Ví dụ về quyền và nghĩa vụ của học sinh

Câu hỏi: Ví dụ về nghĩa vụ?

Trả lời:

Ví dụ về nghĩa vụ :

- Thanh niên đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự,đây là nghĩa vụ vẻ vang trong quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian phục vụ nghĩa vụ quân sự là 24 tháng, công dân tham gia độ tuổi từ 18- 25 tuổi [ vì lý do đang học đại học, cao đẳng thì kéo dài hết 27 tuổi]. Công dân tham gia phải đủ điều kiện tiêu chuẩn chính trị, tiểu chuẩn sức khỏe và văn hóa.

- Công dân tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ, đây là nghĩa vụ bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, tiêu chuẩn tham gia phải có lý lịch rõ ràng, thực hiện và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và có đủ sức khỏe tham gia dân quân tự vệ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nghĩa vụ nhé:

1. Nghĩa vụ là gì?

Nghĩa vụ là việc đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện hành vi cần thiết do Nhà nước yêu cầu, nếu không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Nghĩa vụ là việc phải làm theo bổn phận của mình, Bộ luật dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ là việc mà một hoặc nhiều chủ thể phải tiến hành như: chuyển giao quyền, trả tiền, giấy tờ có giá trị thực hiện hoặc không thực hiện công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.

Việc một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhất định có thể không được đặt dưới sự bảo đảm của nhà nước bằng pháp luật, pháp luật không buộc người đó phải thực hiện, họ thực hiện công việc đó hoàn toàn theo lương tâm và vì uy tín của mình. Ở phương diện này, nghĩa vụ được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và thuộc vềnghĩa vụ đạo đức.Chẳng hạn, giúp người già qua đường, giúp đỡ người tàn tật, nhường chỗ cho người già, phụ nữ trên xe buýt... là những công việc phải làm vì đạo đức.

2. Nghĩa vụ dân sự là gì?

Những công việc phải làm hoặc không được phép làm theo quy định của pháp luật lànghĩa vụ pháp luậtnói chung. Trong đó, các công việc phải làm hoặc không được phép làm theo quy định của pháp luật dân sự lànghĩa vụ dân sự. Hay nói cách khác Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể [sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ] phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác [sau đây gọi chung là bên có quyền].

Nghĩa vụ có thể được hiểu là một bộ phận không tách rời trong nội dung của một quan hệ pháp luật dân sự. Bao gồm những hành vi mà một bên chủ thể phải thực hiện vì lợi ích của chủ thể bên kia như chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc đã được các bên tham gia quan hệ đó hoặc pháp luật xác định v.v. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ trước quyền yêu cầu của phía bên kia.

Mặt khác, nghĩa vụ còn được hiểu là một quan hệ pháp luật, trong đó quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể phát sinh từ quan hệ đó phải được thực hiện dưới sự đảm bảo của pháp luật.

3. Nghĩa vụ đạo đức là gì?

Nghĩa vụ đạo đức là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển ý thức đạo đức của mỗi con người, đây là một phạm trù cơ bản của đạo đức học và đóng vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ đạo đức là thước đi sự tiến bộ, giá trị đời sống đạo đức của một xã hội nhất định, việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức tốt hay xấu phụ thuộc vào tình trạng tiến bộ hay thoái hóa đời sống đạo đức trong một xã hội.

4. Nghĩa vụ của công dân là gì?

Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng,…

Từ đó có thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục quy định rõ hơn nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, Hiến pháp 2013 đã có đổi mới trong kỹ thuật lập hiến, sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm, tương ứng với các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến pháp đã bổ sung thêm một số quyền mà Hiến pháp 1992 chưa quy định đó là, quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền kết hôn và ly hôn; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền được sống trong môi trường trong lành. Việc bổ sung các quyền trên một mặt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống đặt ra; mặt khác, để nội luật hóa các quy định trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Điều này thể hiện sự nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người của nước ta.

Quyền và nghĩa vụ công dân thể hiện rõ nhất là mối quan hệ qua lại, bình đẳng giữa nhà nước và công dân, quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ quyền tự do cơ bản của con người được Nhà nước thừa nhận, quy định trong Hiến pháp.

Quyền và nghĩa vụ công dân tuy đối lập nhưng lại được thống nhất với nhau. Công dân đều được hưởng lợi ích chính đáng từ Nhà nước và cũng đồng thời phải tuân thủ, chấp hành những quy định chung mà Nhà nước đặt ra, bắt buộc phải thực hiện.

Như vậy, công dân ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có địa vị pháp lý bao gồm quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định, thể hiện mối quan hệ bền vững, mang tính lâu dài.

Muốn đất nước phát triển bền vững và giàu mạnh thì mọi người cần ra sức rèn luyện và phấn đấu học tập để có thêm kiến thức, hiểu biết để góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế để phát triển bản thân một cách toàn diện trở thành con người có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do đó, quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong Luật giáo dục. Nội dung cơ bản quyền và nghĩa vụ học tập. Tại sao nói học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên căn cứ dựa trên các quy định của pháp luật.

1. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong Luật giáo dục:

Theo quy định của pháp luật thì mục tiêu giáo dục của đất nước ta là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức tốt, có tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có tinh thần và  lòng yênước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Các hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

So với luật giáo dục năm 2005 thì luật giáo dục mới nhất đã quy định rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ của công dân như sau:

 Hiện nay, pháp luật đã quy định rất cụ thể thì việc học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc nào của Việt Nam, bất kể thuộc tôn giáo nào, theo tín ngưỡng nào, không phân biết giới tính nam nữ, đặc điểm cá nhân ra sao, nguồn gốc gia đình từ đâu, địa vị xã hội cao hay thấp , hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

+ Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục không hạn chế tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách phát triển giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, bảo đảm giáo dục hòa nhập với quốc tế , tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình một cách tốt nhất.

Nhà nước tạo điều kiện ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập bình đẳng về cơ hội học tập và tiếp cận kiến thức.

Mọi công dân có quyền học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục đã ban hành các chương trình đào tạo.

Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, mọi công dân tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

Mọi công dân tích cực tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực của từng người. từng đối tượng.

Khi đi học thì người học có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục nơi mình đang học tập.

Xem thêm: Xã hội hoá giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?

Mọi công dân góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của cơ sở giáo dục.

Mọi công dân không phân biệt giai cấp đều có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

Mọi người được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, tìm tòi, tiếp cận thông tin phục vụ cho việc học, rèn luyện của mình.

Khi đang theo học nếu người học đủ điều kiện thì có quyền được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

Công dân được quyền yêu cầu được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh phát triển một cách tốt nhất..

Sau khi người học kết thúc chương trình đào tạo thì có quyền được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

Khi đang học tập trung tại các cơ sở đào tạo thì người học được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Khi đi học thì có quyền được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục nơi mình đang theo học.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật giáo dục trực tuyến miễn phí qua điện thoại

 Mọi công dân có quyền được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học và các quyền lợi ích chính đáng khác.

Công dân còn có quyền hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

Học sinh, sinh viên có quyền được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung cơ bản quyền và nghĩa vụ học tập:

Quyền học tập của công dân được nhà nước công nhận và bảo hộ, bảo vệ được quy định cụ thể, thể hiện trong các văn bản pháp luật như hiến pháp, trong các văn bản luật như luật giáo dục năm 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Không một lí do gì, không có một sự phân biệt nào giữa các công dân thực hiện các quyền của mình như các quyền tự do cư trú, cũng như mọi công dân đều có quyền học tâp không có ai bị hạn chế các quyền này từ mọi cấp học từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và hệ sau đại học.

Mọi công dân có quyền đều bình đẳng về cơ hội học tập không có một sự phân biệt nào về giới tính, tôn giáo, vùng miền, địa vị xã hội.

Quyền học tập của công dân thể hiện ở chỗ là các công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào trong hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với sức khỏe, năng khiếu của mình, với sở thích của mình và điều kiện kinh tế của mình để tham gia học tập phù hợp với thời gian của mình, có thể học thường xuyên liên tục hoặc học suốt đời theo nhu cầu và khả năng của mình.

Công dân có quyền học tập, sáng tạo và phát triển để thể hiện bản thân, trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức thể hiện bản chất tốt để con người được phát triển một cách toàn diện trở thành những công dan tốt góp phần vào sự nghiệp đưa nước ta ngày càng phát triển để cùng sánh với năm châu, hội nhập quốc tế. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Xem thêm: Quy định pháp luật về trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập cho trẻ em

Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm bảo đảm nhu cầu học tập và nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi người nhằm thực hiện chế độ công bằng xã hội trong giáo dục để ai cũng có thể đến trường học tập, sáng tạo, trở thành người tài năng, học giỏi trở thành những công dân ưu tú nhân tài  giúp ích cho quê hương, đất nước.

3. Tại sao nói học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Khi học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Vậy quyền có thể được hiểu là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhân công nhận cho được hưởng, được làm, đòi hỏi. Cho nên quyền học tập này là quyền được nhà nước pháp quyền bảo hộ cho phép công dân không phân biệt, thuộc mọi thành phần, thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, địa vị xã hội được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống tự do, quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc…

Ngoài ra, ngoài việc có quyền học tập thì công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ của mình nó là bổn phận của con người cho nên nó là việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức xã hội quy định. Vì vậy, công dân phải có nghĩa vụ phải học tập không chỉ để thể hiện cho bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với giá đình, trách nhiệm với quê hương, đất nước góp phần phát triển đất nước ngày một tiến lên.

+ Qúa trình học tập là một quá trình lâu dài mà mọi người tìm tòi, học hỏi nhằm tiếp cận những nguồn kiến thức mới khác nhau của xã hội. vì con người có thể học ở mọi nơi, mọi lúc.

Có thể nói học tập là một quyền lợi luôn được nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi công dân có thể đi học không phân biệt đối tượng đều có thể đi học và có chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí đối với những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xem thêm: Chính sách đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển

Việc học mang đến cho người học tri thức, sự hiểu biết, để mở mang trí tuệ, tạo chỗ đứng trong xã hội và nó cũng là một nghĩa vụ nhiệm vụ thiết yếu của công dân để trở thành người tài, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước thực hiện ước mơ, hoài bão của bản thân.

Có thể nói học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân thể hiện rõ qua các chính sách phát triển giáo dục, các chính sách của nhà nước trong việc nâng cao phát triển công dân tích cực tham gia học tập.

Vì vây, học tập là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày và trong công tác tuyên truyền quyền học tập và xóa mù chữ, như một cuộc cách mạng xóa đói giảm nghèo.

Việc tìm hiểu học tập, sáng tạo của mọi người là không có một sự giới hạn nào, có rất nhiều cái phải học và cũng có rất nhiều cách để học. có thể học ở nhiều nơi như học ở trường, ở lớp, học trên mạng internet, học trong cuộc sống, học trong môi trường làm việc, học ở nhà, học ở trong nước, hoặc học ở nước ngoài, học hỏi ở bạn bè, gia đình, người thân, thầy cô, tự học, tự nghiên cứu để tiếp thu cái mới, kiến thức mới không học sẽ bị thụt lùi, lạc hậu với sự phát triển của thế giới luôn vận động không ngừng phát triển, không ngừng nâng cao phát triển bản thân để hội nhập với thế giới.

Cho nên học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của bất kỳ công dân nào, có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau, học văn hóa, học năng khiếu được nhà nước và xã hội hết sức tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để mọi công dân được học tập phát triển tài năng giúp cho đất nước phát triển ngày càng lớn mạnh, phát triển bền vững, giàu mạnh văn minh.

Video liên quan

Chủ Đề