Việt nam có bao nhiêu hãng hàng không

Nếu tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 9 hãng bay nội địa đang cùng chinh phục bầu trời.

Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn về các hãng hàng không Việt Nam này thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

1. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam?

Chắc chắn, nhắc về các hãng hàng không Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến anh cả Vietnam Airlines [VNA].

Có thể nói, Vietnam Airlines chính là hãng hàng không đầu tiên và mở ra thời kỳ bay dân dụng mới ở nước ta.

Ra đời vào tháng 4/1993, cho tới nay, hãng vẫn là đại diện tiêu biểu của hàng không Việt Nam trên thị trường Quốc tế.

Hiện tại, Vietnam Airlines đang khai thác khoảng hơn 100 tàu bay, với hơn 3 triệu hội viên thường xuyên sử dụng dịch vụ.

2. Các hãng hàng không dịch vụ tại Việt Nam?

Các hãng hàng không dịch vụ chỉ khai thác một hoặc một số mảng dịch vụ đặc thù nhất định. Hiện tại, ở Việt Nam, có khoảng 4 hãng hàng không dịch vụ bao gồm:

- Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu: Đơn vị đầu tiên và duy nhất tại nước ta khai thác loại hình kinh doanh thủy phi cơ. Đơn vị khai thác dịch vụ từ năm 2014 với ba dịch vụ bay chính là bay hành trình, bay nguyên chuyến và bay ngắm cảnh. Ước tính mỗi năm, hãng này phục vụ khoảng 15.000 lượt khách từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tại VIệt Nam.

- Tổng Công ty trực thăng Việt Nam: Đơn vị duy nhất tính đến hiện tại khai thác dịch vụ máy bay trực thăng ở nước ta. Đây là một doanh nghiệp trực tiếp Bộ Quốc Phòng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải hàng không, bay dịch vụ du lịch, bay tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, …

- Công ty bay dịch vụ hàng không [VASCO]: Đây là hãng bay phục vụ chuyên tuyến đường bay miền Nam, hành trình chủ yếu là từ Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Nam, các đảo và một số địa điểm ở khu vực miền Bắc.

- Vietstarlines: Đây là hãng hàng không thứ năm của Việt Nam tham gia khai thác thị trường bay nội địa. Đơn vị này là hãng hàng không lưỡng dụng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, dịch vụ Air Taxi hay phuc vụ các yêu cầu quốc phòng khác.

3. Các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam?

Nếu như trước đây, “bay” là một khái niệm đắt đỏ và chỉ phù hợp với tầng lớp thu nhập cao, quan chức, cán bộ, … thì việc ra đời của các hãng hàng không Việt Nam giá rẻ này mang lại cơ hội tiếp cận bầu trời TIẾT KIỆM HƠN với đại đa số người dân ở nước ta.

Hai hãng hàng không tiêu biểu cung cấp dịch vụ bay giá rẻ ở nước ta phải nhắc đến là:

- Vietjet Air: Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Người mở đường cho trào lưu bay giá rẻ. Hãng đang khai thác hơn 80 tàu bay và thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày, vận chuyển hơn 65 triệu lượt khách cùng 105 đường bay được thiết lập.

- Pacific Airlines: trước đây là JetStar Pacific. Cùng với Vietjet, Pacific là một trong hai hãng hàng không chính khai thác phân khúc bay giá rẻ này ở Việt Nam. Cổ đông chính của hãng là Vietnam Airlines.

4. Các hãng hàng không Hybrid [lai giữa truyền thống và giá rẻ]?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam bắt đầu mở rộng và tạo điều kiện cho nhiều hãng hàng không Hybrid mới, kết hợp giữa khả năng khai thác bay của những hàng hàng không truyền thông và tiết kiệm chi phí của những hàng hàng không giá rẻ.

Hai hãng hàng không Việt Nam tiêu biểu phải kể đến là:

- Bamboo Airways: đây là hãng hàng không trực thuộc tập đoàn FLC có trụ sở tại Hà Nội. Hãng bay này phục vụ các tuyến bay kết nối tới các địa phương có hệ sinh thái du lịch của FLC, ngoài ra, hãng cũng đang ngày càng mở rộng và phát triển thêm nhiều đường bay quốc tế.

- Vietravel Airlines: đây là hãng hàng không Việt Nam thuộc Tổng công ty Viettravel. Hãng ra đời nhằm mục tiêu kết nối đến các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam mà Viettralvel đang khai thác cũng như mở rộng thêm các tuyến quốc tế khác [trước mắt là thị trường Asean].

Hiện nay tại Việt Nam đang có khá nhiều các hãng hàng không khai thác các chuyến bay nội địa và quốc tế. Vậy đó là những hãng hàng không nào? Trong bài viết này, Fago Logistics sẽ thống kê danh sách các hãng hàng không ở Việt Nam để các bạn tham khảo.

1. Tổng quan về các hãng hàng không ở Việt Nam

Hiện có 4 hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airways. Các hãng hàng không này khai thác tới 49 đường bay nội địa tới những sân bay lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt và nhiều đường bay quốc tế tới các nước ở khu vực châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ, châu Phi.

Mỗi hãng hàng không đều có ưu nhược, điểm riêng về chất lượng dịch vụ, hạng ghế ngồi cũng như chương trình khuyến mãi,... Tùy thuộc vào nhu cầu dịch vụ hay giá mà bạn có thể lựa chọn được hãng bay phù hợp. Điều quan trọng là chuyến bay đó đem lại cảm giác yên tâm và thoải mái cho bạn.

Xem thêm: Fago Logistics chuyên cung cấp dịch vụ hải quan giá rẻ

2. Ưu nhược điểm của các hãng hàng không ở Việt Nam

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hiện có 4 hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airways. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu ưu nhược điểm của các hãng hàng này.

2.1 Ưu nhược điểm của hãng Vietnam Airline [VJ]

Ra đời từ năm 1956 và chính thức thành lập với tên gọi hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam vào năm 1993, Vietnam Airlines luôn khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành hàng không dân dụng nội địa và trong khu vực. Đây cũng là hãng bay đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Hãng hiện đang khai thác các chuyến bay nội địa như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Sài Gòn, Cần Thơ, Phú Quốc, Côn Đảo….

Ngoài ra, Vietnam Airlines còn có mạng lưới đường bay quốc tế trải rộng tới các thủ đô lớn như Bangkok [Thái Lan], Seoul [Hàn Quốc], Tokyo [Nhật Bản], Singapore [Singapore], London [Anh], Paris [Pháp], Frankfurt [Đức], New York [Mỹ],…

Ưu điểm

+ Chuyến bay được bao gồm luôn dịch vụ cộng thêm [suất ăn nhẹ, nước uống...].

+ Chất lượng chuyến bay tốt

+ Bay đúng giờ, ít khi bị hoãn chuyến bay

Nhược điểm

+ Giá vé thường cao hơn các hãng hàng không giá rẻ khác

2.2 Ưu nhược điểm của hãng Vietjet Air [VJ]

Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được thành lập vào năm 2007 từ 3 cổ đông Sovico Holdings, Tập đoàn T&C và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh [HDBank].

Hãng hiện đang khai thác mạng lưới đường bay nội địa dày đặc như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Phú Quốc, Quy Nhơn, Nha Trang, Thanh Hóa, Phú Yên, Vinh, Cần Thơ…tùy chọn.

Trong những năm gần đây hãng mở rộng thêm các đường bay quốc tế đến các thành phố tại châu Á như Seoul, Đài Bắc, Tokyo, Osaka. Đặc biệt, cuối năm 2019 và đầu năm 2020, hãng mở thêm 5 đường bay thẳng nối Việt Nam với Ấn Độ.

Ưu điểm

+ Giá vé rẻ là ưu điểm lớn nhất của Vietjet, giá vé máy bay Vietjet luôn rẻ hơn so với Vietnam Airlines và Jetstar.

+ Chất lượng dịch vụ của chuyến bay khá tốt đủ làm hài lòng đối với những ai không đòi hỏi quá cao.

+ Đội ngũ nhân viên của Vietjet được đào tạo với phong cách làm việc chuyên nghiệp xử lý tốt trong nhiều tình huống khác nhau.

Nhược điểm

+ Do là hãng bay giá rẻ nên tình trạng delay giờ bay vẫn thường xuyên diễn ra.

Những chuyến bay VietJet thường giới hạn hành lý trong vòng 7 ký, khá là bất tiện cho người sử dụng, còn nếu có thêm ký hành lý các bạn sẽ phải mua thêm phí hành lý cho mình.

2.3 Ưu nhược điểm của hãng Jetstar Pacific Airlines [BL]

Bắt đầu hoạt động vào năm 1991 với tên gọi Pacific Airlines. Hãng chính thức tham gia hoạt động cùng hệ thống Jetstar Group toàn cầu từ năm 2008 với cổ đông lớn nhất là Vietnam Airlines và đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines.

Pacific Airlines [Jetstar Pacific] hiện đang khai thác đội tàu bay gồm 18 chiếc, 15 chiếc Airbus A320 và 3 chiếc A321 mới được sản xuất dưới 2 năm và sẽ mở rộng lên 30 chiếc Airbus A320 đến năm 2020.

Bên cạnh các chặng bay nội địa, hãng cũng khai thác một số chặng bay quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương như: Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Philippines…tùy chọn.

Ưu điểm

+ Hãng hàng không Jetstar Pacific airlines có giá vé máy bay khá rẻ.

+ Jetstar không có các bữa ăn trên máy bay, giá vé đồng hạng,… nhằm cắt giảm tối đa chi phí để giảm giá bán cho khách hàng.

+ Máy bay của Jetstar khai thác chủ yếu là Airbus A320 và Boeing 737, có thời gian bay khá nhanh, cất hạ cánh tương đối êm ái.

Nhược điểm

+ Jetstar hay bị delay [trễ giờ], đây có lẽ là nhược điểm lớn nhất và kéo dài nhất của Jetstar pacific.

+ Một số khách hàng thường phàn nàn về việc hãng quá chặt chẽ về mặt thời gian đóng chuyến [đến muộn 10 phút cũng bị mất vé].

2.4 Ưu nhược điểm của hãng Bamboo Airways [QH]

Bamboo Airways là tân binh mới nhất trong ngành hàng không Việt Nam, là thành viên trực thuộc tập đoàn FLC. Sáng ngày 16/01/2019, hãng hàng không Tre Việt đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Sài Gòn đi Hà Nội, trở thành 1 trong 4 hãng hàng không lớn tại Việt Nam.

Hãng đang khai thác các đường bay nội địa tới những điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…và các đường bay quốc tế như: Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Séc…Bamboo Airways cũng lên kế hoạch mở thêm nhiều đường bay quốc tế trong thời gian tới.

Ưu điểm

+ Làm thủ tục check in nhanh.

+ Bay đúng giờ khởi hành.

+ Nhân viên phục vụ tác phong chuyên nghiệp hơn và có những cử chỉ hết sức thân thiện.

+ Hành lý ký gửi trả nhanh.

Nhược điểm

+ Nhiều chặng bay chưa được khai thác.

+ Chưa có menu cho khách chọn đồ ăn uống.

+ Chưa có quà lưu niệm trên máy bay.

+ Chưa có BOT check in online.

Hy vong rằng qua bài phất tích tổng quan về danh cách các hãng hàng không ở Việt Nam sẽ giúp các bạn lựa chọn được hãng bay phù hợp nhất với mình nhé. Nếu cần được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa hãy liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics.

Chủ Đề