Vì sao an sữa chua lại có ích cho sức khỏe

Sữa chua là một trong các sản phẩm sữa lên men phổ biến nhất trên thế giới, được thực hiện bằng cách thêm các vi khuẩn sống trong sữa. Sữa chua được sử dụng như là một thành phần của bữa ăn, một bữa ăn nhẹ, hoặc là thành phần của nước sốt và món tráng miệng.

Sữa chua chứa vi khuẩn có lợi có chức năng như một probiotic. Hầu hết sữa chua là một chất lỏng màu trắng đặc, nhưng nhiều nhãn hiệu thương mại cho thêm những màu nhân tạo vào sữa chua.


Sữa chua rất giàu protein. Sữa chua làm từ sữa nguyên chất có chứa khoảng 8,5 gram protein trong mỗi ly [245 g]. Hàm lượng protein của sữa chua thương mại đôi khi cao hơn trong sữa vì sữa bột đôi khi được thêm vào sữa chua trong khi chế biến.

Protein trong sữa chua có thể được chia thành hai loại: whey và casein, tùy thuộc vào khả năng hòa tan trong nước. Cả casein và whey đều có chất lượng tuyệt vời, giàu các axit amin thiết yếu và có khả năng tiêu hóa tốt. 

Lượng chất béo trong sữa chua phụ thuộc vào loại sữa dùng làm nguyên liệu. Phần lớn sữa chua được bán ở Mỹ hoặc là ít chất béo hoặc không có chất béo.


Hàm lượng chất béo dao động từ 0,4% trong sữa chua không béo đến 3,3% hoặc nhiều hơn trong sữa chua có chất béo. Phần lớn các chất béo trong sữa chua được bão hòa [70%], nhưng nó cũng chứa một số lượng hợp lý các chất béo không bão hòa đơn.


Carbs trong sữa chua chủ yếu dưới dạng các loại đường đơn giản được gọi là lactose [đường sữa] và galactose. Khi lactose được phân hủy, nó tạo thành galactose và glucose. Glucose chủ yếu chuyển thành axít lactic tạo thêm hương vị chua cho các sản phẩm sữa lên men.

Sữa chua cũng chứa một lượng đáng kể các chất ngọt bổ sung, thường là sucrose [đường trắng], cùng với các loại hương liệu. Kết quả là lượng đường trong các loại sữa chua khác nhau, có thể dao động từ 4,7%  đến 18,6%  hoặc cao hơn.


Sữa chua chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết của con người, chẳng hạn như vitamin B12, canxi, phốt pho, và riboflavin... Giá trị dinh dưỡng của sữa chua có thể phụ thuộc vào các loại vi khuẩn được sử dụng trong quá trình lên men.

Sữa chua làm bằng vi khuẩn sống hoặc vi khuẩn probiotic [men vi sinh] có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Probiotics giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ cholesterol trong máu, giúp điều trị tiêu chảy do kháng sinh.

Sữa chua chứa nhiều vitamin, bao gồm thiamin, niacin, vitamin B6, vitamin B12, folate và vitamin K rất cần thiết cho cơ thể.


Ngoài ra, sữa chua probiotic với bifidobacteria có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và giúp làm giảm táo bón. Probiotics cũng có thể làm giảm bớt các triệu chứng không dung nạp lactose bằng cách cải thiện sự tiêu hóa lactose.


Sản phẩm từ sữa từ lâu đã được biết có thể bảo vệ chống lại bệnh loãng xương. Sữa chua là nguồn thực phẩm giàu canxi và protein, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương.


Sữa chua có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao bất thường [tăng huyết áp], là một trong những nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thường xuyên sữa chua có thể làm giảm huyết áp ở những người cao huyết áp. 

Những tác dụng tuyệt vời từ sữa chua đối với sức khỏe mà bạn không thể ngờ đến

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, có nguồn gốc từ sữa và chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, magie, vitamin A, B12, C, D,…có lợi cho sức khỏe. Do đó, ăn sữa chua mỗi ngày sẽ mang lại hàng loạt lợi ích không ngờ cho sức khỏe.

Sữa chua thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn

Sữa chua chứa nhiều loại men vi sinh tốt như bifidobacteria, lactobacillus giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích, điều hòa nhu động ruột,…Chính vì thế, từ lâu sữa chua đã được xem là một trong những loại thực phẩm hàng đầu rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Sữa chua thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn

Đặc biệt, thời điểm vàng để sữa chua phát huy tối đa lợi ích cho hệ tiêu hóa là vào buổi sáng, sữa chua sẽ giúp loại bỏ hết độc tố cũng như các vi khuẩn gây hại, gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên, bạn nên ăn sữa chua sau khi đã ăn sáng để tránh men trong sữa chua gây hại đến dạ dày.

Sữa chua ngăn chặn loãng xương

Sữa chua chứa canxi và vitamin D giúp bạn tăng cường mật độ xương, đặc biệt hữu ích để ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp một lượng protein dồi dào với khoảng 12g trong 200g. Tiêu thụ những thực phẩm như sữa chua hàng ngày giúp duy trì khối lượng xương và sức mạnh nâng đỡ.

Sữa chua giảm cholesterol trong máu

Sữa chua có rất nhiều men vi sinh sống như lactobacillus acidophilus làm giảm hiệu quả lipoprotein mật độ thấp [ LDL] trong máu. Nồng độ cholesterol có hại hay LDL cao có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, gây tắc mạch dẫn truyền máu, từ đó giảm hiệu quả bơm máu đến tim và các bộ phận trong cơ thể.

Sữa chua giảm cholesterol trong máu

Uống sữa chua thường xuyên, lượng cholesterol dư thừa được đẩy ra khỏi cơ thể, đảm bảo sự vận hành tốt của lưu lượng máu khi thành mạch ổn định.

Sữa chua nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch

Sữa chua giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh, giữ đường ruột luôn khỏe mạnh, bởi vậy hạn chế được nhiều bệnh tấn công cơ thể. Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như magie, kali,…bổ sung vào cơ thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại sự tấn công của nhiều vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Xem thêm: 

Lợi ích tuyệt vời từ việc tập thể dục mỗi ngày

Sữa chua giảm nguy cơ mắc ung thư đại thực tràng

Probiotic có trong sữa chua thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh, khử chất độc gây ung thư, từ đó giúp bạn ngăn ngừa ung thư đại thực tràng. Lượng lớn men vi sinh có trong sữa chua còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Sữa chua giúp kiểm soát cân nặng

Sữa chua giúp kiểm soát cân nặng

Bổ sung sữa chua thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, từ đó giảm sự sản sinh hàm lượng cortisol, giảm tích tụ mỡ, góp phần vào quá trình giảm cân của bạn được thực hiện dễ dàng hơn.

Sữa chua tăng cường sức khỏe tim mạch

Sữa chua hầu hết chứa chất béo bão hòa với một lượng nhỏ axit không bão hòa đơn. Trước đây, chất béo bão hòa được cho là nguyên nhân gây bệnh tim mạch nhưng nghiên cứu gần đây cho kết quả không phải như vậy.

Bổ sung chất béo bão hòa từ các sản phẩm sữa nguyên chất làm tăng cholesterol HDL tốt giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tim.

Sữa chua ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín

Sữa chua giúp ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở vùng kín các bạn gái. Lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có trong sữa chua giúp kiểm soát sự phát triển của nhiễm trùng và loại bỏ các loại nấm đang sinh sôi. Bởi vậy, các bạn gái nên tăng cường sữa chua thường xuyên để bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt hơn.

Sữa chua giảm chứng biếng ăn, tiêu chảy

Sữa chua giảm chứng biếng ăn, tiêu chảy

Đối với những bạn đang bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, bổ sung sữa chua sẽ lập lại cân bằng vi sinh đường ruột và chất lactocidine có trong sữa chua cũng giúp điều trị tiêu chảy. Đặc biệt, sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn.

Sữa chua hỗ trợ phục hồi nhanh sau luyện tập

Sau khi tập thể dục, sữa chua là loại thực phẩm lý tưởng bạn nên bổ sung. Sữa chua giúp bổ sụng lượng lớn protein, carbohydrate, tăng cường mức năng lượng, từ đó cơ thể sẽ phục hồi nhanh chóng.

Sữa chua bảo vệ năng lượng

Trong sữa chua không đường có chất axit litic góp phần bảo vệ nướu rất tốt. Ngoài ra, các loại sữa chua có đường thì loại đường có trong sữa chua cũng không gây hại cho răng.

Xem thêm: 

Bí quyết giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt

Tuy sữa chua rất có lợi cho sức khỏe nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Mỗi ngày chỉ cần 1-2 hũ sữa chua, bạn đã nhận được hết các lợi ích tuyệt vời của sữa chua.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ciracle Việt Nam

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email:

Fanpage: Ciracle Việt Nam Official @ Ciracle

Video liên quan

Chủ Đề