Việc kết nối máy tính nhằm mục đích chủ yếu là gì

Mạng máy tính là gì?

Là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau. Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CD ROM, … điều này gây rất nhiều bất tiện cho người dùng.

  • Các máy tính được kết nối thành mạng cho phép các khả năng:
  • Sử dụng chung các công cụ tiện ích
  • Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung
  • Tăng độ tin cậy của hệ thống
  • Trao đổi thông điệp, hình ảnh,
  • Dùng chung các thiết bị ngoại vi [máy in, máy vẽ, Fax, modem …]
  • Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MẠNG

Phương thức kết nối mạng được sử dụng chủ yếu trong liên kết mạng: có hai phương thức chủ yếu, đó là điểm – điểm và điểm – nhiều điểm.

Với phương thức “điểm – điểm”

Các đường truyền riêng biệt được thiết lâp để nối các cặp máy tính lại với nhau. Mỗi máy tính có thể truyền và nhận trực tiếp dữ liệu hoặc có thể làm trung gian như lưu trữ những dữ liệu mà nó nhận được rồi sau đó chuyển tiếp dữ liệu đi cho một máy khác để dữ liệu đó đạt tới đích.

Với phương thức “điểm – nhiều điểm”

Tất cả các trạm phân chia chung một đường truyền vật lý. Dữ liệu được gửi đi từ một máy tính sẽ có thể được tiếp nhận bởi tất cả các máy tính còn lại, bởi vậy cần chỉ ra điạ chỉ đích của dữ liệu để mỗi máy tính căn cứ vào đó kiểm tra xem dữ liệu có phải dành cho mình không nếu đúng thì nhận còn nếu không thì bỏ qua.

PHÂN BIỆT MẠNG MÁY TÍNH THEO VÙNG

GAN [Global Area Network]:

Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.

WAN [Wide Area Network]:

Mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN.

MAN [Metropolitan Area Network]:

Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao [50-100 Mbit/s]. [Local Area Network] – Mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trǎm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trục thay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổ chức…Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN.

CÁC LOẠI HÌNH MẠNG MÁY TÍNH

Mạng dạng hình sao [Star topology]:

Ở dạng hình sao, tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển tín hiệu đến trạm đích với phương thức kết nối là phương thức “điểm – điểm”.

Mạng hình tuyến [Bus Topology]:

Trong dạng hình tuyến, các máy tính đều được nối vào một đường dây truyền chính [bus]. Đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator [dùng để nhận biết là đầu cuối để kết thúc đường truyền tại đây]. Mỗi trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ T [T_connector] hoặc một bộ thu phát [transceiver].

Mạng mạng dạng vòng [Ring Topology]:

Các máy tính được liên kết với nhau thành một vòng tròn theo phương thức “điểm – điểm”, qua đó mỗi một trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói một.

Mạng dạng kết hợp:

Trong thực tế tuỳ theo yêu cầu và mục đích cụ thể ta có thể thiết kế mạng kết hợp các dạng sao, vòng, tuyến để tận dụng các điểm mạnh của mỗi dạng.

MẠNG THEO CHỨC NĂNG

Mạng Client-Server: một hay một số máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ như file server, mail server, Web server, Printer server, … Các máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ được gọi là Server, còn các máy tính truy cập và sử dụng dịch vụ thì được gọi là Client.

Mạng ngang hàng [Peer-to-Peer]: Các máy tính trong mạng có thể hoạt động vừa như một Client vừa như một Server.

Mạng kết hợp: Các máy tính thường được thiết lập theo cả hai chức năng Client-Server và Peer-to-Peer.

PHÂN BIỆT MẠNG LAN – MẠNG WAN

– Địa phương hoạt động

+ Mạng LAN sử dụng trong một khu vực địa lý nhỏ.

+ Mạng WAN cho phép kết nối các máy tính ở các khu vực địa lý khác nhau, trên một phạm vi rộng.

– Tốc độ kết nối và tỉ lệ lỗi bit

+ Mạng LAN có tốc độ kết nối và độ tin cậy cao.

+ Mạng WAN có tốc độ kết nối không thể quá cao để đảm bảo tỉ lệ lỗi bit có thể chấp nhận được.

– Phương thức truyền thông:

+ Mạng LAN chủ yếu sử dụng công nghệ Ethernet, Token Ring, ATM

+ Mạng WAN sử dụng nhiều công nghệ như Chuyển mạch vòng [Circuit Switching Network], chuyển mạch gói [Packet Switching Network], ATM [Cell relay], chuyển mạch khung [Frame Relay], …

Có thể bạn quan tâm:  Thi công mạng văn phòng công ty, công ty, tòa nhà, khu công nghiệp, nhà máy

Hình 10: Mạng máy tính nối trực tiếp các bộ tiền xử lýNhững năm 70: Các máy tính đã được nối với nhau trực tiếp thành một mạng máy tính nhằm phân tán tải của hệ thống và tăng độ tin cậy. Và người tađã bắt đầu xây dựng mạng truyền thơng trong đó các thành phần chính của nó là các Nút mạng Node gọi là bộ chuyển mạch, dùng để hướng thơng tin tớiđích. Các Nút mạng được nối với nhau bằng đường truyền còn các máy tính xử lý thông tin của người dùng Host hoặc các Trạm cuối Terminal đượcnối trực tiếp vào các nút mạng để khi cần thì trao đổi thơng tin qua mạng.Từ thập kỷ 80 trở đi: Việc kết nối mạng máy tính đã bắt đầu được thực hiện rộng rãi nhờ tỷ lệ giữa giá thành máy tính và chi phí truyền tin đã giảm đirõ rệt do sự bùng nổ của các thế hệ máy tính cá nhân.

2.2. Nhu cầu và mục đích của việc kết nối các máy tính thành mạng

Việc nối máy tính thành mạng từ lâu đã trở thành một nhu cầu khách quan bởi vì:Nguyễn Mạnh Chiến – ĐT2, CĐ1A – K45 Trang13– Có rất nhiều công việc về bản chất là phân tán hoặc về thông tin, hoặc về xử lý hoặc cả hai đòi hỏi có sự kết hợp truyền thơng với xử lý hoặc sử dụngphương tiện từ xa – Chia sẻ các tài nguyên trên mạng cho nhiều người sử dụng tại một thờiđiểm ổ cứng, máy in, ổ CD ROM ... – Nhu cầu liên lạc, trao đổi thơng tin nhờ phương tiện máy tính– Các ứng dụng phần mềm đòi hòi tại một thời điểm cần có nhiều người sử dụng, truy cập vào cùng một cơ sở dữ liệu.Chính vì vậy, việc kết nối các máy tính thành mạng nhằm mục đích:  Chia sẻ tài nguyên:- Chia sẻ dữ liệu: Về nguyên tắc, bất kỳ người sử dụng nào trên mạng đều có quyền truy nhập, khai thác và sử dụng những tài nguyên chungcủa mạng thường được tập trung trên một Máy phục vụ – Server mà khơng phụ thuộc vào vị trí địa lý của người sử dụng đó.- Chia sẻ phần cứng: Tài nguyên chung của mạng cũng bao gồm các máy móc, thiết bị như: Máy in Printer, Máy quét Scanner, Ổ đĩa mềmFloppy, Ổ đĩa CD CD Rom, … được nối vào mạng. Thơng qua mạng máy tính, người sử dụng có thể sử dụng những tài nguyên phầncứng này ngay cả khi máy tính của họ khơng có những phần cứng đó. Duy trì và bảo vệ dữ liệu: Một mạng máy tính có thể cho phép các dữ liệu được tự động lưu trữ dự phòng tới một trung tâm nào đó trongmạng. Cơng việc này là hết sức khó khăn và tốn nhiều thời gian nếu phải làm trên từng máy độc lập. Hơn nữa, mạng máy tính còn cung cấpmột mơi trường bảo mật an toàn cho mạng qua việc cung cấp cơ chế Bảo mật Security bằng Mật khẩu Password đối với từng người sửdụng, hạn chế được việc sao chép, mất mát thơng tin ngồi ý muốn. Nâng cao độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế cho nhau khi xảy ra sự cố kỹ thuật đối với một máy tính nào đó trong mạng. Khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu tập trung và phân tán, nâng cao khả năng tích hợp và trao đổi các loại dữ liệu giữa các máy tính trênmạng.

Video liên quan

Chủ Đề