Ứng dụng rộng rãi trong y tế gọi là gì năm 2024

Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS, LIS và PACS được triển khai ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm hướng tới thống nhất về trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các cơ sở y tế phục vụ công tác quản lý, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe. Sau đây là một số khái niệm về hệ thống, tiêu chuẩn CNTT y tế ứng dụng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay.

Trong điều kiện của phòng khám, bệnh viện, PACS và RIS là tổ hợp phần mềm và phần cứng có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, hiển thị, chuyển giao những hình ảnh chụp từ X-quang, MR, cộng hưởng từ, siêu âm, nội soi, điện tim, điện não đồ… PACS sử dụng định dạng chuẩn để lưu trữ và chuyển giao hình ảnh được gọi là DICOM - Digital Imaging and Communications in Medicine (Kỹ thuật số Hình ảnh và Truyền thông trong Y học), đồng thời cũng có thể đóng gói dữ liệu không phải hình ảnh trong định dạng DICOM, chẳng hạn như định dạng PDF và JPG… để phân phối, xem và lưu trữ của cả hai định dạng DICOM và không DICOM.

Ứng dụng rộng rãi trong y tế gọi là gì năm 2024

1. HIS (Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện thường được biết đến với tên gọi khác là "Hệ thống quản lý bệnh viện"; phục vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnh viện với các chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân và bệnh sử; quản lý bệnh nhân đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án, dược, tài chính, viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự... Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu hóa trong quản lý điều hành; phục vụ điều trị; phục vụ nghiên cứu và đào tạo; thống kê, dự báo, dự phòng... tại các Bệnh viện.

2. EPR (Electronic Patient Record): Bệnh án điện tử thực chất là phần mềm dùng thay thế cho bệnh án giấy trong quản lý thông tin bệnh nhân, kết quả chẩn đoán, xét nghiệm, liệu trình điều trị... với nhiều ưu điểm trong tìm kiếm, tra cứu, tổng hợp số liệu phục vụ điều trị và hỗ trợ nghiên cứu.

Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt động dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7

(tên tiếng anh: Artificial Intelligence hay Machine Intelligence, thường được viết tắt là AI) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Nói cách khác, đây là trí tuệ do con người tạo ra với mục tiêu giúp hệ thống máy móc, đặc biệt là máy tính có thể mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí thông minh nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ như: suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, trình bày kiến thức, nhận thức, giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, chuyển động, và tự thích nghi.

Ứng dụng rộng rãi trong y tế gọi là gì năm 2024

2. Xu hướng công nghệ 4.0

Theo xu hướng công nghệ 4.0, AI được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như: giáo dục, xe cộ, các thiết bị di động, mua sắm,… Và đặc biệt là trong y tế, có thể nói ứng dụng của AI trong việc chăm sóc sức khỏe con người là ứng dụng có ý nghĩa thực tế nhất bởi nó liên quan mật thiết với sự sống của chúng ta. Vậy cụ thể AI đóng vai trò gì trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, cùng chúng tôi điểm qua nhé!

  • Bệnh án điện tử

Trong quy trình chăm sóc sức khỏe thì đọc và phân tích thông tin hồ sơ y tế là một bước khá phổ biến. Theo đó quản lí dữ liệu là ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất của trí tuệ nhân tạo. Robot thu thập lưu trữ định dạng lại và theo dõi dữ liệu để cung cấp chúng tối ưu hơn, nhanh hơn và đồng bộ hơn. Bệnh án điện tử cũng theo đó ra đời.

  • Hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Phân tích các cuộc kiểm tra, quét CT, nhập dữ liệu, và các nhiệm vụ khác có thể được thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn bởi robot. Tim mạch và X quang là hai lĩnh vực mà số lượng dữ liệu phân tích vô cùng lớn và chiếm khá nhiều thời gian. Trong tương lai các chuyên gia về tim mạch hay X quang sẽ được giảm thiểu một lượng lớn công việc, họ chỉ cần tập trung vào các trường hợp phức tạp nhất khi mà robot có thể chưa đủ sự linh hoạt để giải quyết, sự giám sát và phân tích của con người thực sự hữu ích.

  • Tư vấn sức khỏe

Hiện nay đã có rất nhiều những ứng dụng sử dụng AI để tư vấn y tế dựa trên lịch sử y tế cá nhân và kiến thức y học thông thường. Bệnh nhân có thể báo cáo các triệu chứng của họ vào ứng dụng, sau đó sử dụng nhận dạng giọng nói để so sánh với các cơ sở dữ liệu về bệnh tật sẵn có. Sau đó ứng dụng sẽ cung cấp những hành động đề xuất tới lịch sử tài khoản y tế của người dùng.

  • Là một y tá riêng

Một ý tá kĩ thuật số có thể giúp theo dõi tình trạng của bệnh nhân, theo dõi điều trị cùng những lần khám của bác sĩ, nhắc lịch hẹn tái khám và ghi lại toàn bộ quá trình thăm khám cũng như điều trị của người bệnh.

  • Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh

Những ứng dụng theo dõi thuốc của bệnh nhân được phát triển nhanh chóng. Webcam của điện thoại thông minh được hợp tác với AI để tự động xác nhận rằng bệnh nhân đang dùng thuốc theo toa và giúp họ quản lý tình trạng của họ. Người dùng sẽ đem lại tính hiệu quả cho chuyên gia điều trị là những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bệnh nhân có xu hướng đi ngược với lời khuyên của bác sĩ.

  • Phát hiện bệnh sớm

Di truyền và hệ gen tìm kiếm các đột biến và liên kết với bệnh từ thông tin trong DNA. Với sự giúp đỡ của AI quét cơ thể có thể phát hiện bệnh ung thư và các bệnh về máu sớm, dự đoán các vấn đề sức khỏe mà chúng ta phải đối mặt dựa trên di truyền của chính mình.

  • Theo dõi sức khỏe

Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được ngày càng trở nên phổ biến, các thiết bị có thể theo dõi nhịp tim và mức độ hoạt động của con người. Chúng có thể gửi cảnh báo cho con người để tập thể dục nhiều hơn và có khả năng chia sẻ thông tin này cho bác sĩ để biết thêm dữ liệu về nhu cầu và thói quen của bệnh nhân.

  • Hệ thống phân tích chăm sóc sức khỏe

AI có thể được sử dụng để sàng lọc dữ liệu làm nổi bật những sai lầm trong phương pháp điều trị, tính không hiệu quả của quy trình làm việc và giúp những trường hợp nhập viện không cần thiết.

Và còn rất nhiều những tính năng hữu ích khác mà Trí tuệ nhân tạo đem lại. Bạn ngạc nhiên không khi thấy bệnh nhân chụp X quang mà không cần đợi lấy phim? Hình ảnh sẽ được truyền tới bác sĩ ngay sau khi chụp, hệ thống phần mềm thông minh sẽ phân tích phim chụp và chẩn đoán bệnh luôn thay vì đợi bác sĩ đọc phim. Hồ sơ bệnh án được lưu lại toàn bộ theo từng bệnh nhân, nhờ đó mà việc theo dõi lịch sử bệnh, dị ứng thuốc hay tiền sử gia đình trở nên tiện lợi và dễ dàng. Đến lịch hẹn tái khám sẽ có tin nhắn tự động nhắc lịch, bệnh nhân không cần đem theo phim chụp, đơn thuốc cũ lỉnh kỉnh,…

Trên đây là những lợi ích tiêu biểu nhất mà AI đem lại cho bạn trong ngành Y tế. Nhanh chóng cập nhật để trải nghiệm và tận hưởng thành quả của công nghệ hiện đại ngay từ hôm nay!