Vì sao đến năm 1900

Bài viết này mô tả cú pháp công thức và cách sử dụng hàmYEAR trong Microsoft Excel.

Mô tả

Trả về năm tương ứng với một ngày nào đó. Năm được trả về ở dạng số nguyên trong khoảng 1900-9999.

Cú pháp

YEAR[serial_number]

Cú pháp hàm YEAR có các đối số sau đây:

  • Serial_numberBắt buộc. Ngày trong năm mà bạn muốn tìm. Ngày tháng nên được nhập bằng cách sử dụng hàm DATE hoặc nhập như là kết quả của những công thức hay hàm khác. Ví dụ, sử dụng DATE[2008,5,23] cho ngày 23 tháng năm năm 2008. Vấn đề có thể xảy ra nếu nhập ngày tháng dạng văn bản.

Chú thích

Excel lưu trữ ngày tháng ở dạng số sê-ri liên tiếp để sử dụng trong tính toán. Theo mặc định, ngày 1 tháng một năm 1900 là số sê-ri 1 và ngày 1 tháng một năm 2008 là số sê-ri 39448 bởi nó là 39.448 ngày sau ngày 1 tháng một năm 1900.

Giá trị trả về bởi hàm YEAR, MONTH và DAY sẽ là giá trị Gregorian bất kể định dạng hiển thị cho giá trị ngày tháng đã cung cấp như thế nào. Ví dụ, nếu định dạng hiển thị của ngày tháng được cung cấp là Hijri, giá trị trả về cho hàm YEAR, MONTH và DAY sẽ là giá trị liên quan đến ngày tháng Gregorian tương đương.

Ví dụ

Sao chép dữ liệu ví dụ trong bảng sau đây và dán vào ô A1 của một bảng tính Excel mới. Để công thức hiển thị kết quả, hãy chọn chúng, nhấn F2 và sau đó nhấn Enter. Nếu cần, bạn có thể điều chỉnh độ rộng cột để xem tất cả dữ liệu.

Dữ liệu

Ngày

05/07/2008

05/07/2010

Công thức

Mô tả [Kết quả]

Kết quả

=YEAR[A3]

Năm của ngày trong ô A3 [2008]

2008

=YEAR[A4]

Năm của ngày trong ô A4 [2010]

2010

Câu hỏi: Vì sao có thể gọi văn học việt nam 30 năm đầu thế kỉ XX [ từ 1900 đến 1930] là văn học giao thời?

Trả lời:

- Gọi thời đoạn văn học 1900 - 1930 là văn học giao thời, vì ở giai đoạn này có những thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại.Sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ.

-Những sáng tác của Hồ Biểu Chánh: vẫn còn kết cấu chương hồi quen thuộc, ngôn ngữ, kết cấu,... của văn học Trung Đại.

-Tản Đà được xem là cầu nối giao thời 2 nền văn học Sáng tác của ông vừa có những thi liệu, thi tứ, hình thức của thơ trung đại, vừa mang những hơi thở đầu tiên của văn học hiện đại.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bối cảnh và văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1900 đến 1930 nhé!

1. Sơ lược văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1900 đến 1930

- Vào những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chính thức bước vào thời kì đổi thay lớn. Điều kiện nội sinh cùng với những tác động của yếu tố ngoại lai đã làm nên cuộc lột xác trên mọi phương diện của văn học. Đây không chỉ là vấn đề của văn học Việt Nam mà còn là thực trạng chung của văn học cả khu vực Đông Á, của những nền văn học từng trải qua thời gian dài phát triển với văn tự chữ Hán, giờ đây được tiếp nhận các yếu tố hiện đại từ văn học phương Tây. Vận hành theo quy luật phát triển chung của cả khu vực, văn học Việt Nam vẫn tạo cho mình một diện mạo riêng trong quá trình hiện đại hóa. Tính giao thời là một trong những đặc trưng đã góp phần làm nên gương mặt đặc biệt cho văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930.

-“Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định.” [3,378]. Nói đến tính giao thời trong văn học là đề cập đến những biến chuyển hết sức phức tạp của văn học trong một khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời kì mới.Giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại.Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung và hình thức sáng tác cũ, mới đan xen nhau.Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân.Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ.Vì vậy, văn học giai đoạn này có một diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau đó.

-Có ý kiến cho rằng khái niệm tính giao thời chỉ sử dụng phù hợp khi nói đến văn học Bắc bộ ở ba mươi năm đầu thế kỷ XX, cần xem xét lại nếu gắn khái niệm đó cho văn học Nam bộ cùng thời: ”Nói một cách sòng phẳng, cách định danh giao thời là rất thích hợp cho văn học trên vùng đất Bắc kì lúc đó, nhưng vị tất đã thích hợp cho văn học phát triển ở vùng phía Nam của tổ quốc lúc ấy gọi là Nam kì”[6, 290]. Theo chúng tôi, khái niệm tính giao thời có thể dùng chung cho văn học ở cả hai miền. Thực tế văn học đã thể hiện rõ vấn đề này. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, chúng tôi mong muốn phần nào làm sáng tỏ những điều nói trên.

2. Tính chất giao thời trong văn học giai đoạn này

-Trong lịch sử phát triển của văn học ViệtNam, giai đoạn 1900- 1930 là giai đoạn văn học có tính chất giao thời.Văn học ở thời kì chuyển hóa, tập hợp để chuẩn bị cho nền văn học hiện đại ra đời:“Vănhọc của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần.Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc.”[2,29]

-Nguyễn Đình Chú cũng đã viết: “Lịch sử văn học, xét cho cùng là lịch sử cách tân văn học”[1,15]. Và,theoquan niệm của ông thì có hai mức độ cách tân: Cách tân trong nội bộ một phạm trù văn học và cách tân có ý nghĩa chuyển từ phạm trù văn học này sang phạm trù văn học khác. Sự thay đổi phạm trù văn học là sự cách tân có tính chất đồng bộ, toàn diện về lực lượng sáng tác, về công chúng văn học, về phương diện văn học, về phương thức tồn tại của văn học, về quan niệm nghệ thuật, về đề tài, về ngôn ngữ, về thể loại, thể tài cùng với hệ thống thi pháp.Thực hiện những điều đó không thể trong một thời gian một sớm một chiều mà đòi hỏi phải qua một quá trình khá gay go và phức tạp.Chúng ta có thể xem 30 năm đầu thế kỉ là chặng đường đầu của sự cách tân văn học.Tính giao thời thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này.

-Nghiên cứu văn học giai đoạn 1900 - 1930, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra các biểu hiện của tính giao thời: Sự tồn tại hai lực lượng sáng tác, hai phương pháp thể hiện, hai quan niệm sáng tác, hai loại công chúng.Nhưng đó chỉ là những yếu tố có tính chất bề nổi.Cần phải bóc tách lớp vỏ bề ngoài để khai thác mọi vấn đề đang ẩn trong đó mới có thể phát hiện ra được những cái cốt lõi, nội dung của tính giao thời.

-Trong lịch sử văn học ViệtNam, đây là giai đoạn duy nhất có hiện tượng đan xen hai yếu tố cũ và mới trong sáng tác của một tác giả, có khi trong cùng một tác phẩm. Hai yếu tố cũ và mới ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn và phổ biến trên khắp các thể loại, tạo ra những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào kho tàng văn học trung đại mà cũng chưa thể công nhận là một tác phẩm văn học hiện đại.

- Văn học giai đoạn này hạn chế dùng từ Hán Việt. Từ ngoại lai được sử dụng phổ biến. Tiêu biểu là ở văn xuôi, nhất là văn xuôi Nam bộ, làm nên bước đổi mới đáng kể cho văn học trong thời kì hiện đại hóa. Cũng chính sự xuất hiện của lớp từ ngoại lai trong các tác phẩm làm nổi bật hình ảnh của xã hội giao thời, có đủ các hạng người, đủ các cách sống, hình thành nên nhiều lối sống.

-Lối viết gò câu, chọn chữ, cân nhắc từng lời, tạo nên sự đăng đối nhịp nhàng, dù đã bị phê phán nhưng đâu dễ mất đi. Nó vẫn tồn tại trong thơ Tản Đà, trong văn Hoàng Ngọc Phách, Đặng Trần Phất, Phạm Duy Tốn hay Nguyễn Tử Siêu… làm cho văn học giai đoạn này còn mang vẻ trang trọng, đài các không khác gì văn chương thời trung đại. Đi đôi với hình thức trên lại có cách diễn đạt tình ý bằng ngôn từ quá giản dị, gần gũi đến quê mùa, đôi khi có phần thông tục hóa. Đó là cách viết có thể tìm thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn Nam bộ như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Trần Thiên Trung, Sơn Vương, một số cây bút truyện ngắn, v.v… khiến cho tác phẩm đến với độc giả bình dân dễ dàng, phá vỡ tính mực thước, cầu kì kiểu văn chương nhà Nho nhưng chưa vươn tới đỉnh cao của tính thẩm mĩ về ngôn từ.

-Các nhà văn thời này thường pha trộn hai lối viết. Có không ít trường hợp như truyện ngắn Con người sở khanh của Phạm Duy Tốn, được mở đầu bằng những đoạn văn viết theo hình thức văn biền ngẫu, từ ngữ cầu kì, hoa mĩ.

-Tóm lại, ở đầu thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam, những hình thức mới mẻ về ngôn ngữ như đã trình bày cùng hiện diện bên cạnh các hình thức ngôn ngữ vốn có trong văn học trước kia. Cả hai đều có vai trò cần thiết, làm nên những món ăn tinh thần phù hợp thị hiếu người đọc lúc bấy giờ. Trong quá trình hiện đại hóa ở giai đoạn giao thời, nếu như văn chương Bắc bộ có xu hướng đơn giản hóa ngôn ngữ ảnh hưởng chữ Hán, thì văn chương Nam bộ lại có xu hướng vừa bình dân hóa, đời thường hóa ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, vừa tiếp nhận ảnh hưởng ngôn ngữ Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề