Túi thai giả là như thế nào

Hỏi - 17/07/2016
Em đã thử thai tại nhà với que thử thai đã thấy hai vạch. Chu kỳ kinh cuối của em là khoảng 8/6/16. Em đã tới bệnh viện siêu âm ngày 16/7/2016 thì kết quả là có hình giống túi thai d=3mm, TD túi thai giai đoạn sớm trong tử cung (túi thai giả). Em rất lo lắng với kết luận này. Kính mong bác sĩ giải đáp nỗi băn khoăn này của em. Em chân thành cảm ơn.

Trả lời
Chào bạn,

Bạn nên khám và siêu âm lại sau 1 tuần và thử máu xem thực sự có thai hay thai ngoài tử cung, chúc may mắn.

Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Em Nhung Lê thân mến,

Túi thai thật trong lòng tử cung được xác định qua siêu âm khi có Yolk sac, phôi thai… còn túi thai giả cũng có cấu trúc gần giống túi thai nhưng không có những thành phần của thai.

Hiện tại, thai em còn quá nhỏ nên chưa thể xác định chính xác, em nên làm xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG, nếu xét nghiệm này dương tính chứng tỏ em đang có thai.

Bé nhà em 2 tháng 21 ngày tuổi. Khi sanh bé khỏe mạnh nhưng trên đầu bé có một cái mụn. Khám ở BV Nhi Đồng 2 thì được biết cháu bị thoát vị não vùng chẩm. Hiện cháu phát triển rất bình thường  và còn có vẻ nhận thức rất nhanh và thông minh.

Em biết là cháu sẽ phải làm các xét nghiệm phẫu thuật. Bác sĩ ơi, sau khi phẫu thuật có ảnh hưởng gì tới sự phát triển về trí não cũng như thể chất và vận động của trẻ không ạ? (T.Thi Hue – TPHCM)

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Chào bạn,

Bạn đừng quá lo lắng, tuy đây là một bệnh lý ngoại khoa cần được phẫu thuật nhưng bệnh này không ảnh hưởng đến tâm thần kinh và sự phát triển thể chất cũng như vận động của bé.

Bằng chứng là bé của bạn vẫn “phát triển rất bình thường, có vẻ nhận thức rất nhanh và thông minh nữa”. Vì vậy, bạn nên thu xếp cho bé mổ sớm theo hướng dẫn của BS nhé.

Con gái tôi hiện tại 3 tháng 20 ngày. Trong 3 tháng đầu bé đi phân lỏng, vàng, hoa cà hoa cải nhiều lần trong ngày. 2 tuần đầu của tháng thứ 4, 2 ngày bé đi 1 lần phân đặc sệt, vàng mịn. Nhưng 6 ngày nay bé tự dưng lại đi phân rất lỏng, màu vàng có lợn cợn trắng, có ngày đi 3 lần, ngày đi 1 lần. Ngoài hiện tương trên thì bé vẫn bình thường. Tôi rất lo lắng. Mong BS giúp đỡ. (Ngọc Loan – TPHCM)

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Chào bạn,

Tuy bé vẫn bú – ngủ như thường ngày nhưng việc “bé đi ngoài ngày 3 lần, phân rất lỏng và bị nhiều ngày” là không được bình thường.

Bây giờ, ngoài việc cho bé bú mẹ bình thường, bạn nên cho bé dùng thêm men vi sinh như (Lactomin hoặc Enterogermina,…).

Chào bác sĩ,

Con tôi được hơn 14 tháng, cháu hay bị ra mồ hôi ở cổ. Hai bàn tay, bàn chân của cháu lúc nào cũng âm ấm mặc dù cháu vẫn chơi, ăn uống bình thường. Cái chính là bàn chân và bàn tay cháu luôn âm ấm như kiểu bị sốt. Tôi được biết tay chân lạnh mới lo, vậy chân tay âm ấm như vậy có bệnh gì không ạ? (Trung Dung – nguyen…@gmail.com)

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Bạn Dung thân mến,

Tốt nhất, bạn nên đo thân nhiệt cho bé. Nếu tay chân của bé có biểu hiện “âm ấm mà không sốt” là bình thường, điều này không có gì phải lo.

Còn ngược lại, nếu thân nhiệt của bé quá thấp (hạ thân nhiệt) hoặc quá cao (do sốt cao) cũng không tốt cho sức khỏe của bé bạn nhé.


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Khao khát được làm mẹ đến mức mãnh liệt khiến cho không ít người tin rằng mình đang có những dấu hiệu mang thai. Hiện tượng này có phần liên quan không nhỏ với yếu tố tâm lý nên hết sức nhạy cảm. Vậy dấu hiệu mang thai giả là gì và làm sao để chẩn đoán chính xác người phụ nữ có đang mang thai thật hay không?

10/09/2022 | Tâm sự chuyện mang thai: bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không?
05/09/2022 | Nguyên nhân khiến nhũ hoa bị đóng vảy khi mang thai và cách xử trí hiệu quả
30/08/2022 | NIPT - Xét nghiệm nhiễm sắc thể khi mang thai và những điều nên biết

1. Mang thai giả, nguyên nhân do đâu?

1.1. Như thế nào là mang thai giả?

Mang thai giả là hiện tượng phụ nữ có những triệu chứng cơ năng và cảm xúc giống như người mang thai và họ tin là mình có thai nhưng trên thực tế họ lại không mang thai. 

1.2. Nguyên nhân gây ra mang thai giả là gì?

Căn nguyên chính xác gây nên hiện tượng mang thai giả vẫn chưa giải thích được vì nó có liên quan đến vỏ não, nội tiết tố với vùng dưới đồi và yếu tố tâm lý. Nhiều giả thuyết lý giải về sự xuất hiện của hiện tượng này như sau:

Túi thai giả là như thế nào

Khao khát được làm mẹ đến mức mãnh liệt là nguyên nhân khiến nhiều người có dấu hiệu mang thai giả

- Tâm lý mong muốn hoặc lo sợ có con

Nhiều nghiên cứu sức khỏe tâm thần cho rằng chính khao khát có con hoặc nỗi sợ mang thai đến đỉnh điểm là tác nhân gây ra sự ảo tưởng khiến cho người phụ nữ cho rằng mình đang có dấu hiệu mang thai. Chính yếu tố tâm lý - thần kinh ấy làm kích thích hệ nội tiết và gây ra các dấu hiệu mang thai giả.

- Áp lực của vai trò làm vợ

Cũng có giả thuyết cho rằng áp lực cần phải làm tròn bổn phận của người phụ nữ sau khi họ phải trải qua biến cố thai sản như vô sinh, sảy thai, hoặc áp lực sớm có con từ phía gia đình sau khi kết hôn,... trở thành tác nhân gây nên hiện tượng mang thai giả. Vì mong muốn làm tròn nghĩa vụ mà cơ thể người phụ nữ diễn giải sai và phát ra tín hiệu giống như đang mang thai.

- Hệ thần kinh có vấn đề

Rối loạn trầm cảm có liên quan đến sự thay đổi các chất hóa học trong hệ thần kinh cũng được xem là yếu tố gây ra các dấu hiệu mang thai giả. Điều này có nghĩa là, sự căng thẳng, lo âu quá mức làm kích thích tuyến yên, vùng hạ đồi và tuyến thượng thận bài biết ra hormone liên quan đến thai kỳ. Chính sự thay đổi hormone kéo theo các vấn đề khác như: chướng bụng, táo bón, tăng nhu động ruột,... không khác gì cử động của thai nhi.

Ngoài ra, có một số vấn đề sức khỏe có thể làm nên dấu hiệu mang thai giả như: trào ngược thực quản dạ dày, rối loạn kinh nguyệt hoặc triệu chứng tiền kinh nguyệt.

2. Dấu hiệu mang thai giả và cách chẩn đoán

2.1. Nhận biết dấu hiệu mang thai giả

Những dấu hiệu mang thai giả tương đối giống với dấu hiệu mang thai thật nên người phụ nữ rất khó tự phân biệt được:

Túi thai giả là như thế nào

Người bị mang thai giả thường cảm thấy bụng chướng và phình to dần lên

- Cảm giác bụng dưới bỗng nhiên to dần

Cảm giác bụng dưới to dần dần là một trong những dấu hiệu khiến nhiều người phụ nữ nghĩ rằng mình đang mang thai. Tuy nhiên, nếu siêu âm sẽ không tìm thấy sự có mặt của thai trong tử cung. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do:

+ Bị đầy hơi, khó tiêu vì rối loạn tiêu hóa.

+ Táo bón.

+ Lớp mỡ thừa ở bụng tăng lên.

- Bị mất kinh hoặc rối loạn chu kỳ kinh

Đây cũng là một trong các dấu hiệu mang thai giả rất phổ biến. Thực tế tình trạng này là do sự rối loạn hormone sinh dục có liên quan đến vấn đề về tâm lý, chế độ dinh dưỡng hoặc sinh hoạt không lành mạnh. Mặt khác, một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai cũng dễ mắc các thay đổi về sinh lý khiến cho kỳ kinh không đều hoặc mất kinh và nhầm tưởng là mình mang thai.

- Một số dấu hiệu khác

+ Cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn mửa giống như người ốm nghén (thường là do rối loạn tiêu hóa).

+ Đầu ti thay đổi, ngực đau và căng tức, có thể tiết sữa non ở đầu ti (vì bị rối loạn nội tiết hoặc các triệu chứng trước mỗi kỳ kinh).

+ Đau bụng âm ỉ.

+ Tăng cân, thèm ăn,...

2.2. Cách thức chẩn đoán mang thai giả

Nếu không thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra có liên quan đến thai kỳ thì người phụ nữ rất khó biết được mình đang có dấu hiệu mang thai giả. Để chẩn đoán hiện tượng này, bác sĩ thường căn cứ trên các dấu hiệu mà người phụ nữ đang gặp phải kết hợp với thử thai (bằng xét nghiệm máu beta-HCG hoặc thử que thử thai) và tiến hành siêu âm bụng. Những trường hợp mang thai giả trên kết quả siêu âm và xét nghiệm thử thai sẽ không thấy sự hình thành của thai. 

Túi thai giả là như thế nào

Siêu âm bụng giúp bác sĩ có căn cứ chẩn đoán mang thai giả

Việc lầm tưởng mình đang mang thai hầu hết đều do các rối loạn về cảm xúc thần kinh. Mặt khác, có một số bệnh lý dễ gây nên dấu hiệu mang thai giả như: bệnh lý dạ dày, hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt,... Vì thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ mang thai, nữ giới nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra để sớm có được kết luận chính xác.

Không nên xem thường những dấu hiệu cho thấy mang thai giả vì có những trường hợp xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, cần được điều trị tâm lý để giải tỏa áp lực mà người phụ nữ đang mắc phải. 

Nếu đang có dấu hiệu nghi ngờ mang thai và cần chẩn đoán chính xác, quý khách hàng hãy đến Chuyên khoa Sản - phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp kiểm tra và có kết luận cụ thể. Quý khách có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch thăm khám chính xác và nhanh chóng.