Video hướng dẫn giải - bài 6 trang 74 sgk đại số và giải tích 11

Vì chỉ có \[4\] người: \[2\] nam và \[2\] nữ nên nếu \[2\] nữ ngồi đối diện nhau thì \[2\] nam cũng ngồi đối diện nhau. Do đó biến cố này chính là biến cố \[\overline{A}\]: "Nữ ngồi đối diện nhau".

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b

Hai bạn nam và hai bạn nữ được xếp ngồi ngẫu nhiên vào bốn ghế xếp thành hai dãy đối diện nhau. Tính xác suất sao cho:

LG a

Nam, nữ ngồi đối diện nhau;

Phương pháp giải:

+]Mỗi cách xếp \[4\] bạn vào \[4\] chỗ ngồi là một hoán vị của \[4\] phần tử. Tính số phần tử của không gian mẫu.

+] Gọi A là biến cố: "Nam, nữ ngồi đối diện nhau"\[ \Rightarrow \overline A \] là biến cố: "Nam đối diện nam, nữ đối diện nữ".

Tính xác suất của biến cố\[ \Rightarrow \overline A \] và sử dụng công thức\[P\left[ A \right] + P\left[ {\overline A } \right] = 1\].

Lời giải chi tiết:

Mỗi cách xếp \[4\] bạn vào \[4\] chỗ ngồi là một hoán vị của \[4\] phần tử, vì vậy không gian mẫu có \[4! = 24\] phần tử.

Gọi A là biến cố: "Nam, nữ ngồi đối diện nhau"

\[ \Rightarrow \overline A \] là biến cố: "Nam đối diện nam, nữ đối diện nữ".

+] Có \[4\] chỗ để cho bạn nữ thứ nhất chọn.

+] Có \[1\] cách chọn chỗ [đối diện] cho bạn nữ thứ hai.

+] Sau khi bai bạn nữ đã chọn chỗ ngồi [đối diện nhau] thì còn lại \[2\] chỗ [đối diện nhau] để xếp cho \[2\] bạn nam và có \[2!\] cách xếp chỗ cho \[2\] bạn này.

Vi vậy theo quy tắc nhân có \[4 . 1 .2! = 8\] cách xếp chỗ cho nam nữ không ngồi đối diện nhau.

\[P\][\[\overline{A}\]] =\[\dfrac{8}{24}\] =\[\dfrac{1}{3}\].

\[ \Rightarrow P[A] = 1 - P\][\[\overline{A}\]] = \[\dfrac{2}{3}\].

LG b

Nữ ngồi đối diện nhau.

Phương pháp giải:

Vì chỉ có \[4\] người: \[2\] nam và \[2\] nữ nên nếu \[2\] nữ ngồi đối diện nhau thì \[2\] nam cũng ngồi đối diện nhau chính là biến cố\[\overline A \] ở câu a].

Lời giải chi tiết:

Vì chỉ có \[4\] người: \[2\] nam và \[2\] nữ nên nếu \[2\] nữ ngồi đối diện nhau thì \[2\] nam cũng ngồi đối diện nhau. Do đó biến cố này chính là biến cố \[\overline{A}\]: "Nữ ngồi đối diện nhau".

Xác suất xảy ra biến cố này là \[P\][\[\overline{A}\]] = \[\dfrac{1}{3}\].

Video liên quan

Chủ Đề