Tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam năm 2022

Trong những vấn đề xã hội đáng lo ngại hiện nay, thuốc lá là một vấn đề nổi cộm. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích kinh tế, việc sử dụng thuốc lá mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cộng đồng. Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng với đó, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho tình trạng này cũng là một câu hỏi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về thuốc lá tại nước ta.

Tỉ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ hút thuốc lá cao trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 15.6 triệu người trưởng thành sử dụng thuốc lá, chiếm 22.5%. Bên cạnh những người hút thuốc lá trực tiếp, lượng  người hút thuốc lá thụ động [hít phải khói thuốc] cũng ở mức cao đáng báo động.

Có đến 28.5 triệu người dù không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc trong nhà. Việc hít khói thuốc trong môi trường kín rất nguy hiểm, tương đương với hút thuốc trực tiếp. Bên cạnh đó, khoảng 5.9 triệu người không hút thuốc, nhưng tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc.

Có thể thấy, tỉ lệ hút thuốc lá cao dẫn đến tỉ lệ hút thuốc thụ động tại Việt Nam cũng ở mức cao. Lượng người sử dụng thuốc lá chủ yếu là nam giới mặc dù vẫn có số ít nữ giới.

Tỉ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam rất cao

Nhờ vào việc thực hiện rộng rãi công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền mà trong những năm gần đây, nhận thực của người dân về tác hại của khói thuốc đã có sử thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam theo đó cũng có xu hướng giảm. Minh chứng cho việc này là tỉ lệ số người cai thuốc lá đã tăng lên rõ rệt. Theo thống kê, có 29% người trưởng thành đã cai thuốc lá và 53.6% số người hút thuốc có kế hoạch bỏ thuốc lá trong tương lai.

Mặc dù có những con số tích cực, song thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam cần được cải thiện nhiều hơn nữa hướng tới nâng cao sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân người Việt sử dụng thuốc lá nhiều?

Vậy tại sao người Việt nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới lại sử dụng thuốc lá?

Nguyên nhân đầu tiên, một số người tìm đến thuốc lá như một liều thuốc giải tỏa áp lực tinh thần. Trong thuốc lá có những hoạt chất hóa học có tác dụng làm tê liệt tạm thời hệ thần kinh. Chính vì vậy, những lúc căng thẳng và áp lực, nhiều người vô tình tìm đến thuốc lá và dần dần biến thuốc lá thành một phần trong cuộc sống sau này.

Trong thuốc lá có chứa chất nicotine có khả năng gây nghiện. Đây là lí do khiến một người nếu sử dụng thuốc lá một thời gian rất khó để bỏ thuốc. Thậm chí, tần suất sử dụng thuốc của họ có xu hướng gia tăng. Đối với một người bình thường, khói thuốc lá gây ra cảm giác rất khó chịu và ngột ngạt. Tuy nhiên, với người nghiện thuốc thì đây là hương vị thân thuộc và rất “ngon”.

Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam như hiện nay là do văn hóa giao lưu. Việc mời nhau điếu thuốc tưởng chừng như đơn giản và là một phép lịch sự đã vô tình khiến nhiều người tiếp xúc với thuốc lá và quen dần với chúng. Chưa kể, người Việt có văn hóa ngại từ chối nên việc này rất dễ xảy ra.

Ở các bạn trẻ, hút thuốc là một lần thử, đôi khi là để thể hiện bản thân mình. Các bạn trẻ có xu hướng cũng hút thuốc cho bằng bạn bằng bè. Thực tế chỉ ra rằng, tỉ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên khá cao trong những năm gần đây.

Tỉ lệ hút thuốc lá tăng vì sao?

Sau tất cả những nguyên nhân trên, có một nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ hút thuốc lá gia tăng là do người dân chưa nhận thực được những hậu quả nghiêm trọng mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe cộng đồng. Một khi chưa nhận thức được điều này, con người còn tiếp túc sử dụng thuốc lá.

Tác hại của thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Những chất hóa học độc hại trong thuốc lá gây ra các bệnh đường hô hấp cấp tính nguy hiểm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong thuốc lá có đến hơn 5000 thành phần hóa học, trong đó có hàng trăm thành phần hóa học độc hại. 1,3-Butadiene, Arsenic, Benzene, Cadmium,… là những chất trong thuốc lá có khả năng gây ung thư rất cao.

Các cơ quan trong cơ thể chịu ảnh hưởng nặng của thuốc lá bao gồm phổi, bàng quang, thực quản, thận, gan, tụy, họng,…. Người hút thuốc có khả năng nhiễm phải các bệnh đường hô hấp như:

  • Lao.
  • Cảm cúm
  • Bệnh răng miệng
  • Lão hóa nhanh
  • Loãng xương
  • Đục thủy tinh thể
  • Tiểu đường, ung thư

Không chỉ những người hút thuốc trực tiếp mà những người hút thuốc thụ động cũng có khả năng nhiễm bệnh tương tự. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

Có thể thấy, thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, cải thiện thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan chính quyền và mỗi cá nhân.

Thuốc lá đang giết chế lá phổi của chúng ta

Biện pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá và tác hại thuốc lá

Cải thiện tình trạng hút thuốc và giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cả cộng đồng:

Đối với mỗi cá nhân:

  • Nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức. Không coi thuốc lá là phương tiện giải tỏa áp lực. Thay vào đó có thể sử dụng nicotine thay thế thuốc lá như kẹo cao su, viên ngậm, miếng dán,….
  • Không rủ rê, lôi kéo bạn bè sử dụng thuốc lá.
  • Không khuyến khích thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá.
  • Không hút thuốc lá ở nơi công cộng, trong phòng kín để bảo việc sức khỏe cho những người xung quanh

Về phía chính quyền nhà nước:

  • Cần thực hiện các biện pháp quản lý việc tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là với đối tượng thanh thiếu niên.
  • Đánh thuế trực tiếp vào mặt hàng thuốc lá và các sản phẩm liên quan.
  • Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các chương trình giáo dục về tác hại thuốc lá trong phạm vi công sở, trường học,… để thay đổi nhận thức của người dân.

Các giải pháp trên là chưa đủ để giảm thiểu đáng kể thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam, nhưng nó là những hành động thiết thực lúc này để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của khói thuốc.

Một số thông tin cần biết thêm về thuốc lá

Ở phần cuối của bài viết sẽ là một số thông tin về thuốc lá mà bạn có thể biết:

  • Trên thực tế, thuốc lá đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế. Mặc dù gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe, việc cấm hoàn toàn ngành công nghiệp thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đây là vấn đề mà không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng dối mặt.
  • Thuốc lá loại nhẹ cũng không an toàn hơn thuốc lá thông thường.
  • Thuốc lá điện tử có nguy cơ gây ung thư cao gấp nhiều lần thuốc lá thông thường.
  • Dù bạn tiếp xúc với khói thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều chịu những ảnh hưởng về sức khỏe tương đương nhau.
  • Theo một số nghiên cứu khoa học, thuốc lào có tác hại tương đương với thuốc lá thông thường.

>> Xem thêm:

  • Chế độ nghỉ thai sản của chồng
  • Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam

Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam nhìn chung vẫn ở mức đáng báo động. Mong rằng mỗi cá nhân sẽ có ý thức hơn để cải thiện tình trạng này. Bạn có thắc mắc gì về vấn đề này? Đừng ngại để lại câu hỏi cho chúng mình để được giải đáp trong những bài viết tiếp theo nhé.

  • 14:03 | Thứ Sáu, 08/10/2021

Các tổ chức và chuyên gia y tế công cộng hàng đầu lo ngại rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh trong tình trạng nặng hơn nếu mắc COVID-19.

Đẩy mạnh xây dựng khách sạn, nhà hàng không khói thuốc lá. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra khốc liệt trên thế giới và cướp đi sinh mạng của nhiều người, theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc và làm trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong cao hơn.

Các tổ chức và chuyên gia y tế công cộng hàng đầu lo ngại rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh trong tình trạng nặng hơn nếu mắc COVID-19, bởi COVID-19 tấn công và làm suy yếu phổi nhanh chóng.

Chính vì vậy, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá đang đẩy mạnh và tiếp tục hỗ trợ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đồng thời nhân rộng các mô hình môi trường không khói thuốc, trong đó có chú trọng xây dựng khách sạn, nhà hàng không khói thuốc để hạn chế mức thấp nhất người hít phải khói thuốc lá thụ động.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 15 triệu người trưởng thành hút thuốc, số người không hút thuốc là 75 triệu người, gấp 5 lần số người hút thuốc.

Nghiên cứu năm 2020 của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá [Bộ Y tế] cho thấy tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà hàng, khách sạn còn tương đối cao, với gần 80% khách hàng hút thuốc thụ động tại nhà hàng, 65% hút thuốc thụ động tại các khách sạn. Đây là con số khá lớn và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người xung quanh. Đa số khách hàng, kể cả những người hút thuốc đều không thấy thoải mái, dễ chịu khi ở trong một nhà hàng, quán cà phê đầy mùi khói thuốc.

Tại Việt Nam, WHO ước tính mỗi năm có gần 6.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, việc vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các nhà hàng, quán cà phê còn diễn ra phổ biến. Điều đáng lo ngại là trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên và những người sử dụng.

Theo Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh [Bộ Y tế], Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng đều chứa chất nicotine gây nghiện, có thể gây nguy hại đến hệ hô hấp và tim mạch của chính người hút và cả những người xung quanh.

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động, gây ảnh hưởng đến cộng đồng mà nạn nhân chủ yếu đa phần là phụ nữ và trẻ em.

Kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam gần đây cho thấy có 72,5% người không hút thuốc ủng hộ quy định cấm hút thuốc trong nhà hàng. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá quy định: Cấm hút thuốc lá hoàn toàn tại các khu vực trong nhà của nhà hàng và quán cà phê.

Vì vậy, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan đầu mối được Chính phủ giao thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đang nỗ lực triển khai công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt ở những nơi công cộng, nhà hàng, quán cà phê.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc tuyên truyền để mọi người nhận thức rõ việc bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19.

Trong các chiến dịch phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2021-2022, tổ chức Y tế toàn cầu Vital Strategies tiếp tục đồng hành cùng Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá [Bộ Y tế] thực hiện chiến dịch truyền thông: “Hãy lên tiếng bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu” nhằm khuyến khích mọi người lên tiếng bảo vệ bản thân và người thân khỏi ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động, kêu gọi người hút thuốc bỏ thuốc lá vì sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình./.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15-11-2020, đã tăng mức xử phạt với hành vi hút thuốc lá tại các địa điểm bị cấm lên gấp gần 2 lần.

Cụ thể: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Theo T.G [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề