vì sao bài văn có tên là . tiếng đồng quê

Xem 11,979

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiếng Đồng Quê [Bài Đọc Hiểu Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất ngày 26/04/2022 trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 11,979 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • 1001 Bài Thơ Viết Về Hưng Yên Hay, Thơ Ca Ngợi Hưng Yên Quê Tôi
  • Hưng Yên Quê Tôi: Lời Gọi Mời Của Một Trái Tim Tha Thiết Yêu Quê
  • Soạn Bài: Viết Đoạn Văn Trong Văn Bản Thuyết Minh Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8
  • Lời Bài Hát Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt
  • Giáo Án Lớp Mầm Đề Tài: Bài Thơ Về Quê
  • Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới:

    TIẾNG ĐỒNG QUÊ

    Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu… Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

    Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay.

    Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát cái gì nhỉ mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế?

    Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lượn như một chiếc tàu lượn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp.

    Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta… ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi, phải thế không?

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đề Đọc Hiểu Đoạn Thơ Việt Nam Quê Hương Ta
  • Tuyển Tập Các Bài Thơ Quê Hương Hay Và Ý Nghĩa Nhất
  • Quê Hương Là Gì Hở Mẹ?
  • Sách Giáo Khoa Lớp 3: 1 Bài Thơ Đề Tên 2 Tác Giả, Chủ Biên Xin Lỗi
  • Giáo Án Mầm Non Lớp 3 Tuổi
  • Bạn đang xem bài viết Tiếng Đồng Quê [Bài Đọc Hiểu Tiếng Việt Lớp 5 trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Họ và tên:…………………………………………………lớp:………… Thứ……..ngày…….tháng……năm 2008 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 5 – NĂM HỌC: 2007-2008 Đọc thầm và làm bài tập [5 điểm] [ 30 phút] a.Đọc thầm: BÀI LUYỆN TẬP Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làngnhư mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếngkhông đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao. Như một đám mây mỏng lướt quathôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôivang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ. Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đực rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước.Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờntrong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.Trong làng, mùi ổi chín quyến rủ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâuđó thoảng hương cốm mới. Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên nhữngngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vuitai: Khói về rứa ăn cơm với cá Khói về ri lấy đá chập đầu. Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào khônggian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âmvang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai. Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻotrên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê. [Theo Nguyễn Trọng Tạo] Đọc thầm: “ Bài luyện tập” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lờiđúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Nên chọn tên nào đặt tên cho bài văn trên? a] Mùa thu ở làng quê b] Cánh đồng quê hương c] Âm thanh mùa thu 2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? a] Chỉ bằng thị giác [ nhìn] b] Chỉ bằng thị giác và thính giác [ nghe] c] Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác [ ngửi] 3. Trong câu “ Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếngkhông đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” , từ đó chỉ vật gì? a] Chỉ những cái giếng. b] Chỉ những hồ nước. c] Chỉ làng quê. 1 4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất? a] Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kiatrái đất. b] Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trờikhác. c] Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “ những cái giếng không đáy” nêntác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất. 5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hóa? a] Đàn chim nhạn, con đê và những cánh đồng lúa. b] Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. c] Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. 6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh? a] Một từ. Đó là:…………… b] Hai từ. Đó là các từ:………….. c] Ba từ. Đó là các từ:………… 7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩachuyển? a] Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển. b] Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển. c] Có ba từ dù , chân , tay đều mang nghĩa chuyển. 8. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào? a] Các hồ nước. b] Các hồ nước ,bọn trẻ. c] Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. 9. Trong đoạn thứ nhất [ 4 dòng đầu] của bài văn, có mấy câu ghép? a] Một câu. Đó là câu:………. b] Hai câu.Đó là các câu:………. c] Ba câu. Đó là các câu:………. 10. Hai câu “ Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tanbiến vào không gian mênh mông. Không gian như một chuông lớn vô cùng treosuốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối , đấtđai.” Liên kết với nhau bằng cách nào? a] Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ………, thay cho từ………… b] Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ………………… c] Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 2**Hướng dẫn đánh giá, cho điểm: GV yêu cầu HS đọc kĩ bài văn rồi khoanh tròn vào chữ cái trước dòng có ýtrả lời đúng với câu hỏi nêu ra, mỗi câu đúng được 0,5 điểm- đúng cả 10 câu được 5điểm. Câu 1: Ô a Câu 2: Ô c Câu 3: Ô b Câu 4: Ô c Câu 5: Ô c Câu 6: Ô b Đó là các từ: xanh mướt, xanh lơ [ Khoanh đúng nhưng không nêu các từ trừ 0,25điểm] Câu 7: Ô a Câu 8: Ô c Câu 9: Ô a Đó là câu: “ Chúng không còn……….bên kia trái đất” Câu 10: Ô b Đó là từ: “ không gian” [Khoanh đúng nhưng không nêu từ trừ 0,25điểm]3ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 5 – NĂM HỌC: 2007-2008 Kiểm tra viết: [ 60 phút] 1. Chính tả: [5 điểm] a] GV đọc cho HS [nghe - viết] bài chính tả “ Cánh rừng mùa đông”trong khoảng thời gian15- 20 phút.Bài viết: CÁNH RỪNG MÙA ĐÔNG Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cànhkhô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiếnẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngácbuồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lôngmượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm thậttội nghiệp. b] Đánh giá, cho điểm: *Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạnvăn [5 điểm] * Mỗi lỗi chính tả trong bài viết [ sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh,không viết hoa đúng qui định], trừ 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: [ 5 điểm] [ 40 phút] a] Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. b] Hướng đánh giá, cho điểm: * Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: +Viết được bài văn tả người bạn thân của em ở trường đủ các phần:Mở bài , thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác không sai lỗi chính tả,diễn đạt trôi chảy- lời văn tự nhiên- tình cảm chân thật. + Chữ viết rõ ràng. Trình bày bài viết sạch sẽ. * Tùy theo mức độ sai sót về ý - về diễn đạt và chữ viết có thể cho cácmức điểm sau: 4,5- 4 ; 3,5 - 3 ; 2,5 - 2 ; 1,5 - 1 ; 0,5 4ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 5 – NĂM HỌC: 2007-2008Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: [ 5 điểm] GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở tuần 28 [ Số HS được kiểm tra rải đều ở các tiết ôn tập] + Nội dung kiểm tra: HS đọc 1 đoạn văn khoảng 120 chữ/ phút thuộc 3 chủ đề đã học ở đầu học kì II từ tuần 19- tuần 27. + Hình thức kiểm tra: GV chọn các đoạn văn trong Sgk TV lớp 5 tập 2, ghi tênbài , số trang Sgk vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GVđã đánh dấu. + GV đánh giá, cho điểm dựa vào các yêu cầu sau: *Phát âm rõ, đọc đúng tiếng , đúng từ.[1 điểm] *Đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, giữa các cụm từ rõ nghĩa [1 điểm ] * Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật [1 điểm] * Tốc độ đọc đạt yêu cầu [ 1 điểm ] * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu [1 điểm ]]5

    Video liên quan

    Chủ Đề