Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024

Xe tăng chủ lực mạnh nhất Việt Nam hiện nay là T-90S/SK sở hữu cỡ nòng xe tăng lớn nhất thế giới kèm theo đó là hệ thống nạp đạn tự động cực kỳ hiện đại.

Trong đoạn video mới được công bố, có thể thấy hình ảnh xe tăng chủ lực mạnh nhất Việt Nam chiếc T-90S/SK khai hỏa trong một buổi huấn luyện. Nguồn ảnh: QĐND.

Một điều ít ai biết đó là ở thời điểm hiện tại, xe tăng T-90S/SK của Việt Nam đang là loại xe tăng có cỡ nòng pháo lớn nhất và hệ thống nạp đạn tự động độc đáo bậc nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: QĐND.

Cụ thể, cỡ nòng của xe tăng T-90S/SK mà Quân đội Việt Nam đang sử dụng lên tới 125mm - lớn hơn 5mm so với cỡ nòng tiêu chuẩn trên các loại xe tăng chủ lực được NATO và Mỹ sản xuất hiện nay.

Cỡ nòng 125mm cho phép xe tăng T-90S/SK của Việt Nam có hỏa lực mạnh hơn so với xe tăng của NATO. Đây cũng là cỡ nòng tiêu chuẩn trên mọi loại xe tăng chủ lực của Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khẩu pháo chính được sử dụng trên các mẫu xe tăng T-90 hiện nay là pháo nòng trơn 2A46M. Đây là phiên bản cải tiến từ pháo nòng trơn 2A45 do Liên Xô phát triển trong quá khứ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khẩu pháo này có thể khai hỏa được nhiều loại đạn khác nhau, trong đó bao gồm đạn xuyên giáp, đạn nổ mạnh chống tăng và đạn nổ mảnh để đối phó với bộ binh đối phương. Nguồn ảnh: TL.

Đặc biệt, khẩu pháo này cũng có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M119M Refleks. Loại tên lửa bán tự động này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối thiểu từ 100 mét lên tới 6 km. Khả năng xuyên giáp của tên lửa 9M119M lên tới 950mm - nghĩa là tiêu diệt được gần như mọi loại xe tăng hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Một trong những yếu tố khiến cho xe tăng Liên Xô và xe tăng Nga có thể sử dụng cỡ đạn pháo lớn hơn so với NATO và Mỹ đó là hệ thống nạp đạn tự động. Dù có một vài bất cập nhưng hệ thống này sẽ giúp chiếc T-90 khai hỏa nhanh hơn, rút kíp lái xuống chỉ còn ba người. Nguồn ảnh: Gify.

Một trong những điểm yếu lớn nhất của hệ thống nạp đạn tự động đó là nó không thể chứa hết toàn bộ 43 viên đạn pháo mà xe tăng T-90 mang theo. Hệ thống này chỉ chứa được tối đa 22 viên và có thể khai hỏa ở tốc độ 5 tới 8 giây mỗi phát. Nguồn ảnh: Star.

Hệ thống nạp đạn tự động của T-90 tương tự như trên xe tăng T-72 với đạn và liều phóng được nạp vào riêng biệt(bìa trái). Nguồn ảnh: Gify.

Với các loại xe tăng chủ lực của Mỹ hiện tại là M1 Abrams, kíp chiến đấu vẫn cần tới bốn người trong đó có một nạp đạn viên. Tốc độ nạp đạn của nạp đạn viên ban đầu có thể nhanh hơn hệ thống nạp đạn tự động nhưng sau thời gian dài chiến đấu, nạp đạn viên sẽ xuống sức và tốc độ nạp đạn sẽ chậm dần. Nguồn ảnh: Gify.

Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và xe tăng T-90 là 2 trong số vũ khí tiêu biểu của quân đội Việt Nam được Bộ Quốc phòng giới thiệu tại Hà Nội.

Trong lễ kỷ niệm 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam tại Bộ Quốc phòng, dàn xe tăng, xe chiến đấu bộ binh hiện đại nhất trong biên chế quân đội Việt Nam được đưa ra trưng bày. Trong đó nổi bật là xe tăng các loại T-90 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được trang bị hỏa lực mạnh với pháo bắn nhanh và tên lửa diệt tăng. Đây là loại xe bọc thép tốt nhất của bộ binh cơ giới của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là một trong những xe chiến đấu bộ binh hàng đầu Đông Nam Á.

Kíp xe gồm 3 người (trưởng xe, pháo thủ, lái xe); bộ binh gồm 7 người; khối lượng chiến đấu 14 tấn. Kích thước xe: dài 6,735m; rộng 3,15m; cao 2,45m. Sử dụng động cơ diesel, công suất 300 mã lực. Tổ hợp vũ khí gồm: pháo tự động cỡ nòng 30mm, súng máy song song với pháo, tổ hợp tên lửa chống tăng...

Xe tăng T-90 sức mạnh đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến như ở Syria hay Chechnya. Nếu so với các dòng xe tăng trước đây như T-62, T-54/55 thì xe tăng T-90 vượt trội hoàn toàn về mọi mặt. Hình ảnh về xe tăng này của Việt Nam cũng mới xuất hiện, kể từ sau khi Nga bắt đầu chuyển giao dòng xe tăng này cho Binh chủng Tăng thiết giáp vào cuối năm 2018.

Phiên bản xe tăng T-90SK/S có kíp xe gồm 3 người (trưởng xe, pháo thủ, lái xe), khối lượng chiến đấu 46,5 tấn. Kích thước xe dài 9,67m; rộng 3,78m; cao 2,86m. Động cơ diesel, sử dụng đa nhiên liệu, công suất 1000 mã lực. Vận tốc cao nhất 60km/h. Tổ hợp vũ khí gồm: pháo nòng trơn 125mm, súng máy song song với pháo, súng máy phòng không,...

Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Dàn xe tăng được giới thiệu trong lễ kỷ niệm tại khuôn viên Bộ Quốc phòng
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Xe tăng T-90
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe giới thiệu về xe tăng T-90S
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Xe tăng T-90SK
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Việt nam có những loại xe tăng nào năm 2024
Đội hình chiến đấu của xe tăng T-90S/SK Việt Nam. Ảnh: Binh chủng Tăng - Thiết giáp

Những năm tới, lực lượng quân đội nghiên cứu, khai thác, làm chủ phương tiện, sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang thiết bị mới...

Việt Nam có bảo nhiêu loại xe tăng?

Lúc này, tổng số xe tăng thiết giáp và các xe hỗ trợ của Việt Nam đã có là 164 chiếc các loại. Ngày 22 tháng 6 năm 1965, trung đoàn xe tăng thứ hai được thành lập trên cơ sở các học viên từ Liên Xô về cùng với những chiếc T-54 được viện trợ, mang phiên hiệu 203. Bộ Tư lệnh Thiết giáp cũng được thành lập.

Việt Nam có bảo nhiêu xe tăng T 54?

Việt Nam Hơn 1500 xe tăng T-54/T-55 được Liên Xô sản xuất từ năm 1946 đến năm 1983 và cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và vẫn nâng cấp và sử dụng đến ngày nay.

Xe tăng xuất hiện khi nào?

Xe tăng lần đầu tiên ra trận là Mark I trong chiến dịch sông Somme năm 1916, chạy xích miếng cứng. Xe có hai loại, xe tăng đực và xe tăng cái. Xe đực có súng thò ra còn xe cái có lỗ châu mai để người ngồi trong bắn. Xe đực có hai tháp pháo hai bên sườn.

Xe tăng thiết giáp là gì?

Phương tiện chiến đấu bọc thép (armoured fighting vehicle - AFV), còn gọi là chiến xa thiết giáp (CXTG), xe bọc thép (XBT), hoặc gọi tắt là thiết giáp, là một phương tiện quân sự, được bảo vệ bởi lớp giáp ngoài và trang bị vũ khí. Hầu hết các CXTG được trang bị để có thể di chuyển trên mọi địa hình chiến trường.