao tại Viện Năng lượng của Đại học Bắc Kinh, cũng cho biết năng lượng hạt nhân sẽ giúp củng cố hệ thống năng lượng của Trung Quốc. "Các vấn đề chính là đảm bảo an toàn, hiệu quả cao và xử lý chất thải phóng xạ", ông Yang nói.

Xây thêm lò phản ứng

Theo kế hoạch năng lượng của Trung Quốc, hai lò phản ứng thế hệ thứ ba ở Sơn Đông [Shidaowan] dự kiến​ được kết nối vào lưới điện trước năm 2025. Các lò phản ứng này được xây dựng theo thiết kế CAP1400 nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

Shidaowan cũng phụ trách việc đưa lò phản ứng thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động thương mại. Kế hoạch còn kêu gọi thực hiện nhiều dự án thử nghiệm hơn để thúc đẩy mẫu lò phản ứng nhiệt độ cao, làm mát bằng khí này cũng như các công nghệ tiên tiến khác như lò phản ứng nhanh, lò phản ứng mô-đun nhỏ và nhà máy điện hạt nhân nổi.

Một lò phản ứng nhiệt độ cao, làm mát bằng khí thứ hai tại Shidaowan cũng đã sẵn sàng bắt đầu hoạt động và ông Wang cho biết: “Nếu điều kiện hoạt động của chúng đạt yêu cầu, chúng tôi có thể xây dựng thêm lò phản ứng ở những nơi khác”.

Lò phản ứng hế hệ thứ ba Hoa Long 1, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất

chụp màn hình tân hoa xã

Kế hoạch còn kêu gọi phổ biến rộng rãi hơn việc sử dụng năng lượng hạt nhân để sưởi ấm các khu dân cư và công nghiệp cũng như khử muối trong nước biển.

Hai thành phố - Hải Dương ở Sơn Đông và Hải Diêm ở Chiết Giang - đã có hệ thống sưởi hạt nhân thương mại. Hệ thống ở thành phố Hải Dương vào năm 2020 đã cung cấp nhiệt cho khoảng 200.000 người.

Tháng 12.2021, nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn đầu tiên ở Trung Quốc đã khởi động một dự án sưởi ấm cấp huyện, cung cấp hệ thống sưởi trung tâm bằng năng lượng hạt nhân cho khoảng 4.000 hộ gia đình.

Chủ Đề