Ví dụ về quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài

Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản có yếu tố nước ngoài như sau:

Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản 1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Quyền sở hữu là quyền của chủ chủ sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Căn cứ vào khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quan hệ về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xem là có yếu tố nước ngoài khi thỏa mãn một trong ba điều kiện sau:  -Chủ thể tham gia quan hệ có ít nhất một bên là chủ thể nước ngoài -Khách thể của quan hệ là tài sản tồn tại ở nước ngoài

-Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.

1.Pháp luật áp dụng đối với quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Do quy định trong hệ thống pháp luật mỗi nước là khác nhau, vậy nên không tránh khỏi xung đột pháp luật trong quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Lúc này vấn đề xung đột pháp luật được giải quyết như sau: việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật của nước có tài sản. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Theo đó, tài sản tồn tại ở đâu thì pháp luật quốc gia đó được áp dụng để giải quyết vụ việc. Theo khoản 1 Điều 678 BLDS năm 2015 thì pháp luật Việt Nam áp dụng chung cùng một hệ thuộc luật là luật của nước nơi có tài sản [Lex rei sitae] đối với cả tài sản là động sản và bất động sản trong các quan hệ liên quan đến việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản[1].  Ví dụ: công ty Việt Nam ký kết hợp đồng với một công ty nước ngoài về việc mua bán một công trình xây dựng tại Việt Nam. Lúc này pháp luật Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh quan hệ trên vơi tư cách là nước có tài sản. Mọi vấn đề liên quan đến quan hệ này như: các bên có quyền mua bán công trình hay không, nghĩa vụ của các bên, trình tự thủ tục,…đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.Pháp luật áp dụng trong trường hợp tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển

Riêng trong trường hợp tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển thì được xác định theo pháp luật của nước nơi có động sẩn được chuyển đến. Khác với quy định tại khoản 1, tại quy định này việc xác định pháp luật áp dụng không dựa vào hệ thuộc luật nơi có tài sản, mà dựa vào hệ thuộc luật nơi là tài sản sẽ được chuyển đến hoặc theo theo thỏa thuận của các bên.  Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa các chủ thể là cá nhân, pháp nhân đối với tài sản. Các chủ thể này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, nên việc thỏa thuận, thương lượng luôn được ưu tiên tôn trọng. Không chỉ trong quan hệ sở hữu mà trong bất kỳ một quan hệ dân sự nào quyền của các chủ thể về thỏa thuận, thương lượng với nhau cũng được pháp luật tôn trọng và ưu tiên áp dụng. Do đó, trong quan hệ về quyền sử hữu và quyền khác đối với tài sản các bên không chỉ có quyền thỏa thuận với nhau về quyền, nghĩa vụ của các bên mà còn có quyền thỏa thuận về việc chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ. 

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng, thì pháp luật của nước nơi mà tài sản được chuyển đến sẽ được lựa chọn áp dụng. Sở dĩ quy định áp dụng pháp luật của nước nơi tài sản được chuyển đến mà không phải phải nơi tài sản được chuyển đi vì, tài sản chỉ tồn tại nhất thời ở nước nơi tài sản được chuyển đi như vậy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ rất khó khăn trong việc xác định vị trí tồn tại của tài sản. Kể cả trong trường hợp có thể xác định được địa điểm tồn tại của tài sản thì rõ ràng hệ thuộc luật nơi có tài sản cũng sẽ tạo sự thiếu ổn định cho việc điều chỉnh quan hệ, vì ngay cả các bên tham gia quan hệ cũng như cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ rất bị động, xa lạ và không mong muốn với vị trí đó, với pháp luật nước đó[2]. Pháp luật của nước có tài sản được chuyển đến là nơi mà tài sản sẽ tồn tại lâu dài do đó, luật của nước nơi tài sản được chuyển đến được áp dụng để điều chỉnh quan hệ. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

[1], [2]PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ,[2017], “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,Nxb.Công an nhân dân

Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài như sau:

Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ"

2.Nội dung

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại,…Quyền sở hữu trí tuệ gồm 05 đặc điểm sau:
-Một là, đặc tính vô hình của tài sản trí tuệ. Tài sản nhìn chung có thể thể chia làm 02 loại là tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Theo đó, tài sản vô hình là tài sản mà con người không thể nhận biết sự tồn tại của nó bằng giác quan, nhưng có thể nhận biết được dưới dạng thông tin và nó có khả năng sinh lợi bằng tiền và bằng các tài sản khác. Trong đó quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tài sản mang đặc tính của tài sản vô hình. Các chủ thể có thể nhận biết tài sản thông qua nhận thức, vì vậy mà tài sản sở hữu trí tuệ có thể được nhiều người sử dụng ở nhiều nơi khác nhau trong cùng một thời điểm.
-Hai là, tính xác định được. Vì quyền sở hữu trí tuệ có thể nhận biết thông qua nhận thực nên, các bên có thể xác định được bản chất, phạm vi và công dụng của tài sản trí tuệ. 
-Ba là, tính kiểm soát được. Các chủ thể bằng hành vi của mình tác động lên tài sản trí tuệ như: điều khiển, sản xuất, duy trì, phát triển, mua bán, trao đối, cho thuê,…và mang lại một kết quả nhất định
-Bốn là, khả năng sinh lợi. Tài sản trí tuệ có khả năng sinh lợi thông qua việc sử dụng, bán, chuyển giao, cho thuê, trao đổi,…lợi ích đó có thể là tiền mặt hay bằng một tài sản khác.
-Năm là, tính sáng tạo và đổi mới. Đây là đặc tính riêng để phân biệt tài sản trí tuệ với các dạng tài sản vô hình khác biệt, hoặc là một đối tượng đã biết nhưng được bổ sung cái mới [được đổi mới][1].  Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài rất đa dạng và phức tạp. Bởi lẽ, quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật của nước nào chỉ bảo hộ ở nước đó mà thôi, quyền sở hữu trí tuệ chỉ được giới hạn trong phạm vi hiệu lực của pháp luật bảo vệ nó. Căn cứ vào quy định trên quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu được yêu cầu bảo hộ. Từ đó, có thể thấy nếu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được khai thác, sử dụng tại quốc gia mà ở đó pháp luật không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đó, thì đối tượng không được bảo vệ. Ví dụ: một tác phẩm đăng ký bảo hộ tại Việt Nam sẽ chỉ được pháp luật Việt Nam bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, còn tại Mỹ thì tác phẩm đó lại không được bảo hộ. Điều này là bất công và vô lý đối với các chủ thể sáng tạo ra tài sản thuộc sở hữu trí tuệ. Do đó, để quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể được bảo hộ trong phạm vi quốc tế, các quốc gia có thể tham gia các điều ước quốc tế, để ngăn chặn hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ ở cả những quốc gia mà pháp luật không có hiệu lực bảo hộ. 

Ngoài ra theo quy định tại Điều 679 BLDS năm 2015 quy định chủ thể là chủ sở hữu của tài sản trí tuệ có thể đăng ký bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau. Theo quy định này thì yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở đâu thì áp dụng pháp luật nước đó. Một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có thể được bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau, và cơ chế bảo hộ tùy thuộc vào quy định pháp luật của các quốc gia đó, nó thể giống hoặc khác nhau. Ví dụ: đối với nhãn hiệu Coca-Cola được đăng ký bảo hộ tại Mỹ, thì pháp luật của Mỹ sẽ bảo hộ trong phạm vi nước Mỹ. Sau này khi phát triển ra thị trường thế giới Coca-Cola đăng ký bảo hộ tại nhiều nước khác nhau trong đó có Việt Nam. Lúc này pháp luật Việt Nam cũng sẽ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu này trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tương tự với các quốc gia mà khác mà Coca-Cola đăng ký bảo hộ cũng vậy. Tuy nhiên nếu Coca-Cola không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo hộ, trừ trường hợp đây được xem là nhãn hiệu nổi tiếng [theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2019] thì sẽ đương nhiên được bảo hộ mà không cần đăng ký. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

[1] PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ,[2017], “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,Nxb.Công an nhân dân

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề