Truyện cười trong văn học dân gian việt nam

Preview text

TRUYỆN CƯỜI

*Công trình sưu tầm: Tinh hoa văn học dân gian người Việt (Truyện cười & Truyện Trạng)

*Hạn chế của truyện cười

  • Góc nhìn DG chưa toàn diện
  1. Định nghĩa
  • Hiện tượng gây cười: “Hiện tượng buồn cười là hiện tượng về bề ngoài có vẻ hợp tự nhiên, hợp lẽ thường, nhưng thực chất thì trái tự nhiên, trái lẽ thường” (Đỗ Bình Trị - những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian).
  • Truyện cười là những truyện kể dân gian xây dựng dựa trên những tình huống xung quanh các hiện tượng trái tự nhiên, trái lẽ thường được che đậy bằng một hình thức tốt đẹp giả tạo để tạo nên tiếng cười cho người đọc, người nghe.
  • Bản chất thẩm mỹ của truyện cười
  • Nguồn gốc của tiếng cười: tiếng cười chỉ bật ra khi người ta khám phá được “mâu thuẫn đặc biệt”.  Giữa nội dung và hình thức (cao thượng >< nhỏ nhen, xấu xa >< cao quí/đẹp, máy móc >< sinh động/linh hoạt).  Giữa bản chất và hiện tượng (ông huyện thanh liêm  Giữa lý tưởng và thực tế  Cái cười là một hình thức phê phán đặc biệt có sắc thái cảm xúc, một hình thái phê phán có tính thẩm mỹ khi phát hiện ra mâu thuẫn giữa logic đời sống và hoạt động không phù hợp với nó.
  • Tiếng cười có ý nghĩa luôn gắn với những vấn đề xã hội  tiếng cười mãnh liệt nhất là tiếng cười tống tiễn những cái đã lỗi thời về tiến hoá xã hội  vũ khí đấu tranh cho sự tiến bộ của nhân loại.
  • Chức năng của truyện cười
  • Tiểu khiển, mua vui, giải trí: khi tiếng cười phê phán chỉ hướng cái vụng về, ngớ ngẩn, khiếm khuyết đơn thuần như trong các truyện: “Tay aỉ tay ai”, “Ba anh mê ngủ”, “Cháy”... thì truyện cười không có hoặc ít có nội dung và ý nghĩa xã hội.
  • Phê phán: “Thà chết còn hơn”, “Có tửu phải có sắc”, “Kén rể lười”, “thầy đồ liếm mật”, “Tam đại con gà”, “Phúc thống phục nhân sâm”, “Chỉ có một con ma”, “Nam mô Boong”.
  • Châm biếm, đả kích: khi tiếng cười hướng vào đối tượng phê phán (“Ông huyện thanh liêm”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”, “Tao thèm quá”, Truyện trạng quỳnh, truyện trạng lợn, Xiển Bột,...), có ý nghãi là tác động tới xã hội.

II. Phân loại truyện cười

  1. Tiêu chí phân loại
  2. Theo các cấp độ phổ biến của cái hài
  3. Khôi hài
  4. Trào phúng
  5. Đả kích
  6. Theo dung lượng và kết cấu
  7. Truyện cười đơn lẻ
  8. Truyện cười kết chuỗi.
  9. Phân loại truyện cười theo cấp độ của cái hài
  10. Truyện khôi hài:
  11. Lấy tiếng cười khôi hài làm mục đích  bông đùa, mua vui
  12. Ví dụ: Tay ải tay ai, Cháy, Ba anh mê ngủ,...
  13. Truyện trào phúng:
  14. Nhắm vào những khuyết điểm thông thường phổ biến, có thể thông cảm và châm chước
  15. Thói khoe khoang: “Lợn cưới áo mới”
  16. Thói khoác lác:
  17. Truyện chế giễu, châm biếm, đả kích, hạ bệ
  18. Nhân vật truyện cười
  19. Các kiểu nhân vật
  20. Nhân vật người nông dân: cái hạn chế hoặc thói xấu mang tính chất “tiểu nông”.
  21. Nhân vật cường hào, địa chủ, phú ông: gìàu có mà keo kiệt, tham lam; có của nhưng dốt nát lại háo danh.
  22. Nhân vật “các thầy”: những người “không xứng danh”, chưa đủ sự tu dưỡng, thậm chí “giả danh”, “đội lốt”.
  23. Đặc điểm của nhân vật
  24. Nhân vật truyện cười là đối tượng của sự cười cợt, phê phán.
  25. Chỉ xuất hiện trong một tình huống nhất định, với một ahnfh vi nhất định.
  26. Nhân vật trong truyện cười chỉ biểu lộ một hành vi ứng xử trái lẽ thường trong một tình huống bình thường của cuộc sống thường nhật.
  27. Thủ pháp xây dựng nhân vật truyện cười
  28. Gây cười bằng ngôn ngữ: Cháy, Tay ải tay ai, Đánh chết nửa người,...
  29. Gây cười bằng cử chỉ, hành động: Kén rể lười.
  30. Gây cười bằng tính cách: Nam mô boong, Đến chết cũng hà tiện,...
  31. Gây cười bằng hoàn cảnh: Cháy
  32. Gây cười bằng chơi chữ: Đá bèo, Chúa ngủ ngay,...
  33. Ngôn ngữ của truyện cười
  34. Gỉan dị, ko trau chuốt, cầu kỳ
  35. Hài hước, hóm hỉnh, chơi chữ
  36. Sắc sảo và trí tuệ, thâm thuý hoặc sâu cay ở đoạn kết gây cười.
  37. Không – thời gian
  38. KG hẹp (trong 1 căn phòng, trên 1 con đường/con thuyền, công đường,...)
  39. TG: khoảnh khắc

Nhà nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thuở trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết.

Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:

- Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.

Các quan cầm đũa, bấp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì...

Nhà nho thong thả nói:

- Ðây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

------------

2. Mất trộm bò

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ. ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan:

- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.

Quan nghe nói vô lý quả bật cười:

- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!

- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà!

- Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...

Người kia như vỡ lẽ, nói:

- à, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ!

------------ 3. Cứ bảo tuổi sửu có được không?

Ðồn rằng có một ông quan huyện rất thanh liêm, không ăn của dút bao giờ. Bà huyện thấy tính chông như vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy:

- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy la tôi cơ đấy! Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách:

- Quan huyện nhà tôi tuổi "tí". Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi cố nói giùm cho, họa may được chăng!

Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc đem đến.

Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng:

- Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi "tí"! Cứ bảot tuổi "Sủu" có được không!

------------

4. Quan lớn mua vàng

Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.

Một ông quan nọ vừa đến nhậm chứa, bảo hiệu vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mói bẩm:

- Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được.

Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi:

- Mua bán xong rồi, còn đứng đấy làm gì?

Chủ hiệu vàng đáp: - Con chờ quan lớn trả tiền cho.

Quan bảo: - Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa?

Chủ hiệu vàng đáp: - Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng.

Quan nổi giận:

- Nhà ngươi lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!

------------

5. Dân giần quan

Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngay, thấy quan đã ác lại hay ăn tiền, cứ có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi.

Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau, nói xấu quan. Một anh bảo:

- ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem!

Quan quán quạt chi quàn quan Dân dấn dận chi dần dân Quan là quan, quan quàn dân Dân là dân, dân giần quan.

Chẳng ngờ quan đi qua nghe được trợn mắt hỏi: - Bay nói gì thế?

Anh kia nói chữa:

- Bẩm quan, con bảo: "Quan quản dân, dân... cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân".

---------

. Quan thị và quan võ xỏ nhau

Quan Võ ghét quan Thị, trông thấy quan mới đọc một vế câu đối xỏ:

Thị vào hầu, thì đứng thị trông, Thị cũng muốn, thị không có ấy.

Bốn chữ thị ở đay có bốn nghĩa và được giả thích ngay, chứ thị đầu là hầu hạ, chữ thứ hai là trông, chữ thứ ba là muốn, chữ thứ tư là ấy.

Quan thị tữc quá đối lại:

Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ mưa, Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông.

Bốn chữ vũ cũng có bốn nghĩa và được giả thích ngay như bốn chữ thị ở vế trên. Hai bên đối nhau đêu giỏi cả, thật là kẻ tám lạng người nửa cân.

-----------

7. Diệu kế

Một quan võ có tính sợ vợ. Một hôm, đang cầm cự với giặc ở biên thùy, bỗng nghe tin mật báo là phu nhân đang ở sau lưng xông tới để hỏi tội quan về việc quan đem nàng hầu đi theo, quan bèn triệu tập ban tham mưu lại vấn kế.

Kẻ đưa kế này, người bày mưu nọ, tướng quân đều thấy không ổn. Bỗng một viên quân sư, vốn dòng râu quặp, tiến lại tâu rằng:

- Trước mặt, địch quân như gió bão, sau lưng phu nhân như nước lũ. Song lọt vào tay giặc không nguy bằng lọt vào tay phu nhân. Chỉ có nước tướng quân hàng giặc, để thoát khỏi tay phu nhân là hay hơn cả.

Ông tướng vỗ đùi khen:

- Diệu kế! Tuyệt diệu kế!

---------- 8. Bố mày! Ðã chết với tao chưa?

Một anh, nhà có giỗ, vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ thì một con ruồi đến đậu ngay lên đĩa thịt. Chị vợ vội kêu lên:

- Thôi chết rồi! Mâm cơm cúng ông bà mà anh không coi cẩn thận để ruồi nó đậu vào, làm uế tạp mất rồi!

Anh chồng nghe thế, giận con ruồi lắm, nghĩ bụng: Hai vợ chồng lòng thành làm được mâm cơm mà con ruồi nó làm ô uế, giờ có cúng, ông bà cũng không về hưởng nữa, liền lên huyện kêu:

- Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm hôm nay mới làm đuợc mâm cơm cúng ông bà, thế mà con ruồi nó sà vào, làm ô uế cả. Xin quan lớn xử tội nhờ.

Quan nghe xong bảo:

- Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở đâu, cứ đánh cho chết.

Quan vừa buông lời, thì một con ruồi đến đậu ngay trên má quan.

Anh kia trông thấy, mắm môi, giang tay tát bốp vào mặt quan chứi:

- Bố mày! Ðấ chết với ông chưa!

------------ 9. Có con giun đất!

Quan tuần rậm râu, ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:

- Bẩm cụ lớn, trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan tuần thủng thẳng vuổt râu để cho hạt cơm rơi xuống.

Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:

- Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đây! Giá mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không?

Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún dính ở mép quan án, anh lính hầu quan ăn trông thấy vội bẩm:

- Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất đấy ạ!

---------

10. Ba anh đầy tớ

Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy, chạy về thưa với chủ:

- Thưa ông, cậy cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt cậu lên ạ!

Vớt lên được, thì cậu cả đã chết ngoẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi, anh cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm. Ðược một lúc, anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng mắt:

- Tại sao mua những hai cái, thằng kia?

Anh này trả lời:

- ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai có chết đuối thì có cái dùng ngay.

Lão lại vác gậy đuổi đi.

Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm, anh ta cùng một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Ðến chỗ lội bùn ngập đến lưng ống chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy thế ông chủ khen:

- Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến tết ta sẽ may cho bộ cánh.

Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ dặt cáng xuống giữa đống bùn khoanh tay lễ phép nói:

- Con xin đa tạ ông!

-----------

11. Bốn cẳng, sáu cẳng

Một thầy cai sai lính lệ đi trát gấp (1); bảo anh ta lấy ngựa mà cưỡi. Anh lính lệ giắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi, cứ xắn quần lên tận gối, cắm cổ chạy theo ngựa. Người qua đường lấy làm lạ hỏi:

- Anh điên hay sao mà không cưỡi lên ngựa chạy cho mau?

Anh lính lệ trả lời:

- Khéo cho anh! Bốn cẳng lại nhanh hơn sáu cẳng được à!

(1) trát: cũng như ngày nay ta nói công văn

---------- 12. Ghen bóng ghen gió

Một anh học trò có tính hay ghen muốn thử lòng vợ. Tối đến anh ta ngôi núp một xó, đợi vợ di qua thì chạy ra ôm chầm lấy. Vợ giật mình kêu lên. Anh ta mừng lắm, nói:

- Rõ thật phúc nhà mình. Ðược người vợ trinh tiết.

Một hôm, xem sử đến chỗ Tần Cối giết Nhạc Phi anh ta giận lắm, tay đang cầm cái chén, quăng xuống đất vỡ tan. Vợ thấy thế, nói:

- Cả nhà có mười cái chén, đập mất chín rồi, còn cái này lại đập nốt, lấy gì mà uống nước?

Anh ta nghe nói, trợn mắt quát to lên:

- À à! Mình bênh thằng Tần Cối à! Hay là mình đã thông dâm với nó?

-------- 13. Sao đã vội chết

Một ông thầy lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột lại hỏi:

- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy đám rồi?

Ông lang quả quyết đáp:

- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là chữa khỏi hết.

Ông lão cau mặt nói:

- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi, sao nó mới uống được ba tháng đã chết?

Ông lang xua tay nói:

- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc một năm, sao mới uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ năm, xem có khỏi không nào?

Truyện cười là gì văn học lớp 6?

- Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán. + Truyện cười xây dựng các tình huống đối thoại ngắn gọn.

Truyện ngụ ngôn khác gì truyện cười?

-truyện cười :loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. - Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh ,hành động, lời nói, đặc điểm ,của những loài vật để ngụ ý chỉ con người.

Truyện cười dân gian Việt Nam là gì?

Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí.

Mục đích chính của truyện cười là gì?

Truyện cười có các mục đích chính: Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu. Phê phán: phê bình,lên án thói hư tật xấu của con người. Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị (thời xưa)