Ví dụ về văn bản quy phạm của pháp luật năm 2024

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật là hai phạm trù khái niệm khác nhau, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc phân biệt được hai loại hình văn bản này, bài viết dưới đây sẽ giúp xác định rõ hơn về này:

- Về khái niệm, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Đối với văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

- Về các yếu tố cấu thành: Đối với văn bản quy phạm pháp là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Còn văn bản áp dụng pháp luật yếu tố cấu thành văn bản gồm: là quy tắc xử sự đặc biệt, áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản và mang tính cưỡng chế nhà nước.

Về đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật rộng và không xác định cụ thể là đối tượng nào, gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến văn bản, ví dụ: Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND tỉnh quy định một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo thì đối tượng áp dụng bao gồmCác tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài tỉnh, ngoài nước có đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh,các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch theo Quy định này.Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì đối tượng áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định cụ thể trong văn bản,ví dụ: Quyết định nâng lương đối với Ông Nguyễn Văn A thì đối tượng áp dụng là Ông Nguyễn Văn A và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cá nhân có liên quan.

Về căn cứ để ban hành: Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì căn cứ ban hành là toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn như Hiến pháp, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì căn cứ ban hành thường dựa vào văn bản quy phạm pháp luật và cả văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền.

- Về hình thức, chủ thể và trình tự ban hành: Hình thức và chủ thể được quy định rõ trong Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, gồm 15 hình thức ban hành tương ứng với các chủ thể có thẩm quyền ban hành đối với loại văn bản quy phạm pháp luật đó, đồng thời từ chương III đến chương XIII Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ, chi tiết về trình tự thủ tục việc ban hành văn bản QPPL, còn đối với văn bản áp dụng pháp luật thì hiện chưa được quy định trong Luật.

Trên đây là trao đổi một số vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, quá trình xây dựng văn bản, cán bộ làm công tác này cần nắm rõ để tham mưu thực hiện đảm bảo chính xác, hiệu quả./.

Ví dụ: Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật sở hữu trí tuệ... của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.

  1. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
  2. Là hình thức của pháp luật
  3. Là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành.
  4. Là văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.
  5. Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.
  6. Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.
  7. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
  8. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
  9. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn
  10. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản được ban hành sau
  11. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới

*Lưu ý:

-Trong trường hợp các nghị quyết của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản của hội đồng nhân dân

-Trong trường hợp các nghị quyết của cùng một hội đồng nhân dân có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của nghị quyết được ban hành sau

-Trong trường hợp, các quyết định, chỉ thị của cùng một ủy ban nhân dân có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của quyết định, chỉ thị được ban hành sau

  1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
  2. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định:

“1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

  • Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã ban hành Kết luận giám định số KD001- 17YC/KLGĐ ngày 13/01/2017 và kết luận là kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi Bị đơn là yếu tố xâm phạm quyền đối với Văn bằng số
  • Căn cứ vào khoản 1 Điều 126 Luật SHTT thì hành vi sản xuất và kinh doanh sản phẩm xe máy điện của Bị đơn mang kiểu dáng như đã phân tích ở trên cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của Nguyên đơn. Hội đồng xét xử thấy đủ căn cứ xác định kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi Bị đơn là xâm phạm quyền bảo hộ tại Văn bằng số 20652 của Nguyên đơn.

Nguyên đơn yêu cầu bồi thường như sau: tiền thanh toán chi phí hợp lý mà Nguyên đơn đã thuê Luật sư là 200.000 đồng; tiền thiệt hại khác bao gồm tiền mua xe mẫu để mang đi giám định là 7.227 đồng, tiền lập Vi bằng Thừa phát lại là 3.960 đồng và tiền giám định về sở hữu trí tuệ là 6.397 đồng. Tổng cộng là 217.584 đồng, Hội đồng xét xử xét thấy đây là những thiệt hại thực tế của Nguyên đơn và Nguyên đơn có đủ hóa đơn, tài liệu chứng minh cho yêu cầu này, nên theo quy định tại khoản 4 Điều 202, Điều 204, Điều 205 Luật SHTT là có căn cứ để chấp nhận.

  • Bản án số 01/2019/KDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP HCM về việc Asanzo sử dụng nhãn hiệu xâm phạm Asanno đã được đăng ký bảo hộ

-Tại Văn bản số 3374/SHTT-TTKN ngày 06/5/2016, Cục S – Bộ Khoa học và Công nghệ xác định: “Tuy có sự khác biệt ở màu sắc, các chữ cái là phụ âm (thêm chữ Z) và chữ “A” được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ”. Từ đó, Cục S – Bộ Khoa học và Công nghệ kết luận hành vi của bị đơn là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn chấm dứt sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” ( ) và bồi thường cho nguyên đơn số tiền 100. đồng là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

Công ty Đ không đưa ra được chứng cứ chứng minh về thiệt hại vật chất, không xác định được bị đơn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận từ việc sử dụng nhãn hiệu. Lợi nhuận của Công ty cổ phần điện tử A Việt Nam là kết quả của nhiều yếu tố cộng hưởng lại. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận mức bồi thường 100.000 đồng là có căn cứ, cũng phù hợp với quy định tại Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ mà nguyên đơn đưa ra.

Văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?

(1) Hiến pháp..

(2) Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội..

(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;.

(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước..

Văn bản quy phạm pháp luật gồm bao nhiêu loại?

Văn bản quy phạm pháp luật được chia làm hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật. Văn bản luật là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất. Văn bản luật bao gồm Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước, các luật, các bộ luật và các nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội.

Văn bản luật là gì cho ví dụ?

Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ... Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật.

Ai quy định văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, ...