Vì sao nhật bản thường xuyên có động đất

Khi nói về đất nước phải thường xuyên hứng chịu những trận sóng thần nhiều nhất trên thế giới, người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên vô cùng đáng sợ vì sau khi đi qua, nó để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng về người và tài sản, đồng thời kìm hãm tốc độ phát triển về mọi mặt của một đất nước. Vậy bạn có biết lý do tại sao Nhật Bản hay có sóng thần? Hãy cùng 24h Thông Tin tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
 


 

Từ trước đến nay, ở đất nước mặt trời mọc đã xảy ra vô số trận sóng thần lớn nhỏ khác nhau. Có thể nói, thảm họa sóng thần lớn nhất ở Nhật Bản chính là trận sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011. Với những con sóng cao đến gần 40 mét và ảnh hưởng vào tận 10km đất liền, trận sóng thần này đã làm gần 20.000 người chết và mất tích, hàng trăm công trình bị phá hủy, gây ra sự cố phóng xạ tại nhà máy điện Fukushima Daiichi. Để biết tại sao đất nước Nhật Bản thường xảy ra sóng thần, trước hết bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là gì?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sóng thần

Sóng thần cũng như những con sóng khác ngoài đại dương. Tuy nhiên, những con sóng nhỏ thường được tạo ra bởi gió còn sóng thần là do sự dịch chuyển của các khối nước khổng lồ. Vậy các khối nước này được hình thành từ đâu?

Trái đất vốn được hình thành từ các mảng kiến tạo, luôn chuyển động với vận tốc chậm. Cho đến khi hai mảng kiến tạo trái đất va chạm vào nhau, chúng sẽ tạo nên sức ép, giải phóng năng lượng và gây ra động đất. Nếu trận động đất xảy ra ở dưới đáy đại dương, thể tích nước sẽ liên tục bị nâng lên, kéo xuống và hình thành nên một khối nước khổng lồ.
 


 

Bên cạnh đó, hiện tượng núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch, lở đất cũng có thể là nguyên nhân khiến các khối nước khổng lồ dịch chuyển và tạo ra sóng thần.

Tại sao Nhật Bản lại hay có sóng thần?

Như đã nói ở trên, nguyên nhân sâu xa hình thành lên các cơn sóng thần đó chính là do sự di chuyển của các mảng kiến tạo, dẫn đến động đất hoặc do những thiên tai khác như: núi lửa, lở đất,....Trong khi đó, Nhật Bản lại là quốc gia nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương - Nơi có địa chấn phức tạp với nhiều trận động đất nhất thế giới.
 


 

Vành đai núi lửa Thái Bình Dương này là nơi có nhiều mảng kiến tạo, trong đó có mảng kiến tạo Thái Bình Dương nằm dưới đáy Thái Bình Dương và mảng lục địa Philippines. Hai mảng kiến tạo này thường dịch chuyển và va chạm vào nhau. Tại ranh giới va chạm đã có những dãy núi, núi lửa và các trận động đất, hiện tượng địa chất khác được tạo ra. Cuối cùng, nếu có đủ điều kiện, các khối nước lớn sẽ được hình thành và xuất hiện cơn sóng thần.

Với những thông tin mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết vì sao Nhật Bản hay có sóng thần. Mặc dù nền kinh tế cũng như khoa học, công nghệ ở Nhật Bản hiện nay khá phát triển nhưng họ vẫn không thể ngăn chặn các đợt sóng thần mà chỉ có thể dự báo và phòng tránh, nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trận động đất mạnh 7 độ richter tấn côngkhu vực Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản vào lúc 1 giờ 25 phút [giờ địa phương] ngày 16/4. Ảnh: USGS.

Ngày 14/4, một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra tại miền nam Nhật Bản. Trong vòng chưa đến hai ngày sau, vùng này tiếp tục hứng chịu trận động đất mạnh 7 độ richter, kéo theo khuyến cáo về sóng thần trong khu vực.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ [USGS], trận động đất gần nhất xảy ra tại vùng Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản vào lúc 1 giờ 25 phút [giờ địa phương] ngày 16/4.

Nhật Bản nằm dọc Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Khu vực này có hình dạng tương tự vành móng ngựa, bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Trong vành đai lửa, một số mảng kiến tạo bao gồm mảng địa tầng Thái Bình Dương [Pacific Plate] và mảng kiến tạo Philipines [Philippines Sea Plate] thường xuyên phân tách và va chạm.

"Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng lớn luôn luôn di chuyển. Khi các mảng tương tác với nhau, chúng gây tác động lớn", Live Science dẫn lời Douglas Given, nhà địa vật lý thuộc USGS ở thành phố Pasadena, bang California. Theo nhà địa vật lý Paul Caruso, sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Philipines phía dưới mảng Á - Âu có khả năng gây ra những trận động đất gần đây tại Nhật Bản.

Trận động đất mạnh 7 độ Richter này là một trong những trận động đất lớn nhất từng xảy ra tại miền nam Nhật Bản. Chính quyền địa phương đã phát cảnh báo về sóng thần sau trận động đất. Tuy nhiên, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dỡ bỏ cảnh báo ngay sau đó. Hiện nay, các nhà chức trách chưa đưa ra thông báo chính thức hoặc khuyến cáo có hiệu lực về sóng thần tại Nhật Bản.

Theo Caruso, không phải mọi trận động đất đều dẫn đến sóng thần. Sóng thần chỉ xảy ra khi hội tụ đủ ba yếu tố chính. Đó là trận động đất mạnh ít nhất 7 độ Richter với tâm chấn nằm dưới đại dương và khu vực diễn ra động đất không quá sâu.

"Những trận động đất thường xuyên diễn ra ở Fiji nhưng đôi khi chúng sâu tới 640 km dưới mặt đất. Vì vậy, chúng không gây ra sóng thần", Caruso chia sẻ. Trận động đất lần này khá nông, ở khoảng cách 10 km dưới lòng đất nhưng tâm chấn của nó lại nằm trên đất liền. Điều này có nghĩa sóng thần sẽ không xảy ra.

Giới chức Nhật Bản và nhóm nghiên cứu ở USGS sẽ tiếp tục theo dõi khu vực có dư chấn nguy hiểm. Khu vực này sẽ còn chịu ảnh hưởng từ những trận động đất với cường độ nhỏ hơn.

Given cũng cho biết sẽ có nhiều dư chấn lớn trong khu vực này. Sau một trận động đất mạnh, cấu trúc hạ tầng thường suy yếu nên nhiều khả năng sẽ có thêm các báo cáo về thiệt hại.

Thùy Dương

 Động đất ở Nhật là một trong những thiên tai diễn ra với cường độ liên tục. Hàng năm xảy ra nhiều trận động đất và người dân dần thích nghi với điều này.

 Nhật Bản là quốc gia có nhiều trận động đất lớn nhỏ diễn ra hàng năm. Với những trận động đất lớn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Tuy nhiên bên cạnh đó những trận động đất ở Nhật diễn ra liên tục nên người dân phải thích nghi và có những biện pháp chống chọi lại với những thiên tai này.

Mục lục

Nhật Bản – Quốc gia thường xuyên hứng chịu động đất

Động đất là gì?

Động đất được hiểu đơn giản là những chuyển động trên mặt đất gây nên những hiện tượng rung lắc. Độ rung lắc mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào từng vị trí thuộc tâm địa chấn hay xa và phụ thuộc và độ richter của trận động đất ấy, thời gian thường kéo dài vài dây hoặc vài phút.

Nguyên nhân gây nên động đất là do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo va vào nhau tạo nên những chấn động bên dưới mặt đất gây nên hiện tượng động đất và xảy ra theo từng cường độ khác nhau ở mỗi vụ va chạm. Ngoài ra những vụ phun trào núi lửa cũng là nguyên nhân gây nên động đất.

Thống kê số vụ động đất mà Nhật đã trải qua, những trận động đất khủng khiếp

 Nhật Bản là vùng đất nằm trên vành đai núi lửa của Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra những hoạt động địa chấn, những vụ phun trào núi lửa dẫn đến tình trạng động đất thường xuyên. Bên cạnh đó nước Nhật còn nằm ngay vị trí của 3 vùng kiến tạo nên thường xuyên gặp phải những chấn động dưới mặt đất.

 Theo những nghiên cứu của Bộ xây dựng Nhật Bản, mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu 126.000 trận động đất lớn nhỏ xảy ra trên toàn lãnh thổ. Trung bình tại Nhật Bản cứ 4 phút sẽ có một trận động đất với cường độ lớn nhỏ khác nhau. Các trận động đất diễn ra thường xuyên và liên tục tại đây.

 Vào năm 1923 tại Nhật Bản xảy ra trận động đất Kanto với cường độ 7.9 độ richter đã cướp đi 140.000 sinh mạng, năm 1955 trận động đất Kobe xảy ra tại Kobe đã gây nên nhiều thiệt hại cho nước Nhật và mới nhất là trận động đất vào năm 2011 với cường độ lớn nhất là 9.0 độ richter đã tạo nên một cơn sóng thần 14m làm thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề đến nước Nhật.

Hậu quả của các trận động đất

Những trận động đất dù lớn dù nhỏ đã gây không ít thiệt hại đến đời sống, sức khỏe và cả tinh thần của người dân Nhật. Những trận động đất gây nên nhiều thiệt hại về nhà cửa, của cải, tiền bạc và thậm chí cả sinh mạng của người dân nơi đây. Những trận động đất lớn đã làm thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế, nhiều ngôi nhà bị sập đổ và nhiều người bị nhiễm phóng xạ từ những nhà máy hạt nhân.

Vì sao Nhật Bản lại xảy ra nhiều động đất

Vị trí địa lý nằm trên vành đai núi lửa

 Nhật Bản có vị trí nằm ngay trên vành đai núi lửa của Thái Bình Dương. Đây là một khu vực được nghiên cứu và ghi nhận thường xuyên xảy ra những vụ phun trào núi lửa thường xuyên và diễn ra với cường độ nhiều nhất. Nhật Bản nằm ngay tại khu vực vành đai, như nằm trong lòng chảo của những cơn địa chấn, phun trào núi lửa nên thường xuyên xảy ra tình trạng động đất.

 Bên cạnh đó những mảng kiến tạo tại đây thường xuyên dịch chuyển và va vào nhau nên khu vực này diễn ra những hiện tượng động đất liên tục. Có nhiều trận động đất xảy ra với những cường độ từ nhỏ đến lớn thường xuyên tại Nhật Bản.

 Những điều này tạo ra những rung lắc và chuyển động diễn ra hàng ngày tại Nhật Bản. Những cơn địa chấn diễn ra tùy theo tình trạng của từng đợt phun trào hay va chạm. Có những trận động đất lớn gây nên nhiều thiệt hại cho người dân Nhật và tàn phá nặng nề cho nước Nhật.

Nhật Bản kiên cường sống chung với động đất ra sao?

Hàng ngày: có thiết bị cảnh báo động đất, lối thoát hiểm

Những trận động đất tại Nhật Bản diễn ra thường xuyên nên người dân dần quen thuộc và có những biện pháp chống lại những thiên tai và những trận động đất diễn ra. Những kiến thức trang bị cho việc chống chọi lại động đất luôn được sẵn sàng.

Những thiết bị cảnh báo động đất được người dân sử dụng và lắp đặt tại nhà, khi xảy ra những trận động đất các thiết bị sẽ cảnh báo để mọi người chuẩn bị. Với những trận động đất liên tục và lớn sẽ có những lối thoát hiểm được lắp đặt để mọi người thoát ra nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt là tại những tòa nhà cao tầng hay những khu chung cư.

Tinh thần sẵn sàng chống chọi với thiên tai

Động đất tại Nhật Bản là một điều khá quen thuộc với người dân nơi này. Trung bình mỗi ngày có thể diễn ra vài trận động đất nhỏ. Do đó người dân không lo lắng, lo sợ mà luôn có một tinh thần cao để chống chọi với thiên tai.

Những phương án, tình huống diễn tập với động đất luôn được người Nhật đề cao. Vì thế khi xảy ra những trận động đất họ luôn giữ được sự bình tĩnh và có phương án tốt nhất cho mình để chống chọi lại với những điều này và đảm bảo sự an toàn cho bản thân cùng những người khác.

Nhật Bản kiên cường sau thảm họa

Sau thảm họa: Người Nhật khắc phục rất nhanh hậu quả

 Có lẽ ít quốc gia nào phải chịu nhiều những sự tàn phá khốc liệt từ thiên nhiên như Nhật Bản. Dù gặp phải nhiều trận thiên tai, động đất và sóng thần, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, vật chất của mọi người tuy nhiên người dân Nhật lại có một tinh thần lạc quan và không khuất phục, kiên cường.

 Sau những thảm họa từ mẹ thiên nhiên người Nhật nhanh chóng khắc phục những hậu quả để lại rất nhanh. Họ nhanh chóng ổn định lại cuộc sống và tiếp tục những hoạt động thường ngày của mình. Điều này làm thế giới nể phục và ca thán trước tinh thần kiên cường của người dân Nhật Bản.

 Động đất tại Nhật Bản là những nỗi sợ và lo lắng đối với những người lần đầu đặt chân đến đây. Tuy nhiên đối với người dân Nhật Bản, động đất là một điều bình thường và họ luôn sẵn sàng cho những trận động đất này. Với vị trí địa lý nằm tại vành đai núi lửa, Nhật Bản thường xuyên hứng chịu những trận động đất lớn nhỏ xảy ra. Tuy nhiên người dân luôn có một tinh thần dũng cảm, lạc quan và nhanh chóng ứng phó với những thiên tai xảy ra.

Video liên quan

Chủ Đề