Trường Đại học Sư phạm thể dục the thao

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập từ những năm 1976. Hiện nay trường đào tạo giáo viên thể dục cho miền nam Việt Nam

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí MinhĐịa chỉThông tinLoạiThành lậpHiệu trưởngWebsiteTổ chức và quản lýPhó hiệu trưởng

639 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đại học công lập
24/3/1976
PGS.TS. Châu Vĩnh Huy
www.upes.edu.vn
PGS.TS. Trịnh Hữu Lộc

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Chức năng - nhiệm vụ
  • 3 Các khoa
  • 4 Thành tích
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh, trước đây là trường Sư phạm Thể dục Miền Nam trực thuộc Bộ Giáo dục, được thành lập theo quyết định số 17/QĐ/GD ngày 24/3/1976, sau đó đổi tên thành trường Sư phạm Thể dục TW2.

Trường được công nhận là trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục TW2 theo quyết định số 34/HĐBT ngày 08/6/1984.

Đến ngày 08/11/2005 Trường được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 285/2005/QĐ-TTg Thành lập Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục TW2

Chức năng - nhiệm vụSửa đổi

Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo giáo viên thể dục trình độ cử nhân Đại học cho các trường phổ thông từ Quảng Trị trở vào, là trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục thể chất và đào tạo chuẩn hóa giáo viên thể dục theo định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

Các khoaSửa đổi

Thành tíchSửa đổi

Với bề dày lịch sử phát triển như vậy, trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh vinh dự được Đảng và nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng sau:

  • Năm 1995 nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba
  • Năm 1996 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ "Đơn vị tiên tiến xuất sắc",
  • năm 2000 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, năm 2003 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen "Đơn vị tiên tiến xuất sắc",
  • Ngoài ra Công đoàn và Đoàn Thanh niên trường nhiều năm liền là lá cờ đầu trong khối trường Cao đẳng - THCN TP. Hồ Chí Minh.

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh

Thông tin dự án xây mới trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM tại Nhơn Đức Nhà Bè

- Địa điểm: xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vị trí: Liền kề khu dân cư Nhơn Đức - Vạn Phát Hưng, xã Nhơn Đức thuộc huyện Nhà Bè.

- Ranh giới khu vực quy hoạch:

+ Phía Bắc: giáp Khu dân cư Nhơn Đức Vạn Phát Hưng và Đại học Tài nguyên và Môi trường;

+ Phía Nam: giáp Rạch Tôm;

+ Phía Tây: giáp Rạch Ngọn Đình;

+ Phía Đông: Rạch Ống Theo.

- Diện tích khu đất khoảng 14,57 ha.


Tư vấn lập Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết:

Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Bất động sản Việt Tín.

- Đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục trình độ đại học và trên đại học cho hệ thống giáo dục quốc dân; là trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục thể chất và đào tạo chuẩn hóa giáo viên thể dục theo định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


- Khu học tập và đào tạo là nơi học tập, luyện tập và thi đấu các môn thể thao phục vụ cho giáo viên, sinh viên trong trường, là nơi sẽ tổ chức các giải phong trào, các giải thi đấu của giáo viên và sinh viên các trường đại học.


- Khu ký túc xá tập trung, các công trình công cộng và khu phụ trợ phục vụ giáo viên và sinh viên như: trung tâm y học thể dục thể thao, nhà hàng - căn tin…;

- Khu cây xanh - thể dục thể thao tập trung, cây xanh ven rạch nhằm phục vụ cho trường đại học và tăng thêm mảng xanh cho đô thị.



Các chỉ tiêu dự kiến về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị toàn khu vực quy hoạch:

a] Các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc:

- Chỉ tiêu sử dụng đất giáo dục đại học: 30-36m²/người;

- Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng;

- Mật độ xây dựng chung toàn khu ≤ 25%.

b] Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

- Chỉ tiêu cấp nước:

+ Nước cấp khu học tập - đào tạo: tối thiểu 20 lít/học sinh/ngày đêm;

+ Nước cấp cho khu phụ trợ: 150 lít/người/ngày đêm;

+ Nước cấp cho khu ký túc xá: 180 lít/người/ngày đêm;

+ Nước cấp khu công viên cây xanh: 4 lít/m²/ngày đêm;

+ Nước rửa đường: 0,5 lít/m²/ ngày đêm;

+ Chữa cháy: 15 lít/s cho một đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời là 02 đám cháy;

- Chỉ tiêu thoát nước thải: 100% nước cấp sinh hoạt;

- Chỉ tiêu rác thải: 1,0 kg/người/ngày;

- Chỉ tiêu cấp điện:

+ Cấp điện cho sinh hoạt: 25 W/m² sàn;

+ Cấp điện cho khu công viên cây xanh, giao thông: 20 kW/ha.

c] Quy hoạch sử dụng đất:

BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT DỰ KIẾN

Stt

Loại đất

Diện tích

[m²]

Tỷ lệ

[%]

A

Đất xây dựng trường

213.225,2

94,2

1

Khu học tập - đào tạo

128.968,2 - 133.493,4

57,0 - 59,0

1.1

Khu Hành chánh, đào tạo

15.838,2 - 18.100,8

7,0 - 8,0

1.2

Khu luyện tập và thi đấu

113.130,0 - 115.392,6

50,0 - 51,0

2

Khu ký túc xá

18.100,8 - 22.626,0

8,0 - 10,0

3

Khu phụ trợ

6.787,8 - 11.313,0

3,0 - 5,0

4

Khu công viên cây xanh

13.575,6 - 18.100,8

6,0 - 8,0

5

Đất hạ tầng kỹ thuật

678,8 - 1.131,3

0,3 - 0,5

6

Đất giao thông, sân bãi, quảng trường

29.413,8 - 33.939,0

13,0 - 15,0

B

Mặt nước rạch

13.034,8

5,8

Tổng

226.260,0

100,0

Nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch:

- Việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phải đảm bảo hài hòa với với tổng thể toàn khu vực và trên cơ sở tuân thủ các định hướng chính của đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Khu dân cư Ngã ba khu dân cư Nhơn Đức tại xã Nhơn Đức


Khối nhà điều hành trường Đại học Sư Phạm TDTT TP. HCM tại xã Nhơn Đức, Nhà Bè

- Về kết nối hạ tầng trong khu vực quy hoạch: bố trí hệ thống giao thông nội bộ và hệ thống hạ tầng trong khu vực quy hoạch bảo đảm kết nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật đô thị theo định hướng quy hoạch của huyện Nhà Bè.

Phối cảnh sân vận động trung tâm trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM

- Bố cục tổng mặt bằng cần phù hợp với định hướng quy hoạch và hài hòa với cảnh quan tại khu vực. bố trí công trình làm điểm nhấn trên trục chính của khu. Sử dụng mảng xanh trong từng cụm công trình, dải hành lang cây xanh cách ly bảo vệ rạch nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và là nơi thư giãn giải trí của sinh viên và giảng viên trong trường.

- Bố trí mạng lưới giao thông hợp lý, thuận tiệp cho tiếp cận các khu chức năng, xác định hướng tiếp cận chính từ trục đường D1.

Video liên quan

Chủ Đề