Ví dụ về văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh năm 2024

Bản chất văn hoá doanh nghiệp cũng như văn hoá nói chung là tập hợp các giá trị, niềm tin, xu hướng hay hành vi được đa số các thành viên chấp nhận. Là một thứ xuất hiện lâu đời hơn, văn hoá dân tộc ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh.

Nêu ý kiến bản thân

Có thể thấy nhìn chung, so với các nước tiên tiến khác trên thế giới thì người Việt Nam thường ít nêu lên ý kiến của bản thân mình. Ví dụ như ở Mỹ, văn hoá của họ khuyến khích sự công qua việc tất cả mọi người đều có thể thoải mái nêu lên ý kiến của bản thân. Có thể thấy rõ điều này qua những cuộc biểu tình của người dân cũng như phân quyền quyết định tối cao cho nhiều lãnh đạo cấp cao từng bang. Từ đó, nhân viên cũng hình thành tư duy luôn sẵn sàng nói lên quan điểm riêng của bản thân.

Ví dụ về văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh năm 2024

Trong khi đó, người Việt Nam sẽ có xu hướng ít khi mạnh dạn nêu ý kiến của bản thân hơn, đặc biệt là những nhân viên cấp dưới, ít kinh nghiệm và kiến thức hơn. Đây ví dụ khá đặc trưng khi văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đa số mọi người không được tạo thói quen nêu ý kiến cũng như tự tin vào những điều mình nói, đặc biệt trong trường hợp ý kiến không giống với số đông.

Sự sáng tạo

Văn hoá Việt Nam là văn hoá coi trọng truyền thống nên chưa thực sự coi trọng sự sáng tạo. Trong vài chục năm trở lại đây, xã hội mới bắt đầu khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi đó, các tổ chức cũng mới bắt đầu bắt kịp những xu hướng coi trọng sáng tạo trong văn hoá doanh nghiệp bằng cách tạo dựng môi trường văn phòng, quy định khuyến khích sáng tạo,…

Ví dụ về văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh năm 2024

Đi đầu trong đưa yếu tố sáng tạo và văn hoá doanh nghiệp là các doanh nghiệp lớn, có yếu tố nước ngoài như CocaCola Việt Nam, IBM Việt Nam,.. Gần đây, một số công ty Việt Nam cũng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt với sáng tạo là một phần cốt lõi như VNG, Vinamilk,…

Sự nỗ lực

Một điểm nổi bật nữa là văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ý chí nỗ lực vươn lên. Không khó để tìm thấy những tấm gương vượt khó để đạt được những thành công từ xưa đến này trong lịch sử. Ý chí này cũng được coi là một trong những nét văn hoá lâu đời của dân tộc. Đôi khi bạn có thể không để ý nhưng sự nỗ lực ngấm vào rất nhiều người và hình thành một văn hoá trong bộ phận nhân viên.

Ví dụ về văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh năm 2024

Các bạn trẻ hiện nay cũng tiếp nhận được văn hoá đó nên không khó để thấy những CEO hay những người tài với thành tính khủng khi còn ở độ tuổi rất trẻ. Chính những người này và nhiều người trẻ tương tự luôn có sự nỗ lực nên tác động đến sự cạnh tranh trong doanh nghiệp. Bài toán của người làm quản trị chính là đảm bảo sự cạnh tranh này lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Để có được sự cạnh tranh lành mạnh, yếu tố nhất thiết phải có trước tiên chính là công bằng. Mọi nhân viên phải có cơ hội và điều kiện như nhau để thực hiện công việc được giao. Sự ghi nhận, đánh giá và thăng tiên cũng phải công bằng thay vì dựa vào những yếu tố không khách quan như mối quan hệ hay tài chính,… Có thể thấy một hướng mà văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp chính là đề cao sự công bằng và minh bạch trong môi trường làm việc.

Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh và nhiều yếu tố có thể tiêu cực hoặc tích cực. Các nhà quản trị cũng như bộ phận phụ trách xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần xem xét, tìm hiểu kĩ hơn sự tác động này để có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách. Từ đó, đảm bảo phát huy và khuyến khích những giá trị tốt đẹp đã có sẵn từ văn hoá cũng như điều chỉnh, cập nhật hoặc thay đổi một số đặc điểm không mang lại lợi ích cho sự phát triển của tổ chức.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhân sự không còn là khái niệm quá mới mẻ trong thời điểm hiện nay. Thế nhưng, sử dụng công nghệ trong việc phát triển doanh nghiệp hiệu quả lại là một câu hỏi lớn đối với nhiều doanh nghiệp.

Khi tính cá nhân chiếm ưu thế, những tín hiệu kích hoạt như lựa chọn cá nhân hay thành công cá nhân thường khớp với cảm xúc tích cực và ngược lại khi tính cộng đồng chiếm ưu thế, những tín hiệu liên quan đến lợi ích cộng đồng, sự hài hòa, gia đình, thể diện và mối quan hệ sẽ kích hoạt cảm xúc hướng đến cộng đồng trong tâm trí khách hàng. Và hai điều này sẽ tác động không nhỏ đối với khả năng tạo ra sự thu hút trong marketing.

Ví dụ:

  • Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh chính sách phát triển nguồn nhân lực, Unilever luôn đi đầu với nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển cộng đồng. Hưởng ứng đúng chủ trương của chính phủ, chiến dịch “COVID-19: Cách Việt Nam dẫn đầu thế giới về kiểm soát đại dịch” của Lifebuoy đã tiếp cận đến hơn 35 triệu người – hơn một phần ba dân số Việt Nam. Trong đó, mỗi người được kết nối với thông điệp khoảng 26 lần trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Bên cạnh đó, video hướng dẫn 6 bước rửa tay đúng cách đã đạt 11 triệu người xem. Tầm ảnh hưởng của video này là bước đệm để “Thử thách vũ điệu rửa tay” trên TikTok gặt hái được nhiều quả ngọt. Hashtag

    100tramruatayLifebuoy xuất hiện rộng khắp trên mạng xã hội, với 70 video đặc sắc được sáng tạo và 46 người tham gia. Về mặt kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng của nước rửa tay Lifebuoy tăng hơn 640% ở thành thị và hơn 490% ở nông thôn. Sự tăng trưởng này vẫn được duy trì sau khi dịch bệnh tạm lắng xuống ở Việt Nam trong nửa cuối năm 2020.

  • Trong chiến dịch truyền thông của dòng kem nền Maybelline Fit Me vào năm 2019 của L’Oreal, với thông điệp mang tính cá nhân hóa “Tự tin là chính tôi” hãng đã cho ra mắt một dòng kem nền với bảng màu đa dạng trải dài các tông từ sáng, trung bình đến nâu, kem nền FIT ME mịn lì nhẹ tênh, kiềm dầu, tiệp màu da đồng thời mang lại độ che phủ tự nhiên, đặc biệt phù hợp cho da dầu giúp Maybelline girls tự tin tỏa sáng, tạo sức hút riêng. Sao phải thay đổi phong cách, màu da khi bạn có thể xinh tươi theo cách riêng của mình! Thông điệp được cá nhân hóa chính xác đã giúp tăng 30% tỉ lệ ghi nhớ quảng cáo so với mức trung bình của toàn ngành và đã thu được 5,2 triệu lượt hiển thị với tỷ lệ xem là 95%.
  1. Phân loại theo thể loại hoặc theo mối quan hệ

Mức độ gắn kết nhóm ảnh hưởng đến cách phân loại sản phẩm. Giá trị cá nhân cao thúc đẩy sự xem xét sự vật theo đặc điểm sản phẩm, trong khi giá trị cộng đồng cao lại dẫn đến chiến lược phân loại dựa trên mối quan hệ. Các giá trị hay mức độ nhấn mạnh khác nhau đối với gắn kết nhóm cũng có thể ảnh hưởng đến chiến lược thương hiệu. Những khách hàng coi trọng tính cá nhân thường phân loại theo đặc điểm sản phẩm, dẫn đến tách biệt giữa sản phẩm và công ty. Ngược lại, giá trị cộng đồng lại khiến khách hàng gộp tất cả sản phẩm của một công ty vào phạm vi tin cậy.

Ví dụ:

  • P&G đã quyết định mở rộng thương hiệu vào một thị trường hoàn toàn mới “bánh quy sô cô la Crest”. Một sản phẩm bất hợp lý như thế chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả, đặc biệt đối với nhóm khách hàng coi trọng tính cá nhân, thường tách biệt giữa sản phẩm và công ty. Dòng sản phẩm mới này không hề ăn khớp với các dòng sản phẩm cũ của P&G: tã quần Pamper, bột giặt Ariel, dầu gội Pantene,... Vì vậy sẽ cần rất nhiều nỗ lực để khách hàng có thể chấp nhận một sản phẩm thực phẩm từ một thương hiệu nổi tiếng về ngành hàng tiêu dùng như P&G.
  • Ở Việt Nam, một quốc gia có giá trị cộng đồng tương đối cao, tức là phân loại sản phẩm dựa trên mối quan hệ, ta có thể dễ dàng bắt gặp tại những siêu thị những sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau sẽ được trưng bày gần nhau. Ví dụ ở các hàng trái cây sẽ có một kệ các loại muối để dùng kèm, các tủ đông bên dưới là đồ tươi sống, nấu lẩu,... thì bên trên sẽ đi kèm những hàng nước sốt, tương ớt, còn bên cạnh hàng mỳ ý sẽ có sốt cà chua. Hay trong quảng cáo 7up, người ta sẽ truyền tải thông điệp, ăn hải sản, uống 7up. Ngoài ra, có thể kể đến hình ảnh gia đình sum họp quầy quần bên nhau thường thức bánh trung thu Kinh Đô, thương hiệu này đã gán kết mối quan hệ giữa bánh trung thu và sự sum vầy gia đình.

XONG CHƯA COP VÔ WORD NỘP CÔ DIỆU chưa

  1. Dư luận xã hội

Trước một quyết định mua hàng, dư luận xã hội chẳng hạn như ý kiến của gia đình, ảnh hưởng của cộng đồng cũng có thể tác động lên người mua. Những cá nhân coi trọng tính cộng đồng chủ yếu dựa vào giới thiệu của bạn bè, truyền miệng, các diễn đàn online, website của người tiêu dùng và mạng xã hội. Họ cũng thường xuyên tìm kiếm đến nhiều cửa hàng để so sánh. Trái lại, những khách hàng coi trọng giá trị cá nhân có thể ít dựa vào dư luận xã hội và tự mình tìm kiếm thông tin.

Ví dụ:

Với xu thế ưa chuộng dùng thiết bị di động dẫn đến việc tung ra những ứng dụng riêng biệt và phù hợp cho từng quốc gia. Vì vậy, Shopee tận dụng cơ hội trên để tạo ra trải nghiệm khách hàng phù hợp hơn với từng thị trường. Ở những quốc gia như Thái Lan và Việt Nam, Shopee nắm rõ sự chứng thực của người nổi tiếng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, Shopee có các cửa hàng trực tuyến trưng bày các mặt hàng do những người nổi tiếng hàng đầu đánh giá.

  1. Tương tác xã hội trực tiếp

Sự ưa chuộng tương tác trực tiếp chính là nguyên nhân khiến cho việc mua sắm qua livestream đặc biệt thành công ở châu Á. Khách hàng có thể cảm nhận cái thú của việc đi mua hàng cùng người khác trong khi danh tính của họ vẫn được giữ kín. Họ có thể bình luận và ngay lập tức có câu trả lời. Sự tương tác như thật này là điều khiến cho những khách hàng coi trọng giá trị cộng đồng kết nối dễ dàng hơn với những nhân vật có ảnh hưởng đang livestream.

Ví dụ:

Chuỗi livestream LazLive+ “Hộp Ơi Mở Ra” có sự góp mặt của Trấn Thành, Lan Ngọc, Thùy Tiên cùng các chuyên gia sẽ mang đến bí quyết mua sắm thú vị, từ 19h ngày 12/7. Cùng với định vị thương hiệu mới, nền tảng thương mại điện tử Lazada ra mắt chuỗi livestream mới LazLive+ "Hộp Ơi Mở Ra" với nội dung mới lạ, thú vị, thu hút nhiều sự chú ý từ các tín đồ shopping. Đây là hoạt động nổi bật thuộc khuôn khổ chiến dịch định vị thương hiệu mới "Thêm vào giỏ hàng, thêm ngàn cảm

xúc" của Lazada, nhằm thêm giá trị, cảm xúc cho cuộc sống người dùng thông qua việc mua sắm trên nền tảng.

2. CHẤP NHẬN HỆ THỐNG THỨ BẬC

  1. Sự hấp dẫn của địa vị Khi giá trị chấp nhận hệ thống thứ bậc ở mức độ cao chiếm ưu thế, khách hàng có nhu cầu nâng cao vị thế xã hội của họ thông qua việc việc mua sắm những thứ đắt, độc, đẹp. Vì vị thế xã hội của một cá nhân thường được liên hệ với thứ mà người đó mua sắm. Ví dụ: - Người Pháp coi trọng lòng kiêu hãnh và các giá trị di sản, nên hàng xa xỉ hấp dẫn họ bởi đó là những sản phẩm độc quyền chỉ dành cho một nhóm người cụ thể. Sự hấp dẫn của địa vị cũng là nguyên nhân chính đằng sau thị trường hàng nhái. Người ta mua hàng nhái để đáp ứng nhu cầu địa vị. - Iphone 14 mạ vàng có khắc tên có mức giá không hề rẻ nhưng vì để nâng cao vị thế xã hội, và thể hiện giá trị bản thân người ta sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để sử hữu nó.
  • Các cửa hàng thương hiệu lớn như Chanel ở London chỉ mở hé cửa cùng thông báo "khách phải xếp hàng chờ mua sắm". Tại nơi xếp hàng, bảo vệ có thể kiểm tra bất cứ ai trước khi vào vòng trong và được các nhân viên dẫn đi lựa chọn sản phẩm. Đây thực chất là một chiêu trò tăng giá trị thương hiệu. Họ gây khó khăn với người mua vì muốn tạo cảm giác “ xa xỉ là độc quyền”.

Trong xã hội mà giá trị chấp nhận hệ thống thứ bậc và có giá trị gắn kết nhóm ở mức độ cao, thì người có tiền chưa chắc đã là người có quyền quyết định. Khi giá trị chấp nhận hệ thống thứ bậc mức độ cao kết hợp với mức độ gắn kết nhóm cao thì lĩnh vực bán lẻ vô cùng lệ thuộc vào sức hút của những người ảnh hưởng hay người dẫn dắt ý kiến đám đông như: các diễn viên, ca sĩ, vận động viên hoặc nghệ sĩ hài nổi tiếng. Ví dụ:

  • Nắm bắt được xu hướng đu idol của giới trẻ Việt Nam, Oppo kết hợp với Sơn Tùng để quảng bá ra mắt sản phẩm mới. Sức ảnh hưởng cũng như sự nổi tiếng của Sơn Tùng đã góp phần tạo nên thành công và tiếng tăm hãng.
  • An Phương và Chloe Nguyễn bắt đầu kết hợp với nhau ra mắt bộ son mới. Nhờ sức ảnh hưởng sẵn có trong giới làm đẹp mà dòng son này được người hâm mộ săn đón nhiệt tình, người ta ra quyết định mua son chỉ đơn giản vì muốn ủng hộ thần tượng.
  • Jennie (Blackpink) liên tục khiến nhiều món đồ cháy hàng, có những thứ độn giá lên gấp nhiều lần chỉ sau một lần mặc. Hiện nay, Jennie đang làm đại sứ cũng như gương mặt đại diện cho rất nhiều thương hiệu uy tín, nổi bật là Chanel, Porsche, Calvin Klein, Gentle Monster,...

3. Liên hệ giới

  1. Sức hấp dẫn của thành tựu Sức hấp dẫn thành tựu bắt nguồn sâu xa từ tâm lý của con người. Triết lý đằng sau mỗi quảng cáo đều cho rằng mỗi cá nhân tồn tại hai con người là chính mình và phiên bản mà bản thân muốn trở thành. Tuy nhiên, ở những người coi trọng giá trị nam tính triết lý này kết nối tạo nên những quảng cáo có tính mạnh mẽ, quyết đoán, cạnh tranh, cá tính khơi gợi ý định mua

Bên cạnh đó, quảng cáo cũng có xu hướng sử dụng nhiều màu với sắc độ ấm áp cho những sản phẩm nữ tính và ít màu sắc với những sắc thái lạnh dành cho sản phẩm nam tính. Tuy nhiên ở những nền văn hóa cả hai giá trị đều chiếm ưu thế, màu sắc hài hòa mềm mại hơn. Và ở mỗi nền văn hóa lại có những sắc thái riêng

Ví dụ: Logo Dove có đường nét mềm mại, có đường cong, hài hòa cùng với chú chim bồ câu nhằm diễn tả tên thương hiệu Dove

Logo Xmen thì lại trông có vẻ cứng rắn, góc cạnh, sắc nét, mang lại vẻ mạnh mẽ đầy nam tính.

  1. Sức hấp dẫn giới

Ở xã hội coi trọng nam tính và nữ tính nhưng hướng riêng đến đối tượng nam và nữ, trong quảng cáo thường xuất hiện khuôn mẫu về vai trò giới.

Đàn ông thường xuất hiện trong công việc, trong các hoạt động thể thao, giải trí. Hình ảnh họ

trông hoạt báo, mắt mở to, dáng người vững chắc, nghiêm túc, cơ bắp, linh hoạt, tay đút túi quần và người vươn thẳng. Và với đặc điểm là dũng cảm lý trí, hiệu quả, phiêu lưu và giỏi công nghệ.

Trái lại, phụ nữ thường trong quảng cáo làm đẹp, nấu ăn, chăm sóc và các sản phẩm gia dụng. Hình ảnh không nhanh nhẹn, bối rối, dễ tổn thương, tự vuốt ve bản thân, quyến rũ hoặc không quyến rũ. Trường hợp, nam và nữ xuất hiện công sở thì đàn ông là người làm ra, phụ nữ là người dùng sản phẩm. 4. NÉ TRÁNH BẤT ĐỊNH a. Sức hấp dẫn của sự an toàn hoặc nỗi sợ hãi Ở những nền văn hóa nơi có giá

trị né tránh bất định cao, sức hấp dẫn của sự an toàn kết nối với nhiều cảm xúc hơn.

Đối với người tiêu dùng có số điểm né tránh bất định cao, việc tiếp thị cần nhấn mạnh

sự an toàn của sản phẩm/dịch vụ, hoặc khơi dậy nỗi sợ hãi bằng cách làm cho họ cảm thấy bị

đe dọa nếu không mua. Có thể kích thích nhóm khách hàng này bỏ tiền mua những sản phẩm đắt đỏ (dấu hiệu của chất lượng). Họ thích những thông tin phong phú, chi tiết, rõ ràng, dễ

tiếp cận, chế độ bảo hành và chính sách dịch vụ. Có thể sử dụng các nhân vật có chuyên môn,

ảnh hưởng (bác sĩ, giáo viên) để chứng minh cho sản phẩm.

Ví dụ:

  • Hãng kem đánh răng Sensodyne của Nhật Bản, nơi có nền văn hóa có số điểm né tránh bất định cao, cung cấp sản phẩm kem đánh răng chất lượng với thông điệp quảng cáo “Sản phẩm được các nha sĩ khuyên dùng cho răng nhạy cảm, ê buốt”. *Link quảng cáo
  • Cũng với Nhật Bản, sữa rửa mặt Acnes được marketing bằng những hình ảnh chuyên gia nghiên cứu sản phẩm.
  1. Sức hấp dẫn của yếu tố may mắn Phong thủy phổ biến ở châu Á, sử dụng thiết kế, kiến trúc nhà cửa để thu hút năng

lượng tốt và giải trừ năng lượng xấu.

Ví dụ:

  • Ngoài vị trí, giá cả, tiềm năng,.. thì yếu tố quan trọng chi phối quyết định mua bất động sản của khách hàng từ trước đến nay là phải phù hợp với phong thủy hay có phong thủy tốt. Tận dụng đặc điểm này, rất nhiều công ty bất động sản phát triển dự án dựa trên phong thủy và họ cũng chú trọng làm nổi bật lợi thế về phong thủy của mình vào trong tiếp thị để thu hút khách hàng. + Các căn hộ Vinhomes thường được quảng cáo là vị trí coi trọng về mặt bố cục, hình sông, thế núi, nội thất và các đồ đạc vật dụng được sắp xếp theo phong thủy, hướng nhà được thiết kế với nhiều cửa kính để đón nhận ánh sáng tự nhiên và nguồn năng lượng tốt cho gia chủ.
  • Trong chiến dịch tiếp thị của mình, chung cư Matrix One Mễ Trì luôn tự tin là dự án hội tụ đủ 3 yếu tố “tam cận” trong phong thủy - Nhất cận thị - Nhị cận giang - Tam cận lộ, những căn hộ có hướng khác nhau phù hợp theo phong thủy của từng độ tuổi khác nhau, không bị ảnh hưởng bởi những góc nhọn của tòa nhà gây ra sát hướng ảnh hưởng tới vận may, đem lại xui xẻo nhờ quỹ đất rộng rãi, bàn thờ, bếp, nhà tắm, ban công chắc chắn sẽ được bố trí hợp phong thủy.
  • Phong thủy cũng là một nhân tố quan trọng trong tiếp thị và kinh doanh đối với các cửa hàng nội thất, cây cảnh - thường được chia thành 3 loại: cây cảnh phong thủy theo tuổi, cây cảnh phong thủy theo mệnh và cây cảnh phong thủy chung.
  • Cây cảnh: Các cửa hàng thường đưa ra các thông điệp như ‘Người tuổi Tý nên đặt một chậu cây Kim Tiền trong nhà để tăng vận may, giúp bạn đối mặt với những thách thức’ hay ‘Đặt cây lưỡi hổ trong nhà sẽ xua tan vận khí xấu’,...
  • Nội thất: Những nội thất có màu gỗ phù hợp với người mệnh Hỏa, các sản phẩm từ kim loại sẽ mang lại may mắn cho gia chủ mệnh Kim. Trường hợp về “số”. Các nhà tiếp thị nên chú ý tránh xa những con số bị cho là kém

may mắn hay xui xẻo tại văn hóa địa phương.

Ví dụ:

  • Số 13 là số xui xẻo trong rất nhiều nền văn hóa. Bởi vậy con số này thường được điều chỉnh hoặc bỏ qua tại nhiều nơi như các tòa nhà cao tầng để không mang đến cảm giác xui xẻo cho người sử dụng hoặc thậm chí là bị bỏ qua. + Khách sạn Burham ở Chicago không có tầng 13. + Tòa Trump Tower thiết kế tầng 13 như một gác lửng. + Tòa The Essex House ở New York không có tầng số 13. + Khách sạn D’Qua ở Nha Trang đổi tầng 13 thành 13A.
  • Ở Ý, con số 17 không may mắn như số 13 đối với người Mỹ. Người Ý viết 17 là XVII, có thể được sắp xếp lại để tạo thành VIXI, tạm dịch là "Tôi bây giờ đã chết" hoặc "cuộc sống của tôi đã kết thúc." Người Ý bỏ qua số 17 bằng cách tránh sử dụng nó để đánh số ghế của hãng hàng không, chuyến bay hoặc tầng trong các tòa nhà. Các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác tránh sử dụng số khi đặt tên sản phẩm hoặc gán số kiểu xe.
  • Biển số xe gồm 2 chữ số 49 và 53 thường đi kèm với tai tiếng, sự đen đủi về lời đồn trong dân gian Việt Nam “49 chưa qua, 53 đã tới”, hay biển số bù nghĩa là số có tổng hàng đơn vị bằng 0 cũng được cho là kém may mắn. Tiếp thị cũng có thể tận dụng sự mê tín này để thu hút khách hàng. Hiểu được tâm lý

Thái Lan, một trong những nước theo chủ nghĩa cộng đồng khá cao ưa chuộng các quảng cáo hài hước nhưng nó lại bị coi là lố lăng, ô dề và không thể hiện chất lượng của sản phẩm tại một số quốc gia phương Tây. Quảng cáo thực phẩm chức năng Verena “Capture” của Thái Lan. Đoạn video mở đầu giải thích rằng các trạm kiểm soát không chính thức của Thái Lan rất phổ biến ở Thái Lan và hành vi thường xuyên cầu kỳ, xâm phạm và thô bạo của các sĩ quan là một trò đùa. Một sĩ quan cảnh sát bò ra khỏi một viên thuốc khổng lồ ở giữa đường và bắt đầu kéo những người lái xe đang đi tới những nơi được gọi là "đùi" hoặc "bụng". Viên chức viện dẫn các vi phạm như có da dầu hoặc mang thức ăn béo. Không thể giải thích được, viên cảnh sát tiết lộ anh ta đến từ “miệng” của Woonsen, một người nổi tiếng Thái Lan, người theo nhận xét này, đang đặt ra các quy tắc. Hóa ra, bức tường thứ tư bị phá vỡ, và toàn bộ trò chơi được dùng để quảng cáo một loại thực phẩm chức năng.

5. ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN

  1. Thái độ đối với quảng cáo Những người có định hướng quá khứ thường né tránh quảng cáo. Những người định hướng hiện tại thích quảng cáo vì những nguyên nhân thuộc về chủ

nghĩa khoái lạc. Ví dụ:

Chiến dịch "Open Your World" của hãng tập trung vào việc mang những con người có những quan điểm trái ngược xích lại gần nhau hơn, và có thể thoải mái chia sẻ góc nhìn của họ với một chai Heineken. Chiến dịch truyền thông này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng điều Heineken đã làm được đó là mức độ phủ sóng truyền thông thực sự ấn tượng – chỉ riêng video đăng tải tại Youtube đã chạm mốc 14 triệu lượt xem.

Những người có định hướng tương lai đánh giá quảng cáo căn cứ vào lợi ích trong

tương lai.

Ví dụ: TVC quảng cáo về dòng sản phẩm Dulux Weathershield với thông điệp chủ yếu hướng về độ bền bỉ mà dòng sơn này có thể mang lại cho khách hàng trong tương lai bất chấp các yếu tố thời tiết. *Link quảng cáo

  1. Tiết kiệm, cho vay và trả nợ Những cá nhân định hướng tương lai thường tiết kiệm và trả nợ nhiều hơn, họ cũng

thường có xu hướng mua sắm đồ nội thất.

Những người coi trọng thuyết định mệnh hiện tại (số phận đã an bài, cái gì đến sẽ

đến) có thể trả được những khoản vay để mua sắm, nhưng không tiết kiệm được mấy, họ cũng có xu hướng tiêu cực đối với việc đi du lịch nước ngoài.

Những người thiên về chủ nghĩa khoái lạc hiện tại (sống trong hiện tại, tìm kiếm phần

thưởng ngay lập tức) không giỏi trong việc tiết kiệm hay trả nợ, nhưng họ vẫn lên kế hoạch

mua sắm. Kế hoạch của họ không thực tế, khiến họ “trông giống những kẻ mơ mộng lúc nào

cũng tưởng tượng ra những thứ mình có thể sẽ mua”.

  1. Mua sắm ngẫu hứng Hành vi mua sắm bồng bột, thiếu kiềm chế, đầy phức cảm khoái lạc mà không chủ định trước. Những quảng cáo kích thích việc mua sắm ngẫu hứng bằng cách kích hoạt cảm

giác gấp gáp, ý thức về những thứ phải có, khuyến mại theo số lượng, khuyến mại giảm giá

một hình thức kích thích hành vi mua sắm ngẫu nhiên. Chỉ sau 2 ngày bộ phim ra mắt nó đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người và đạt hơn 8 triệu View, được mạng xã hội Facebook quan tâm. *Link quảng cáo

  • TVC 15s Sữa chua uống Kun - Mua 1 tặng 1 là một trong những chiến dịch marketing kích thích mua hàng ngẫu hứng rất thành công. Xu hướng mua ngẫu hứng của người tiêu dùng đối với mặt hàng thiết yếu đặc biệt tăng cao khi xem được những video quảng cáo khuyến mãi trên tivi, hoặc ở trung tâm thương mại. *Link quảng cáo
  1. Sức hấp dẫn của sự hoài cổ Quá khứ luôn có sức hấp dẫn về cảm xúc hơn so với hiện tại, do đó tâm lý hoài cổ là

một động lực cảm xúc cực kỳ quan trọng trong marketing. Tuy tâm lý hoài cổ là một cảm xúc

phổ quát, những điều gì khơi dậy cảm xúc hoài cổ lại phụ thuộc vào văn hóa và con người cụ

thể. Ví dụ, người Pháp chịu ảnh hưởng của hoài niệm cá nhân và văn hóa rất lớn, họ luôn

hãnh diện với di sản văn hóa, truyền thống dân tộc. Trái lại, cảm xúc hoài niệm văn hóa được trải nghiệm ở mức độ thấp hơn với người Mỹ thể hiện bản chất non trẻ của đất nước này.

Tâm lý hoài cổ được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo từng thế hệ. Thế hệ

Baby Boomers và thế hệ X thích hoài niệm bởi nó đưa họ trở về tuổi trẻ và thời thơ ấu. Thế

hệ millennials, thế hệ Y và Z lại thích mua sắm các nhãn hàng retro bởi các sản phẩm này cho

phép họ kết hợp những thứ “cool ngầu” của thế hệ cha mẹ với công nghệ hiện đại. Ví dụ:

quán cafe “Cộng” với phong cách retro màu sắc đậm nét thời chiến rất thu hút đối với những khách hàng trẻ tuổi.

Làn sóng hoài niệm gần đây tràn vào Trung Quốc lại liên quan đến những người sinh

sau năm 1980, họ có xu hướng cô đơn, hoang mang và bất ổn, do lớn lên trong giai đoạn đột

ngột chuyển tiếp sang kinh tế thị trường. Sự bất an và lo lắng khiến cho họ tìm kiếm sự khẳng

định ở quá khứ, sự hoài niệm giúp nâng đỡ cảm xúc, tìm kiếm điểm tựa ở quá khứ giúp họ

chiến đấu với tương lai. Ví dụ:

  • Một ví dụ hoàn hảo cho xu hướng này là chiến dịch Gucci’s 2020 Christmas Gift của Gucci. Chiến dịch tái hiện lại bữa tiệc giáng sinh trong một văn phòng với khung cảnh hoài cổ của thập niên 90. Dù Giáng sinh năm đó ít nhiều bị ảnh hưởng do Covid-19 nhưng vẫn cho phép người tiêu dùng cảm nhận không khí noel theo phong cách hoài niệm nhất. Nó vui tươi, thú vị, sáng tạo – những điều mà khán giả đang rất mong chờ trong cuộc sống thực. *Link quảng cáo

Lấy bối cảnh từ Lễ hội Đèn lồng tại Hội An, video quảng cáo của OEXPO Paint mang đến một bữa tiệc rực rỡ sắc màu, kèm theo đó là vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ Á Đông. Điểm sáng của chiến dịch quảng cáo này là sự tôn vinh, trân trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của nhãn hàng. Khía cạnh này thường bị bỏ qua trong kinh doanh nhằm tập trung vào sản phẩm. Chính vì thế, OEXPO Paint càng làm nổi bật lên vị trí là một thương hiệu cao cấp dẫn đầu trong thị trường sơn Việt Nam. *Link quảng cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa của một doanh nghiệp ai?

Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ....

Chủ doanh nghiệp..

Nhân sự của doanh nghiệp..

Môi trường làm việc..

Bản chất doanh nghiệp ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức..

Giá trị cốt lõi ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp..

Chiến lược nhân sự ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp..

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những yếu tố gì?

Nhìn chung, văn hóa của một doanh nghiệp được cấu thành bởi 5 yếu tố: Tầm nhìn – Giá trị – Thực tiễn – Con người – Sức mạnh từ câu chuyện.

Văn hóa trọng kinh doanh là gì?

Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, thể hiện trong cách ứng xử với xã hội, với môi trường tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp. Một công ty hay tổ chức bao gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau.