Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo như thế nào

Truyền thống của một quốc gia hoặc một nền văn hóa có thể bao gồm cách sáng tạo và sử dụng trí thông minh và nghệ thuật quân sự độc đáo để thắng lợi trong các cuộc chiến. Ví dụ, trong lịch sử của Trung Quốc, có nhiều ví dụ về cách quân đội Trung Quốc sử dụng kỹ thuật và taktik độc đáo để thắng lợi trong các trận chiến. Ví dụ, trong cuộc chiến Trung Quốc-Nga [1929-1930], quân đội Trung Quốc sử dụng kỹ thuật chiến thuật "bao vây trở lại" để bao vây lại quân đội Nga và giành lại thị trấn Hà Bông từ tay họ. Trong cuộc chiến Trung Quốc-Mỹ [1950-1953], quân đội Trung Quốc sử dụng kỹ thuật chiến thuật "lập căn cứ từ sau" để lập căn cứ từ phía sau lính Mỹ và giành lại các thị trấn bị Mỹ chiếm đóng. Đây là hai ví dụ về cách Trung Quốc sử dụng trí thông minh và nghệ thuật quân sự độc đáo để thắng lợi trong các cuộc chiến.

Củ Chi tổ chức Đại hội liên hoan Dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ nhất, năm 1966. [Ảnh tư liệu]

Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng

Thời kỳ đầu hoạt động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ ta phải giữ bí mật tuyệt đối, tránh để địch phát hiện, khẩu hiệu nêu phương châm hoạt động tất cả phải thực hiện “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” được thực hiện rất cụ thể cho từng trường hợp.

Đi không dấu là việc rất khó. Nếu chỉ một vài người đi thì dấu vết hằn trên mặt đất không nhiều, đi khéo léo thì địch không phát hiện được. Nếu cả đoàn nhiều người đi thì phải có bộ phận ở sau xóa dấu vết, khi đi qua những chỗ như vạt cỏ, đường đất thì dùng ni lông lót đường để không lưu lại cỏ bị giẫm đạp, không để lại dấu dép. Có trường hợp phải lấy nước rửa chỗ bùn sình do dép làm dính mặt đất. Đi không dấu còn phải giữ bí mật cả chỗ căng võng; thường phải lót miếng nylon bên trong tránh làm cho cây có dấu siết của dây dù căng vào thân cây. Tất cả những thứ ta sử dụng đều phải chôn giấu, kể cả việc đi đại tiện.

Căn cứ ở trong rừng, người ra vào phải hạn chế nhưng vẫn phải đi nhiều lần nhiều ngày sẽ nổi rõ con đường mòn là địch sẽ phát hiện ngay. Ta phải khắc phục bằng cách kê những khúc cây để khi đi bước chân lên đómà không đưa chân xuống mặt đất, có đoạn dài cả trăm mét, khi địch càn ta thu các khúc cây cất đi và xóa dấu vết. Chung quanh căn cứ ta thường làm dấu như cây ngã tự nhiên ở rừng. Lúc cần ta sẽ gài trái [mìn] để ngăn chặn địch.

Đi không dấu không phải ai cũng ý thức thực hiện thật tốt, khi Mỹ vào địch “xúc” dân ra vùng chúng kiểm soát vùng căn cứ không còn dân chỉ còn lực lượng du kích, các cơ quan trú đóng, ăn ở sinh hoạt phải bí mật, ta thường đào hầm ở các bụi tre ở phân tán lực lượng vài ba người một địa điểm.

Nơi cơ quan trú đóng thì đào lò Hoàng Cầm để không bốc khói lên trên cao mà bị máy bay địch phát hiện. Nơi đi qua một lần thì khi nấu phải tránh củi tươi để hạn chế khói và canh máy bay, có nơi phải chờ chiều tối mới nhóm lửa, không tránh khỏi gặp trường hợp nồi cơm đang sôi phải tắt lửa để máy bay địch không phát hiện.

Khi hành quân phải giữ im lặng tuyệt đối, người đi trước ra dấu người đi sau bằng động tác đã quy ước để họ nhận biết thực hiện. Đôi lúc cũng xảy ra “sự cố” do người đi sau hiểu sai ám hiệu của người đi trước.

Sáng tạo vũ khí đánh giặc

Cuộc chiến tranh nhân dân của ta nảy sinh nhiều sáng tạo độc đáo.

Hầm chông, hố đinh: Đây là vũ khí thô sơ bất cứ người dân nào cũng làm được để đánh giặc.

Hầm chông thì đào sâu chừng quá ngực tới cần cổ, bề rộng chừng 8 tấc, bề dài chừng 1,2 m, bên dưới đặt một bàn nhiều cây chông bằng tre vót nhọn hoặc bằng sắt có ngạnh. Vị trí đào hầm chông được chọn nơi địch sẽ đi qua hoặc sẽ vào chỗ đó như nơi treo kẻng, khẩu hiệu… Khi địch càn, ta ngụy trang mặt hầm như đất thường, thế là chúng lọt xuống hầm những cây chông đâm vào chân vào háng nhất là gặp chông sắc có ngạnh địch không cách nào cưa được phải khiêng cả người cùng cái bàn chông đi đến nơi có điều kiện để cưa cây chông. Chỉ vài trường hợp như vậy, địch không dám càn tiếp mà phải rút lui.

Hố đinh là hố có những cây đinh dài hơn một tấc, được gắn vào miếng gỗ lớn hơn bàn chân, hố đặt bàn đinh này chỉ sâu tới quá đầu gối được đào và đặt nơi địch sẽ đi qua. Khi chúng đi sẽ sụp chân xuống hố các cây đinh đâm vào bàn chân, bị thương không thể đi tiếp được nên cũng lui quân.

Thời mới đồng khởi ở Bến Tre, ta dùng ong vò vẽ đánh giặc bọn ngụy rất sợ. Tổ ong vò vẽ khối cầu vỏ khá chắc vì chúng làm bằng vỏ cây pha với phân bò, có hai cửa ra vào, ta chờ trời tối lấy giấy dán cửa miệng rồi lấy vải bọc lại dời chúng đến đặt ở địa điểm bố trí đánh địch thì mở cửa cho nó hoạt động bình thường. Khi địch vào tới gần ta kéo dây cột làm tổ ong vỡ bay ra đuổi đốt bọn lính chạy trối chết. Thế là cuộc càn quét địch phải chuyển hướng đi hoặc rút lui để “bảo toàn lực lượng”.

Ở một số nơi, người dân, du kích đánh địch bằng nhiều cách rất sáng tạo. Chẳng hạn, ta dùng tên ná được tẩm thuốc độc, chờ địch đến gần ta núp trong bụi chờ địch đi tới nhắm bắn vào tên chỉ huy là ngăn cả cuộc “hành quân”. Có khi ta lợi dụng nơi con đường hẹp hai bên là vách núi, địch phải đi qua bố trí những tảng đá to trên cao, khi địch tới ta đẩy cho đá lăn xuống... Thế là ta bẻ gãy cuộc càn của chúng không cần một viên đạn.

Có nơi du kích tự chế vũ khí thô sơ bằng cách làm một quả cầu gắn vào rất nhiều mũi cây nhọn chỉa ra tứ phía có sợi dây để kéo lên xuống bố trí trên trục đường giặc sẽ đi qua điều khiển cho quả cầu này lao xuống ngay đầu bọn lính đang đi trên đường. Có trường hợp quả cầu lao trúng ngay bọn đi đầu, thế là chúng chạy thụt mạng.

Ở Bến Tre, du kích có sáng kiến dùng cây chôn xuống đất thành hình chữ X rồi cột vào hai đầu phía trên chữ X dây thun làm bằng ruột bánh xe hơi cách như ná giàn thun khổng lồ. Phải hai người kéo khi bắn mới đi được xa. Địch vào đúng tầm, lựu đạn “nả” vào chúng liên tiếp, địch lớp chết lớp bị thương mà không biết Việt Cộng từ đâu ném lựu đạn tới.

Lấy vũ khí địch diệt địch

Khi Mỹ vào, bom đạn nhiều, chúng bỏ bom bừa bãi, có những quả bom to không nổ, ta thu cưa lấy thuốc nổ sản xuất mìn để đánh xe tăng, xe cơ giới của địch khi chúng càn vào vùng giải phóng. Mìn được ta chế tạo từ trái bom bi làm ngòi và khối thuốc nổ bao bên ngoài theo kiểu mìn gạt, ở hạt nổ có chỗ gắn cái cây vào sau khi đem chôn trên đường xe tăng chạy qua vướn cái cây bật hạt nổ làm nổ cả trái mìn. Đây là cách đánh Mỹ dễ nhất, chỉ cần người gan dạ là đánh được. Với cách đánh này du kích Củ Chi nhiều người được phong chiến sĩ diệt cơ giới các cấp.

Đại hội dũng sĩ Củ Chi đã từng tổng kết rút ra 10 kinh nghiệm đánh Mỹ khá tài tình, ai cũng đánh Mỹ được cả. Đó là: 1. Ai ai cũng đánh được. 2. Vũ khí gì cũng đánh được. 3. Nhiều cũng đánh, ít cũng đánh, một người cũng đánh, một tổ cũng đánh và đều đánh thắng Mỹ. 4. Ở đâu cũng đánh được Mỹ, chỉ cần tích cực bám địch tìm địch mà đánh là được. 5. Ngày cũng đánh, đêm cũng đánh được Mỹ. 6. Địch phản công cũng là cơ hội tốt để ta diệt chúng. 7. Đánh cả ở tiền tuyến, đánh cả ở hậu phương địch, đánh đều khắp, làm cho địch bối rối, bị động thì càng đánh dễ dàng hơn. 8. Đánh ở trong xã, ấp chiến lược và cả ở ngoài xã, ấp chiến đấu, chỉ cần nêu cao quyết tâm tìm Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt. 9. Du kích có khả năng đánh thắng tất cả mọi binh chủng của Mỹ. 10. Đánh cả bằng vũ khí, chính trị, binh vận làm cho địch tan rã nhanh chóng.

Tin liên quan

Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam : - Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước - Truyền thống lấy nhỏ chống lớn , lấy yếu chống mạnh , lấy ít địch nhiều - Cả nước chung sức đánh giặc toàn dân chống giặc , đánh giặc toàn diện - Đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo , bằng nghệ thuật quân sự độc đáo - Truyền thống đoàn kết quốc tế - Sự lãnh đạo của Đảng tạo nên sức mạnh

- Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, bởi vì các cuộc chiến tranh xãy ra, về so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, kẻ thù thường đông quân hơn nhiều lần: + Cuộc kháng chiến chống Tống : Ta có 10 vạn, địch có 30 vạn. + Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên : Ta có 20 - 30 vạn, địch có 50 -60 vạn. + Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh: Ta có 10 vạn, địch có 29 vạn. + Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ quân địch đều lớn hơn ta nhiều lần. - Các cuộc chiến tranh, rốt cuộc ta đều thắng, một trong các lí do là : + Chúng ta biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tòan dân đánh giặc giữ nước. + Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều là một tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.

Trước kế sách “Đánh gấp như tiếng sấm, đối phương không kịp bịt tai” của giặc Tống năm 981, quân và dân Đại Cồ Việt dưới sự chỉ huy của vua Lê Đại Hành đã đoàn kết, thống nhất - “vua tôi đồng lòng”, đập tan mưu đồ tiến công Đại La, đánh chiếm Hoa Lư của nhà Tống, bảo vệ vững chắc non sông, bờ cõi đất Việt.

Lợi dụng việc vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh rối ren, triều đình nhà Tống quyết định đem quân xâm lược Đại Cồ Việt. Để thực hiện mưu đồ này, nhà Tống tổ chức điều tướng, động sĩ, thành lập các đạo quân, phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ đảm nhiệm chỉ huy tiền quân; Tôn Toàn Hưng chức Lục lộ binh mã bộ thư chỉ huy quân bộ và Lưu Trừng chỉ huy đạo thủy quân. Kiêu ngạo vì có “quân hùng, tướng mạnh”, vua tôi nhà Tống hy vọng có thể đánh úp quân, dân Đại Cồ Việt bằng những đòn tiến công bất ngờ, dồn dập, khiến đối phương không kịp trở tay và từ đó giành thắng lợi một cách dễ dàng cho cuộc Nam chinh. Năm 981, quân Tống tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt theo đường bộ và đường thủy đánh vào thành Đại La, phát triển về Hoa Lư: đạo tiền quân bộ của Hầu Nhân Bảo đánh theo đường Ung Châu - Ngân Sơn - Đại La; đạo quân bộ thứ hai do Tôn Toàn Hưng chỉ huy tiến đánh theo hướng Ung Châu - Lạng Sơn - Đại La và đạo thủy quân của Lưu Trừng xuất phát sau, theo đường sông Bạch Đằng [Quảng Châu - Bạch Đằng - Đại La] sau đó hội quân cùng đạo quân bộ đánh chiếm Đại La và Hoa Lư.

Bãi cọc trên sông Bạch Đằng, nơi diễn ra trận thủy chiến giữa quân và dân Đại Cồ Việt với quân Tống năm 981. Ảnh: baotanglichsu.vn

Trước họa xâm lăng của nhà Tống và do vua Đinh Toàn còn nhỏ [06 tuổi] không thể gánh vác việc nước, Thái hậu Dương Vân Nga cử Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm Tổng chỉ huy, chuẩn bị kháng chiến. Mùa Thu năm 980, trong buổi hội triều bàn kế chống giặc, được trọng thần danh tướng tiến cử, quân sĩ đồng tình ủng hộ, văn võ bá quan trong triều suy tôn, Thái hậu Dương Vân Nga vì vận nước, gác việc nhà, lấy áo Long cổn dâng cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi. Sau khi lên ngôi, một mặt Lê Hoàn tiếp tục củng cố triều chính, khẩn trương chuẩn bị kháng chiến; mặt khác, cử người đi sứ sang nhà Tống dâng biểu xin tập vị cho Đinh Toàn, dò xem thế lực quân giặc và tìm kế hoãn binh. Bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Triều đình nhà Lê, nhà Tống vẫn quyết tâm thôn tính Đại Cồ Việt. Với tài thao lược của mình, Vua Lê Hoàn cùng Bộ Chỉ huy kháng chiến tổ chức, động viên quân và dân cả nước đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp, đánh bại cuộc xâm lược của giặc Tống. Cuộc kháng chiến chống Tống thể hiện tinh thần đoàn kết “vua tôi đồng lòng” của triều Lê và nghệ thuật bày binh, bố trận, tổ chức đánh giặc tài tình của Bộ Chỉ huy kháng chiến.

Trước hết, thực hiện “tĩnh vi dân, động vi binh”, tổ chức, động viên toàn dân tham gia đánh giặc. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Tiên Hoàng đã thiết lập chế độ trung ương tập quyền, chia cả nước thành 10 đạo [mỗi đạo tương đương với một tỉnh ngày nay]. Cùng với đó, nhà vua còn định ra quy chế thập đạo quân: “Đinh Tiên Hoàng, năm thứ 5 [974], định ngạch quân 10 đạo, mỗi đạo 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người”1, theo đó, cả nước có 10 đạo quân. Nếu tính theo quy chế trên thì nước ta khi đó có đến 100 vạn quân, nhưng thực chất đây là một quy chế tổ chức quân sự [thập đạo quân] được định sẵn để có thể động viên tối đa nguồn nhân lực của đất nước, sung vào đội quân của triều đình và quân của các địa phương sẵn sàng đánh giặc, giữ nước. Kế thừa di sản quý báu của triều Đinh cùng kinh nghiệm trận mạc của một vị tướng, Vua Lê Đại Hành điểm dân làm lính, lấy người khỏe mạnh sung vào quân Túc vệ. Đồng thời, xuống chiếu cho các đạo nhanh chóng xây dựng đội dân binh, có nhiệm vụ dẹp phản loạn, cướp bóc, bảo vệ người dân, tham gia chặn đánh, đẩy lui quân giặc khi chúng xâm phạm non sông, bờ cõi. Nếu quân giặc đông, thế giặc mạnh, quân của các đạo không đánh được thì có nhiệm vụ chặn giặc, làm chậm bước tiến, không cho chúng tiến sát kinh thành để chờ quân của triều đình đến đánh. Ngoài ra, nhà vua còn động viên các làng xây dựng đội dân binh của làng là những người khỏe mạnh hằng ngày vẫn làm việc đồng áng, sống cùng gia đình, đến phiên họ là những người làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ làng, khi có giặc thì tham gia đánh giặc, giữ nước. Những việc làm đó đã chứng minh khả năng trị quốc, tài thao lược của Lê Đại Hành: “Vua chống quân Tống, bình nước Chiêm, chốn hoa hạ và man di đều hãi sợ”2; “Nói về trị nước thì vua để ý đến việc thường dùng của dân, dốc lòng về quốc chính, trọng nông nghiệp, cẩn thận về biên phòng, quy định pháp lệnh tuyển dân làm lính, đổi đặt châu phủ, chia đặt các phiên trấn, kể cũng cố gắng chăm chỉ lắm”3.

Như vậy, ngay từ thời Đinh, Tiền Lê, Đại Cồ Việt đã có đội quân chính quy và luôn được nhà vua quan tâm xây dựng, gồm: quân cấm vệ, quân vương hầu và dân binh [quân gửi trong dân]. Chính việc gửi quân trong dân đã giúp triều đình giảm được gánh nặng, không phải sử dụng ngân khố để chăm lo cho quân sĩ, nhưng vẫn bảo đảm luôn có một đội quân hùng mạnh, sẵn sàng ứng phó với các đợt tiến công bất ngờ của giặc, đủ sức đập tan đội quân xâm lược, bè lũ cướp nước đông hơn, mạnh hơn ta nhiều lần.

Thứ hai, lựa chọn và xây dựng những khu vực quyết chiến với giặc chắc, hiểm, có thế đánh, thế giữ. Sớm phát hiện mưu đồ xâm lược của nhà Tống, vua tôi nhà Tiền Lê đã không bị động ngồi chờ giặc đến để đánh mà vạch ra kế hoạch cụ thể, tổ chức chặn đánh quân giặc ngay từ ngoài biên ải, trên các trục đường, không cho chúng hội quân, hợp vây, chi viện, hỗ trợ cho nhau. Tổ chức lựa chọn và xây dựng những khu vực quyết chiến với giặc vững chắc, hiểm hóc, có thể bài binh, bố trận và giấu binh. Theo đó, vua Lê Đại Hành đã trực tiếp đi thị sát, nắm tình hình, xác định địa hình, địa thế, những khu vực có giá trị về quân sự trên các trục đường thủy, đường bộ mà quân giặc dự kiến sẽ đi qua để xây dựng các khu vực quyết chiến với giặc. Nơi được chọn là khu vực có các vật cản thiên nhiên, có chính diện, chiều sâu, thế đánh, thế giữ, tiện cơ động, chi viện, di chuyển linh hoạt và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phương tiện. Đó là: [1] Khu vực Bình Lỗ [ở cuối dãy Tam Đảo, thuộc Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay]4. Đây là doi đất cao, có thế hiểm yếu với hình dạng giống như một chiếc móng ngựa, chỗ rộng nhất lên đến trên 700 m, hơn 2/3 chu vi được bao bọc bởi dòng sông Cà Lồ tạo thành con hào thiên nhiên khó vượt qua, phía sau là rừng rậm thuận lợi cho việc mai phục. Tại đây, Vua Lê Đại Hành đã cho xây dựng hệ thống công sự phòng thủ - một tòa thành, là chỗ dựa vững chắc để quân và dân ta chặn đánh đạo tiền quân của giặc. [2] Khu vực Tây Kết [Việt Yên, Bắc Giang]5, là khu vực rộng lớn nằm về phía Nam cánh đồng Tây Kết, có địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho việc bố trí quân triều đình và lực lượng dân binh, đủ sức tiêu diệt lớn quân giặc tại đây. [3] Sông Bạch Đằng. “Sông Bạch Đằng có tên gọi nữa là sông Vân Cừ, rộng hơn 02 dặm, ở đó có nhiều núi cao ngất, nhiều ngành sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến, thực là một nơi hiểm yếu về đường biển”6. Biết được địa thế hiểm yếu của sông Bạch Đằng, kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành đã cho xây dựng một trận địa cọc kiên cố nhằm ngăn chặn đạo thủy quân của giặc từ biển tiến vào, đồng thời bố trí quân thủy, bộ, bí mật mai phục trên sông và hai bên bờ sông để chặn đánh giặc.

Thứ ba, chọn đúng đối tượng, tổ chức lực lượng hợp lý trên các hướng, khu vực quyết chiến với giặc. Để đánh bại mưu đồ sử dụng đạo tiền quân đánh úp quân, dân Đại Cồ Việt, như “sét đánh không kịp bịt tai” và cái thế vẹn toàn “xô bẻ cành khô gỗ mục, không phải lo tốn một mũi tên” cùng kế hoạch hội quân, hợp vây đánh chiếm Đại La và Hoa Lư của nhà Tống, vua tôi nhà Lê đã lựa chọn đội tiền quân của giặc do Hầu Nhân Bảo chỉ huy là đối tượng quyết chiến. Đây là đạo quân do viên tướng có kỷ luật, nhiều tham vọng, liều lĩnh, hiếu chiến và có quyết tâm thực hiện kế hoạch của Tống triều chỉ huy. Nếu đánh tan đạo tiền quân này, giết chết chủ tướng, sẽ nhanh chóng làm suy sụp tinh thần chiến đấu của quân giặc và tác động đến toàn cục cuộc xâm lăng. Theo đó, trên hướng Ngân Sơn - Đại La, nhà Vua tự mình làm tướng, trực tiếp chỉ huy đội quân triều đình, dân binh và thổ binh, tổ chức bố phòng chặt chẽ, chặn đánh giặc tại thành Bình Lỗ, quyết không để cho chúng tiến đánh Đại La và Hoa Lư. Theo sử cũ, tại thành Bình Lỗ đã diễn ra trận quyết chiến giữa quân ta với quân giặc, quân ta giành thắng lợi, quân giặc buộc phải lui về Ninh Giang. Sau trận Bình Lỗ, Vua Lê Đại Hành lại bố trí một trận địa mai phục trên sông Đồ Lỗ, đạo tiền quân của giặc đã mắc kế trá hàng của ta, cơ động từ Ninh Giang xuống và bị quân ta tiêu diệt. Thắng lợi này phá sản mưu đồ của giặc là dùng đạo tiền quân bất ngờ đánh thốc vào đại quân ta, đồng thời gây hoang mang, giảm nhuệ khí chiến đấu của đội quân xâm lược Tống triều.

Trên sông Bạch Đằng, với địa thế hiểm yếu tự nhiên, Bộ Chỉ huy kháng chiến đã bố trí ở đây không quá nhiều quân sĩ mà vẫn có thể cầm giữ, ngăn cản bước tiến của giặc. Thực tiễn, đạo thủy quân của nhà Tống do Lưu Trừng chỉ huy, sau khi vượt qua vùng biển phía Đông Bắc tiến vào sông Bạch Đằng đã bị quân và dân ta tiến công, quân giặc bị tổn thất nặng nề, nên không dám tiến quân theo kế hoạch, mà vội vàng tháo chạy về nước.

Hướng Lạng Sơn - Đại La, đạo quân bộ của Tôn Toàn Hưng ở Hoa Bộ không chịu xuất quân mà nằm đợi đạo thủy quân của Lưu Trừng sang hợp vây tiến đánh Đại La và Hoa Lư, riêng đạo quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy đánh chiếm Đại La đã đến khu vực Tây Kết. Khi nghe tin đạo tiền quân của Hầu Nhân Bảo và đạo thủy quân của Lưu Trừng bị đánh tan tác, đạo quân của Tôn Toàn Hưng hoảng sợ, từ hậu quân chuyển thành tiền quân rút chạy, quân của Trần Khâm Tộ ở Tây Kết bị cô lập, không có quân chi viện, ứng cứu. Chớp thời cơ “Vua đem các tướng đuổi đánh quân giặc, quân của Trần Khâm Tộ thua to, chết quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân giải về Hoa Lư”7. Cuộc tiến công, truy kích quân giặc của vua tôi nhà Tiền Lê tại Tây Kết đã giáng đòn quyết định vào cuộc Nam chinh của nhà Tống, đồng thời kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống giặc, giữ nước.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất diễn ra cách đây hơn một nghìn năm để lại nhiều bài học quý. Bài học phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nòng cốt là sức mạnh của quân triều đình, dân binh, thổ binh; nghệ thuật bố phòng, tổ chức xây dựng, sử dụng lực lượng đánh địch,… vẫn còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang, khu vực phòng thủ, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Chủ Đề