Vì sao môi trường nông thôn việt nam ô nhiễm nghiêm trọng trong những năm gần đây

Vì sao môi trường nông thôn Việt Nam ô nhiễm nghiêm trọng trong những năm gần đây?

A. Hoạt động của giao thông vận tải.

B. Chất thải của các khu quần cư.

C. Hoạt động của việc khai thác khoáng sản.

D. Hoạt động của sản xuất nông nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Một số vấn đề về môi trường ở Việt Nam hiện nay- thực trạng và giải pháp

Ngày phát hành: 25/03/2021 Lượt xem 128638


1. Môi trường ô nhiễm, suy thoái – Vấn đề cấp bách hiện nay đối với toàn thế giới

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể, hữu cơ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hệ quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác, bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên, nhưng qua quá trình đó, con người xã hội dần dần có sự đối lập, hủy hoại môi trường sống tự nhiên của mình. Hiện nay, trái đất ngôi nhà chung của chúng ta hiện nay với gần 8 tỷ người đang sinh sống, đang phải oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề gắn với thực trạng hành tinh xanh đang kêu cứu, do tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gay gắt. Có thể khái quát một số xu hướng nổi bật của trạng thái này như sau:

- Tình trạng “lá phổi xanh” của trái đất ngày càng loang lổ do nạn phá rừng gia tăng tại nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, tại Braxin, phá rừng tiếp tục là vấn nạn nhức nhối, năm 2020, quốc gia Nam Mỹ này chứng kiến hoạt động tàn phá rừng Amazon tăng mạnh trở lại, lên mức cao nhất trong 12 năm qua. Theo Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia Braxin [INPE] hơn 11.000 km2 của nước này đã bị phá hủy trong vòng 12 tháng. Được ví như “lá phổi xanh” của trái đất và là nguồn sống cho công cuộc chống biến đổi khí hậu hiện nay, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với gần 7,6 triệu km2, trong đó 60% nằm trong lãnh thổ Braxin. Bên cạnh nạn phá rừng gia tăng, tình trạng cháy rừng cũng ngày càng tồi tệ tại khu vực này cũng như nhiều nước trên thế giới như tại Úc, Mỹ và nhiều quốc gia khác. Cháy rừng đã tàn phá cây rừng và thảm thực vật, như tại Úc năm ngoái đã phát thải ra 369 triệu tấn cacbon dioxit [CO2].

- Tình trạng nóng lên của trái đất. Theo tổ chức Khí tượng thế giới, nhiệt độ trung bình của trái đất trong giai đoạn 2020 – 2024 sẽ tăng trên 1,5 độ C so với trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, bởi lượng CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng gia tăng. Nhiệt độ trái đất gia tăng đã tạo ra các đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều quốc gia như tại Ấn Độ, thủ đô Niu Deli trải qua mùa nóng tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua, miền Trung của Việt Nam cũng trải qua tình trạng nắng nóng này.

- Báo động tốc độ băng tan, nhiệt độ tăng cao cũng khiến cho băng tan nhanh hơn. Theo các nhà nghiên cứu, do biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nên lượng băng tan trải từ khối lượng khổng lồ tại Greenland đang ở mức cao nhất trong hơn 10.000 năm qua. Theo dự báo, nếu lượng khí thải nhà kính không được kiểm soát, khối băng lớn thứ hai thế giới và dài hàng km ở Bắc Cực này sẽ tiếp tục mất đi hàng ngàn tỷ tấn, khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 10 cm. Tình trạng băng tan với tốc độ chóng mặt cũng xảy ra tại Nam Cực, nơi có dải băng lớn nhất hành tinh. Khảo sát gần đây tại vùng băng giá này cho thấy, vùng đất băng giá này đang bị bào mòn với tốc độ gấp 6 lần so với 40 năm trước.

Tình trạng nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng tỷ người trên trái đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đến quy hoạch đô thị, cuộc sống của người dân.

- Tình trạng suy thoái về môi trường sinh thái gắn liền với hiện tượng suy thoái tầng Ozon. Tầng Ozon là lớp khí O3 rất dày bao bọc trái đất như một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất. Thực tế cho thấy, tầng Ozon bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trái đất.

- Suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm không khí, nguồn nước sạch, đặc biệt do ảnh hưởng của phát triển các ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp gây ô nhiễm.

Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Mặc dù vấn đề này đã được cảnh tỉnh từ lâu như từ ngày 5/6/1972 tại Stockhom Thụy Điển, các nhà khoa học và đại diện chính phủ nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới đầu tiên với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế với khẩu hiệu “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta”, sau đó thế giới coi ngày 5/6 hàng năm là ngày Môi trường thế giới. Sau đó, tháng 6/1992 tại Braxin, Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, một lần nữa, khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng, kêu gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực và có trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Sau đó, nhiều hội nghị về bảo vệ môi trường quốc tế được diễn ra, song tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường không được cải thiện đáng kể là bao. Vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục là vấn đề nan giải, nóng bỏng hiện nay đối với nhiều quốc gia.

Tại Mỹ, tân tổng thống Joe Biden quyết định đưa nước Mỹ, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới trở lại với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; đồng thời thiết lập chức danh Đặc phái viên của tổng thống về vấn đề khí hậu do Cựu ngoại trưởng John Kerry đảm nhiệm.

Thực tiễn phát triển của thế giới cho thấy, phát triển bền vững là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, nội dung của phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa của ba vấn đề, về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Yếu tố bền vững được thể hiện trong từng nội dung trên và sự kết hợp giữa các mặt kinh tế - xã hội - môi trường.

Năm 2015, hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững đã thông qua văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” với 17 mục tiêu tổng quát và 169 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững [SDGs], trong đó vấn đề tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu tiếp tục là các mục tiêu ưu tiên. Trên góc độ này, quan niệm về phát triển xanh đang được thống nhất về nhận thức và trở thành ngày càng phổ biến. Mặc dù Liên hợp quốc chưa có định nghĩa về phát triển xanh, tuy nhiên theo các chuyên gia và nhiều nước quan niệm cho rằng: “Phát triển xanh” là hình thức phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và không gây hại đến môi trường sinh thái. Có thể nói ngắn gọn: “Phát triển xanh” chính là sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường cũng như đem lại hiệu suất, hiệu quả cao. Chỉ tiêu tổng hợp nhất là GDP xanh được dùng để phản ánh sự phát triển xanh. Cho đến nay, quan điểm chung cho rằng: “Kinh tế xanh” hay “tăng trưởng xanh” là hình thức phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và không gây hại đối với môi trường sinh thái, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tri thức. Như vậy, phát triển xanh là phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức với nền tảng dân trí giáo dục cao.

2. Một số vấn đề về môi trường ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng XHCN, tuy nhiên Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt. Với quy mô dân số gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện. Có thể thấy một số biểu hiện cụ thể của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau:

- Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% [tức là dưới mức báo động 30%]. Diện tích đất trồng trọt đang bị sói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông , xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.

- Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu dân cư.

- Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường.

Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gien. Thực trạng môi trường này đi cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt nam trong thời gian tới [Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến đổi khí hậu].

3. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề môi trường ở Việt Nam.

Bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách, xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra. Năm 2004, ở Việt NamThủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 153/2004/QĐ TTg ngày 17/08/2004, “Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam [Chương trình nghị sự Agenta 21 của Việt Nam] nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.

Năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đã đưa ra quan niệm về môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Năm 2020, dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, trình Quốc hội.

Năm 2017, Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững của toàn cầu.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng lên, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức của thế giới trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, văn kiện Đại hội XII cũng thẳng thắn nhìn vào những yếu kém như: “Tài nguyên chưa được quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn chậm. Đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe của nhân dân. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa đảm bảo tính tổng thể, tính liên ngành liên vùng; chưa rõ trọng tâm trọng điểm và nguồn lực thực hiện” [1]

Xuất phát từ thực trạng trên, văn kiện Đại hội XII của Đảng đề ra nhiệm vụ:

“Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững…ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra. Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường cho khai thác khoáng sản. Đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống ở các khu công nghiệp, đô thị dân cư. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường. Tăn cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền trong xã hội về bảo vệ môi trường. Tích cực hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” [2]

Về hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường, Đảng ta cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên. Hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề…Đẩy mạnh xã hội hóa cùng với việc bố trí nguồn lực ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm, phục hồi môi trường dân sinh.

Tiếp đến Đại hội XIII của Đảng, tháng 1 năm 2021, tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng đối với vấn đề môi trường trong bối cảnh mới như: “Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ những mục tiêu cần thực hiện trong thời gian tới như: “Đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95% - 100%, và nông thôn là 93 – 95%,; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy hoạch quy chuẩn đạt 90%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý chất thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường đat 92%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%” [3]

Thực hiện mục tiêu trong dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 – 2025 là:

+ “Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý là 100%, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng là 31,5%”

+ Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đến năm 2025 của dân cư thành thị là 95 – 100%, nông thôn là 93 – 95%.

+ Tỷ lệ thu gom xử lý chất rắn, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo quy chuẩn đạt 90%.

+ Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoạt động có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2025 đạt 92%.

+ Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đến năm 2025 đạt 100%.

+ Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%.

Với tinh thần quyết tâm phấn đấu đạt được chỉ tiêu cao nhất, đồng thời chuẩn bị các phương án để chủ động thích ứng với những biến động tình hình. [4]

Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ mục tiêu thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng – an ninh – bảo vệ chủ quyền biển đảo, tài nguyên môi trường biển… nâng cao năng lực giám sát môi trường biển. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, văn kiện Đại hội XIII khẳng định chủ trương về môi trường và các mục tiêu, giải pháp cụ thể như: Xây dựng hệ thống, cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu. Có kế hoạch khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân. Tập trung xử lý chất thải, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế. Huy động các nguồn lực thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình để bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên, các ngành, doanh nghiệp dựa nhiều vào tài nguyên, các nguồn gây ô nhiễm, nguồn phát thải khí nhà kính. Đấu tranh và ngăn chặn, xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và sự suy giảm đa dạng sinh học. Chủ động tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh suy thoái, an ninh nguồn nước, an ninh môi trường, an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu và đồng thời giảm thiểu các tác động bất lợi từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. [5]

Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng là: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ cải thiện môi trường, chủ động tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu” [6].

4. Hệ thống giải pháp:

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong điều kiện mới quốc tế và trong nước, ngoài các định hướng trên, theo chúng tôi cần tập trung vào một số giải pháp trọng yếu sau:

- Tiếp tục thay đổi nhận thức, tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, trên cơ sở này xây dựng ý thức sinh thái, tức là làm cho mọi người nhận thức được một cách tự giác về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Con người cần phải nhận thức lại vị trí vai trò của mình và xã hội trong hệ thống tự nhiên. Thông qua quá trình phát triển khoa học công nghệ, nhất là trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, con người cần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật đó vào thực tiễn của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho phát triển xã hội.

- Giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường theo chủ trương của Đảng. Đối với nước ta hiện nay, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đổi mới công nghệ, tăng năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ bằng hai con đường: Chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu công nghệ hiện đại có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch, từ đó chúng ta mới có thể thực hiện được công nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn, đồng thời đó cũng chính là phương thức hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng ta khẳng định: Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, chúng ta chủ trương không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái với bất kỳ điều kiện nào. Phát triển kinh tế trên sự hủy hoại môi trường cũng đồng nghĩa với sự kết án tương lai của mình. Mục tiêu chuyển giao công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm vấn đề môi trường sinh thái.

- Nền sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khắc phục tình trạng tiêu xài phung phí nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được [các nguyên, nhiên liệu hóa thạch], cần tận dụng tối đa tính năng vốn có sử dụng tài nguyên thiên nhiên từ bề rộng sang bề sâu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Triển khai thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường, tập trung xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả của chiến tranh. Tăng cường giám sát công khai đầy đủ, kịp thời thông tin về chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu đông dân cư. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp, làng nghề và khu vực nông thôn.

- Trong điều kiện mới hiện nay, nhất là từ cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã lan rộng sang phạm vi toàn cầu, tác động sâu rộng đến kinh tế, chính trị, thể chế và được xác định là thách thức lớn nhất của nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay; đại dịch cũng được xác định liên quan đến vấn đề môi trường. Điều này cho thấy mục tiêu phát triển bền vững ở phạm vi toàn cầu, môi trường đang bị tổn thương.

Trong bối cảnh chung như vậy, Việt Nam đang là điểm sáng nổi lên về phòng chống đại dịch Covid-19 và phát triển kinh tế xã hội. Năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% là mức cao của khu vực và thế giới.

Chính phủ chủ trương không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, Thủ tướng chính phủ đưa ra kế hoạch trồng 1 tỷ cây xanh từ nay đến năm 2025.

Tuy nhiên, chúng ta không chủ quan, cần tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức, có chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể để khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới./.

PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên

Hội đồng lý luận Trung ương.

Chú thích:

[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2016. Trang 140 – 141.

[2] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2016. Trang 142.

[3] Dự thảo báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trang 25 – 26.

[4] Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025. Trang 38, 59.

[5] Dự thảo báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trang 42.

[6] Dự thảo báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trang 62.

Nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước

[ĐCSVN] - Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.

Khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì? Thực trạng hiện nay.

Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước [bao gồm cả nước mặt và nước ngầm] bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.

Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ [màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,...], mùi lạ [mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…] và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động. Cụ thể:

  • Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.
  • Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.

Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận [Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ].
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.

Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số

Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thànhnguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.

Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế

Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.

Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.

Ô nhiễm rác thải từ y tế

Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên

Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.

Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng.

Có thể nói đây là một trong 7 nguyên nhân ô nhiễm nước quan trọng nhất!

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.

Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.

Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.

Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp

Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất.

Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại.

Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.

Ô nhiễm từ khói bụi công nghiệp

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa

Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết, không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội.Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này.

Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển.

Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn minh như chính những gì mà họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người.

Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ. Chúng ta vừa trải qua năm đầu tiên của thập niên mới 2020 với những biến động khôn lường từ dịch bệnh, thiên tai.

Những điều mà tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên mà chính hệ quả khó tránh khỏi của việc khai thác, tiêu thụ quá mức mà không biết gây dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người cải thiện chất lượng cuộc sống.

Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường sống

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước

Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật

Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.

Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại.

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân

Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.

Tuy nhiên, có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó là tình trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển.

Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường

Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục đã đề cập, có rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả.

Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề.

Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp.

Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng

  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
  • Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.
  • Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
  • Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
  • Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.

Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại./.

VH [Tổng hợp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề