Vì sao tác giả cho rằng: trên thực tế trì hoãn chính là một “bệnh mãn tính dạng ẩn”?

Trì hoãn là hiện tượng tâm lý và hành vi khá phổ biến của con người. Mỗi người đều có thói quen trì hoãn cái này cái kia, bình thường thì chỉ là tật xấu nhưng nghiêm trọng hơn sẽ trở thành “bệnh”. Nhưng dù có nghiêm trọng hay không, trì hoãn sẽ tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tiêu cực đối với cuộc sống và công việc.

Để giúp những người mắc bệnh trì hoãn sớm ý thức được sự nguy hại và nhanh chóng thoát khỏi nó. Tuổi trẻ không trì hoãn sẽ đưa bạn đi cùng với anh chàng Hồ Tiểu Lãn – nhân vật chính- cùng phơi bày và phân tích các mảnh ghép của anh ấy. Cùng anh ấy nỗ lực để chữa căn bệnh “trì hoãn”.

Chúng ta hãy cùng xem một buổi sáng của nhân vật chính Hồ Tiểu Lãn diễn ra như thế nào nhé.

Hồ Tiểu Lãn là nhân vật điển hình trong số những người trì hoãn. Chính anh ấy cũng thừa nhận, nhưng không ngờ chứng bệnh này đã nhiễm vào cuộc sống hằng ngày và gây ra nhiều ảnh hưởng tới anh.

Hàng ngày, Hồ Tiểu Lãn đi làm lúc 9h. Đánh răng rửa mặt hết 20 phút, ngồi tàu điện ngầm hết 40 phút, thời gian đợi thang máy là 10 phút. Nếu thêm 20 phút ăn sáng nữa thì Hồ Tiểu Lãn phải dậy trước 7h30 sáng để đảm bảo không đi làm muộn.

Thực lòng anh ấy biết rõ điều đó, nhưng thực tế thì, sau khi tắt báo thức của đi động lần lượt là 7h, 7h15 và 7h30 thì lúc giật mình tỉnh giấc đã là 8h17 sáng.

Anh ấy bật dậy khỏi giường và cuống cuồng đi tìm quần áo. Tủ quần áo vốn rất lộn xộn, nay lại bị lật tung tóe, còn chiếc sơ mi anh ấy muốn tìm vẫn không hề xuất hiện trước mặt anh ta.

Vì sao anh ta vẫn kén chọn trong lúc này?

Vì ngoài chiếc áo sơ mi đó ra thì anh không còn chiếc áo sạch sẽ nào cả. Ba tuần rồi anh chưa giặt đồ, anh luôn nghĩ tích thêm vài bộ giặt một thể nên rơi vào tình trạng cấp bách như ngày hôm nay.

Sau khi tìm được chiếc áo sơ mi nhăn nhúm trong góc tủ thì đã 8h33 phút. Chẳng quan tâm, anh ta nhanh chóng mặc áo rồi lao xuống lầu và vẫy một chiếc taxi. Vì tháng này anh ta đã đi muộn 3 lần, mà công ty qui định ai đi muộn từ 3 lần trở lên sẽ bị trừ 100 tệ, vậy thì tiền taxi còn rẻ hơn.

Đến tòa nhà văn phòng khi đã 8h57 phút, nhìn hàng người dài dằng dặc trước cửa thang máy, anh ta quyết dịnh đi thang bộ. Công ty ở tầng 16, anh ta phải leo như chạy, trước khi mệt rã rời thì cũng bò được tới nơi. Lúc quẹt thẻ nhìn thời gian, vừa đúng 9h.

Sau khi nghỉ ngơi một lúc, Tiểu Lãn bắt đầu kể lể cho anh bạn Kay đồng nghiệp về cảnh ngộ hôm nay của mình. Khoe khoang về sự nhanh trí khi quyết định leo thang bộ, cuối cùng quẹt thẻ đúng giờ làm.

Kay thủng thẳng đáp: “trước 8h40 phút sáng đi thang máy không cần xếp hàng”.

Hồ Tiểu Lãn đột ngột im lặng.

Tuổi trẻ không trì hoãn

Tại sao hai người cùng bắt đầu một ngày làm việc vào lúc 9h, nhưng một người thì thủng thẳng, thoải mái, còn một người thì giống như vừa trải qua một cuộc thi marathon?

Nếu dậy sớm hơn một chút, anh ấy không chỉ có thể thong thả ăn sáng và đi tàu điện ngầm đến công ty, đi thang máy lên thẳng văn phòng, nhàn nhã liệt kê To-Do-List trước khi những người khác đến, khiến công việc một ngày có khởi đầu thuận lợi.

Nói cách khác, dù anh ấy dậy muộn, chỉ cần hằng ngày giặt quần áo sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc gọn gàng thì buổi sáng cũng nhanh chóng tìm thấy thứ mình cần mặc. Ngoài ra còn tiết kiệm được tiền đi taxi nữa.

Sự nguy hiểm của trì hoãn nằm ở chỗ, trên thực tế nó là một “bệnh mãn tính dạng ẩn”. Rất nhiều người mắc bệnh trì hoãn mà không biết. Họ luôn tìm được những lời giải thích vô cùng hợp lí cho hành vi trì hoãn của mình.

Có phải bạn luôn rơi vào những tình trạng:

  • Khi hẹn hò, luôn luôn đến muộn như một thói quen, chính vì thế mà bỏ lỡ những người bạn/ khách hàng tốt.
  • Khi đi làm, luôn đến muộn khi mọi người đã chuẩn bị xong mọi thứ cho một ngày làm việc mới.

Nếu những tình huống này chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không có gì đáng lo. Nhưng với tần suất thường xuyên, thậm chí thành một thói quen khó sửa thì bạn nên chú ý. Bởi vì đó chính là sự “trì hoãn”.

Tính lười biếng là căn nguyên của tất cả mọi triệu chứng trì hoãn

Chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tính lười là một trạng thái tâm lý không thể hành động theo kế hoạch đã vạch ra và hoàn toàn do nguyên nhân chủ quan gây ra. Tính lười là một trong những bản tính của con người cũng là một đặc tính rất khó thay đổi.

Cuộc đời là một quá trình tự tranh đấu, tự phải đấu tranh với bản tính của mình là việc không dễ dàng gì. Nếu mãi mà không chịu bắt tay vào làm, lâu dần sẽ nảy sinh tư duy theo quán tính. Kiểu tư duy này là kẻ thù lớn nhất trong việc trị bệnh trì hoãn.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, một khi người ta đã mất đi ham muốn hành động sẽ buông thả để bản thân trì hoãn hết lần này tới lần khác. Và cuối cùng, họ bước vào vòng tuần hoàn tồi tệ không thể tự dứt ra được.

Nếu bạn không muốn đi làm sớm, không muốn ngày làm việc mới được chuẩn bị một cách thong thả thì dù có bao nhiêu người khuyên nhủ bạn đi nữa…… thì bạn cũng sẽ nghe không lọt tai.

Nhìn thẳng vào hiện thực và hãy dũng cảm cất bước đầu tiên

Có phải bạn cũng muốn đi làm sớm để có thể thong thả chuẩn bị công việc tốt hơn, nhưng cứ đến khi bắt đầu thì lại có đủ lí do để trì hoãn? Hôm qua uống cà phê nên ngủ muộn, thời tiết không đẹp, thất tình tâm trạng không tốt, v.v…

Đối với người trì hoãn mà nói, nhìn thẳng vào thực tế, dũng cảm cất bước đầu tiên là khó nhất. Có ba điểm:

1. Hãy phá vỡ hạn chế của tư duy, hạ quyết tâm có ý thức đốc thúc mình đi làm sớm.

2. Lập thời gian biểu hợp lí với bản thân, đồng thời kiên trì với kế hoạch do mình đặt ra.

3. Hãy bước nhẹ nhàng từng bước nhỏ, nhìn như không có gì to tát.

Ví dụ: Trong tuần đầu tiên, bạn hãy cố gắng đi làm đúng giờ. Tuần thứ hai, bạn hãy đi làm sớm 5 phút. Tuần thứ ba, bạn hãy đi làm sớm 10 phút.

Muốn đạt được mục tiêu, chủ yếu vẫn phải dựa vào hai chữ : Tích lũy. Đừng vì không nhìn thấy kết quả trong thời gian ngắn mà nghi ngờ lựa chọn của mình, nghi ngờ tính đúng sai của sự việc. Niềm vui là do chính bạn ban tặng cho bạn.

Bạn có đang trì hoãn không?

Ví dụ:

5h – 6h Tập thể dục

6h – 7h Tắm, ăn sáng, nghỉ ngơi

7h – 11h30 Làm việc

11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ ngơi

13h30 – 16h30 Làm việc

16h30 – 19h Nghỉ ngơi, ăn tối

19h – 22h Đọc sách, giải trí

22h Ngủ

Đừng lập một thời gian biểu quá chi tiết.

Ví dụ:

  • 6h – 6h20 Tắm
  • 6h20 – 6h40 Ăn Sáng
  • 6h40 – 7h Chuẩn bị đi làm

Mà bạn nên gộp chung lại thành:

  • 6h – 7h Tắm, ăn sáng, chuẩn bị đi làm.

Khi gộp chung lại sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi nhìn vào lịch và thực hiện, trong khoảng 6h – 7h bạn tắm trước hay ăn sáng trước cũng được, miễn sao đến 7h bạn xong và đi làm. Công việc trong một ngày đã đủ mệt rồi và thời gian biểu nên là thứ khi bạn nhìn vào sẽ cảm thấy thoải mái và hứng thú. Đừng để nó trở thành thứ khiến bạn mệt mỏi và nản chí ngay những ngày đầu.

Tại sao mình luôn đi làm sớm? Có lợi ích gì?

Sau khi trải qua khoảng 5 loại công việc và hơn 10 nơi làm việc khác nhau, mình thấy nên đi làm sớm từ 15 – 45 phút là tốt nhất. Tùy vào từng nơi làm việc và tùy vào bản chất công việc mà mình sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp.

Mình chuẩn bị công việc với một tâm trạng thoải mái, thong thả. Chẳng ai có thể đứng và hét vào mặt mình rằng: “Nhanh tay nhanh chân lên, trễ giờ rồi”. Trước đó, mình còn được tận hưởng con đường đi làm vắng vẻ và chưa kẹt xe.

Khi mọi người đến và loay hoay với công việc của họ thì mình đứng quan sát, thậm chí mình có thể giúp đỡ. Lúc đó cũng là lúc mình học hỏi thêm và nhờ thường xuyên quan sát nên mình thấy được nhiều thứ thú vị hơn, học hỏi nhanh hơn.

Vậy, chỉ với ít phút đi làm sớm mỗi ngày, ngoài giúp mình có thời gian quan sát và học hỏi nhanh trong công việc, thì còn giúp mình tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Quá nhiều lợi ích đối với một người thường xuyên nhảy việc như mình.

Ngoài ra, khi có một người nhân viên luôn luôn đi làm sớm thì chắc chắn đồng nghiệp, quản lí, thậm chí là chủ sẽ luôn có ấn tượng tốt về người đó. Bạn hãy tin mình, vì mình chính là người nhân viên ấy. :v

Có rất nhiều phương pháp phòng bệnh

Những thứ quen thuộc thường ít khi được người ta coi trọng. Chính vì bản thân mỗi người đều mang trong mình mầm mống của căn bệnh trì hoãn nên chúng ta thường không chú ý tới nó. Chỉ những người thực sự coi trọng căn bệnh trì hoãn mới tránh được việc bệnh càng ngày càng nặng, đồng thời sớm thoát được nó.

– Hãy nói với ít nhất một người biết bạn đang lên kế hoạch để chữa bệnh “trì hoãn”. Bởi vì:

  • Bạn sẽ nhận được sự động viên tinh thần và ủng hộ của người khác, tăng động lực cho bản thân
  • Được chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước, nâng cao tỉ lệ thành công.
  • Khi muốn bỏ dở giữa chừng, nghĩ đến việc mình đã nói với họ rằng mình sẽ chữa bệnh. Một người có liêm sỉ nhất định sẽ có động lực để tiếp tục.
  • Khi xung quanh bạn hình thành bầu không khí chữa bệnh và nếu bạn có thể lôi kéo những người mắc bệnh giống mình tham gia thì tỉ lệ thành công sẽ cao.

– Hãy lập thời khóa biểu nhưng đừng lập một thời khóa biểu quá chi tiết, quá hoàn mỹ, nó thực sự rất khó để thực hiện.

– Hãy tìm và giao lưu với những người cũng đang tìm cách chữa bệnh như bạn hoặc đã chữa bệnh thành công. Tìm một người cùng chung chí hướng để giám sát lẫn nhau cũng là một cách chữa bệnh hiệu quả.

– Xác định một “khoảng thời gian” chứ không phải “mốc thời gian”

Ví dụ: Bạn định hẹn bạn bè vào lúc 6h, bây giờ đổi thành từ 6h đến 6h20, ai đến sớm thì tìm chỗ nào gần đó đợi. Người đến sau phải xuất hiện trong khoảng thời gian đã hẹn, không tính là đến muộn.

Chuyển thời gian hẹn gặp thành một khoảng thời gian có độ co giãn thì sẽ tránh được áp lực tâm lý kiểu: “Khi cuống lên không muốn đến muộn thì thực tế lại càng đến muộn”.

Tuyên chiến với trì hoãn

Cuốn sách đã lột trần mọi nguyên nhân nội tại của chứng bệnh này, có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể tham khảo thông qua quá trình chữa bệnh trì hoãn của anh chàng Hồ Tiểu Lãn..

Và cuối cùng thì bạn đừng nên mê đắm vào việc đọc về các chủ đề chữa bệnh trì hoãn mà quên mất việc quan trọng nhất, là hành động. Không có kế hoạch hoàn hảo nhất, chỉ có kế hoạch phù hợp nhất. Bạn hãy viết ra thời gian biểu của riêng mình và điều chỉnh dần cho phù hợp nhất với bản thân bạn. Hãy hành động ngay!!!

Có thể bạn sẽ thích:

Mua cuốn sách này tại TIKI

👇 Bạn có thể nghe podcast của bài viết này ngay dưới đây👇

Video liên quan

Chủ Đề