Ví dụ về định mức thời gian

Định mức là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó. Định mức tiếng anh là Norm.

Nội dung chính Show

  • Định mức lao động là gì?
  • Định mức nguyên vật liệu là gì?
  • Định mức kinh tế kỹ thuật là gì?
  • Định mức dụng cụ là gì?
  • Định mức thiết bị là gì?
  • Phương pháp xây dựng định mức
  • 1. Định mức nguyên vật liệu là gì?
  • 2. 5 bước đơn giản để lập bảng định mức nguyên vật liệu
  • 3. Xây dựng định mức nguyên vật liệu
  • Phương pháp thống kê kinh nghiệm
  • Phương pháp thực nghiệm
  • Phương pháp phân tích
  • 4. Lời kết
  • Video liên quan

Một vài ví dụ cụ thể về định mức

Định mức dự toán xây dựng công trình là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1 tấn cốt thép,… từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng [kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật].

Định mức dự toán công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.

Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng [các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến,…].

Định mức dự toán bao gồm :

a] Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng. Mức hao phí vật liệu qui định trong tập định mức này đã bao gồm vật liệu hao hụt trong quá trình thực hiện công việc.

b] Mức hao phí nhân công: Là số lượng ngày công lao động của công nhân trực tiếp tương ứng với cấp bậc công việc để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.

c] Mức hao phí xe máy thi công: Là số lượng ca xe máy trực tiếp sử dụng để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.

Ngoài 2 câu hỏi định mức là gì, định mức tiếng anh là gì? mà CyberReal đã trả lời phía trên. CyberReal cũng nhận được rất nhiều các câu hỏi khác như định mức lao động là gì?, định mức nguyên vật liệu là gì?, định mức kinh tế kỹ thuật là gì?,… Phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời hết cho bạn. Theo dõi tiếp bạn nhé!

Định mức lao động là gì?

Định mức lao động công nghệ [hay còn gọi là định mức lao động] là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm.

Nội dung của định mức lao động bao gồm:

Thành phần công việc: các thao tác cơ bản, thao tác chính thực hiện bước công việc.

Định biên: Xác định cấp bậc kỹ thuật để thực hiện từng nội dung công việc.

Định mức: quy định thời gian lao động để sản xuất ra sản phẩm [thực hiện bước công việc]. Đơn vị tính là ngày công [ngày công tính bằng 08 giờ làm việc].

Định mức nguyên vật liệu là gì?

Định mức nguyên vật liệu là các phương pháp xác định lượng vật liệu cần thiết đủ làm một sản phẩm cho các chất liệu khác nhau.

Mục đích chính của việc tính định mức nguyên vật liệu

  • Tính giá thành sản phẩm
  • Cân đối nhu cầu vật tư
  • Tối ưu hóa sản phẩm
  • Đánh giá hiệu suất sử dụng vật tư của người thợ

Để tính định mức nguyên vật liệu, các bạn có thể tải giáo trình về TẠI ĐÂY

Định mức kinh tế kỹ thuật là gì?

Định mức kinh tế kỹ thuật là quy định mức hao phí cần thiết lớn nhất của một loại nguồn lực nào đó để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Mức kinh tế kỹ thuật luôn luôn là một chỉ tiêu và biểu thị bằng những con số cụ thể.

Ví dụ :

Định mức kinh tế kỹ thuật trong khảo nghiệm, kiểm định thức ăn thủy sản là quy định các mức hao phí cần thiết về lao động, thiết bị, vật từ, văn phòng phẩm để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc liên quan tới khảo nghiệm, kiểm định thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Định mức dụng cụ là gì?

Định mức dụng cụ là thời gian sử dụng dụng cụ cần thiết để sản xuất ra sản phẩm [thực hiện từng bước công việc].

Thời hạn của dụng cụ: đơn vị tính là tháng.

Mức sử dụng các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 10% mức sử dụng các dụng cụ chính đã được tính trong định mức.

Định mức thiết bị là gì?

Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết để sản xuất ra sản phẩm [thực hiện từng bước công việc].

Số ca máy sử dụng một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca [riêng thiết bị đo biển là 200 ca]; máy nội nghiệp là 500 ca.

Thời hạn [niên hạn] sử dụng thiết bị theo quy định của nhà sản xuất.

Đơn vị tính bằng ca/thông số [mỗi ca tính bằng 8 giờ].

Phương pháp xây dựng định mức

Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập về hao phí thời gian [sản lượng] thực tế để hoàn thành công việc theo từng thời điểm, công đoạn khác nhau. Thời gian [sản lượng] quy định trong mức thường lấy bằng giá trị trung bình.

  • Khi bạn đang muốn thuê văn phòng giá rẻ tphcm mà không biết liên hệ với ai. Hãy thử dịch vụ của Cyber Real và bạn sẽ không phải hối tiếc.

Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình quan trắc, phân tích của từng thông số môi trường, bước công việc được định mức và tính toán đến các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình kỹ thuật cũng như vật tư tiêu hao. Phương pháp quan trắc và phân tích là phương pháp xây dựng dựa vào các phương pháp tiêu chuẩn đã ban hành.

Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập được trong khảo sát hoặc qua phiếu điều tra.

Trong quá trình sản xuất, việc định mức vật liệu quan trọng vì nó gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và đôi khi ảnh hưởng đến cả giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp khi thực hiện tốt việc định mức nguyên liệu thì sẽ kiểm soát được tốt tình hình sản xuất, nắm được lợi thế về giá so với đối thủ… Trong bài viết hôm nay, Cloudify xin gửi tới bạn 5 bước đơn giản để lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất. 

1. Định mức nguyên vật liệu là gì?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này. Định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc. Lượng định mức này được đặt trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động bình thường: các điều kiện để sản xuất, yếu tố kỹ thuật đều được đáp ứng tốt.

Cách tính định mức sử dụng nguyên liệu

Đối với doanh nghiệp, đặc biệt ngành sản xuất thì việc định mức sử dụng nguyên liệu rất quan trọng. Bởi vì việc này sẽ làm căn cứ cho hoạt động tự toán, định giá sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời việc định mức sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh. Công thức tính định mức sử dụng nguyên liệu:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

Các yếu tố trong công thức được xác định như sau:

  • Định mức về lượng: Doanh nghiệp cần xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết [gồm cả lượng hao hụt] cho quá trình sản xuất. Trong đó “nguyên vật cần thiết” sẽ được tính theo số lượng, mức hao hụt được tính dựa theo số liệu đã phát sinh trước đó và ước tính số lượng hỏng trong tương lai thông qua phân tích các yếu tố tác động trong quá trình sản xuất.
  • Định mức giá của nguyên liệu: Định mức này là giá mua nguyên vật liệu sau khi trừ hết các chiết khấu, giảm giá, chi phí thu mua. Giá mua nguyên vật liệu có thể biến động trong các khoảng thời gian khác nhau. Doanh nghiệp có thể xác định được mức giá nguyên vật liệu và chi phí tại thời điểm mua thông qua xem xét tình hình các yếu tố tác động tới giá cả nguyên liệu.

Đọc thêm: 3 bước để tạo một file excel quản lý vật tư tốt nhất

2. 5 bước đơn giản để lập bảng định mức nguyên vật liệu

Từ công thức phía trên, Cloudify rút ra 5 bước cơ bản mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý khi lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất: 

  • Nắm rõ các nguyên liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm: Doanh nghiệp cần bao nhiêu loại nguyên vật liệu để làm ra thành phẩm? Và nguyên liệu đó là gì?
  • Làm sản phẩm mẫu: Mục đích việc này là để doanh nghiệp có thông số cụ thể của nguyên vật liệu cần để tạo ra một sản phẩm. Từ đó có thể nắm được sơ bộ số lượng nguyên liệu cần để sản xuất cho một kỳ.
  • Phân tích các tác động gây hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: Các yếu tố bao gồm ngoại cảnh [giá cả, thị trường, môi trường gây ảnh hưởng chất lượng nguyên vật liệu…] và cả yếu tố trong khi sản xuất [chất lượng máy móc, kỹ thuật, công suất,…]
  • Tính toán các trường hợp sản phẩm lỗi hỏng: Việc tính toán này bao gồm cả số lượng sản phẩm hỏng, số lượng nguyên vật liệu, … của các sản phẩm đó. Khi tính toán kỹ lưỡng số sản phẩm lỗi, doanh nghiệp còn có thể xem xét lại vấn đề gây ra lỗi và khắc phục nếu được.
  • Tính toán giá trị của nguyên vật liệu dùng để sản xuất. Vì có thể liên quan đến biến động giá cả và dự trù hợp lý cho các trường hợp này.

3. Xây dựng định mức nguyên vật liệu

Xây dựng định mức nguyên vật liệu

Hiện nay có 3 phương pháp chính trong xây dựng bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất:

Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Định mức nguyên vật liệu sẽ được xác định dựa trên phương pháp bình quân gia truyền theo kết quả sử dụng nguyên vật liệu đã dùng trong kỳ trước đó. Yếu điểm của phương pháp này là sự chính xác thấp nhưng đơn giản và dễ áp dụng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp có đặc điểm là hoạt động sản xuất không ổn định.

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm sẽ dựa trên kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, đồng thời kết hợp với điều kiện sản xuất để tiến hành kiểm tra. Sau đó, doanh nghiệp sẽ sửa đổi các kết quả đã tính toán phía trên và đưa ra sản xuất thử một khoảng thời gian. Mục đích nhằm xác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho kỳ kế hoạch tiếp theo

Nhược điểm phương pháp này là chưa có sự phân tích toàn diện. Có những yếu tố ảnh hưởng hoặc điều kiện trong phòng thí nghiệm chưa phù hợp với thực tế như điều kiện sản xuất có hạn, chi phí, thời gian thực hiện lâu.

Phương pháp phân tích

Phương pháp này sử dụng sự tính toán kinh tế kỹ thuật và phân tích toàn diện các yếu tố gây tiêu hao nguyên vật liệu trong khi sản xuất. Ưu điểm của phương pháp phân tích là độ chính xác rất cao bởi nó đã tính toán toàn diện cả những yếu tố gây ảnh hưởng. Nhược điểm là chi phí quá cao và thời gian thực hiện cũng lâu.

Đọc thêm: Phần mềm quản lý công trình được sử dụng nhiều hiện nay

4. Lời kết

Hiện nay, Cloudify đang cung cấp nhiều giải pháp công nghệ có tích hợp tính năng định mức nguyên vật liệu và được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Ví dụ như phần mềm quản lý kho, giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP đều có tính năng lên kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu một cách tự động, quản lý hàng hoá…. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp trong lĩnh vực sản xuất, vận hành kho, hãy liên hệ với Cloudify để nhận được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

TAGS : bảng định mức công trình Doanh nghiệp kho nguyên vật liệu quản lý

Chủ Đề