Xét nghiệm máu crp là gì năm 2024

Chỉ số định lượng CRP là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm để đánh giá tình trạng nhiễm trùng hoặc cho người mắc các bệnh tự miễn. Nếu bạn vẫn chưa biết định lượng CRP là gì và tại sao nó lại quan trọng thì cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Xét nghiệm định lượng CRP là gì?

Trước hết, CRP là viết tắt của C-reactive protein được biết đến là một loại protein hình thành từ gan. Đây là một chất không thể thiếu khi gặp những tổn thương hoặc nhiễm trùng trong phản ứng của hệ miễn dịch.

Xét nghiệm máu crp là gì năm 2024
Xét nghiệm định lượng CRP là gì? (Ảnh minh hoạ)

Bình thường trong máu sẽ không xuất hiện loại protein này hoặc ở mức độ rất thấp. Khi tình trạng viêm cấp xảy ra, cùng với việc các tế bào trong cơ thể bị phá hủy sẽ kích thích gan sản sinh ra protein này. Tình trạng này làm tăng nồng độ CRP trong huyết thanh, thường được các bác sĩ dùng để nhận định viêm cấp tính.

Vì vậy, CRP được dùng để xác định viêm sớm hơn chó với việc sử dụng tốc độ máu lắng. Đồng thời, định lượng CRP không bị ảnh hưởng bởi nồng độ hematocrit và globulin máu. Điều này khiến cho định lượng CRP khi xét nghiệm có giá trị cao khi người bệnh xuất hiện bất thường.

Tuy nhiên định lượng CRP không mang tính đặc hiệu và tăng trong tất cả các tình trạng viêm nên thường phải đi kèm cùng các xét nghiệm chuyên sâu khác.

2. Quy trình xét nghiệm định lượng CRP

Quy trình xét nghiệm cụ thể diễn ra như sau:

  • Trước hết, nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu. Bạn sẽ được quấn gạc để ngăn việc lưu thông máu, giúp xác định được tĩnh mạch rõ hơn.
  • Tiếp theo, vùng lấy máu sẽ được sát trùng sạch bằng cồn và tiến hành lấy máu.
  • Khi đã lấy đủ lượng máu yêu cầu, nhân viên y tế sẽ tháo băng gạc và dùng bông tiệt trùng để cầm máu chỗ tiêm.
    Xét nghiệm máu crp là gì năm 2024
    Thực hiện lấy máu xét nghiệm (Ảnh minh hoạ)

3. Chỉ số CRP bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là cao?

Bình thường chỉ số CRP luôn duy trì ở mức dưới 0.5 mg/100ml (5 mg/l) huyết thanh nếu không có viêm nhiễm. Khi nồng độ CRP tăng cao trong máu có thể nghĩ đến xuất hiện tình trạng viêm.

Ngược lại khi nồng độ CRP trong máu giảm có nghĩa là tình trạng viêm đã giảm ở bệnh nhân. Nồng độ CRP > 0.5 mg/l sẽ được tính là nồng độ cao.

4. Các loại xét nghiệm định lượng CRP

Hiện nay, có 2 loại xét nghiệm định lượng CRP:

4.1 Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn

Loại xét nghiệm này có thể đo được định lượng CRP từ mức 8 đến 1000 mg/l. Đây là xét nghiệm thường được chỉ định cho những bệnh nhân có nhiễm trùng nặng đánh giá mức độ viêm nhiễm. Hoặc nó cũng được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính để theo dõi điều trị.

Xét nghiệm máu crp là gì năm 2024
Có 2 loại xét nghiệm định lượng CRP (Ảnh minh hoạ)

4.2 Xét nghiệm hs-CRP (High-sensitivity C-Reactive Protein)

Loại xét nghiệm này có độ nhạy cao hơn, nồng độ có thể đo được định lượng là từ 0,3 đến 10 mg/l. Xét nghiệm này được sử dụng như một chất chỉ điểm ở người có tình trạng viêm mạch độ thấp. Vậy nên nó thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần xem xét để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn.

4.3 Xét nghiệm CRP trong trường hợp nào được BHYT thanh toán?

Dựa theo Thông tư 50/2017/TT-BYT, xét nghiệm CRP được thanh toán chi phí khám chữa bệnh nếu những đối tượng được chẩn đoán, theo dõi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Nghi ngờ có ổ nhiễm trùng, có ít nhất 02 trong 04 tiêu chuẩn sau:

– Nhiệt độ cơ thể < 36°c hoặc > 38,3°C;

– Nhịp tim nhanh 90 lần/phút;

– Nhịp thở > 22 lần/phút hoặc PaCO2 <32 mmHg;

– Bạch cầu máu >12G/L, hoặc < 4G/L hoặc > 10% bạch cầu non. Đổi với trẻ em: Khi nghi ngờ có ô nhiễm trùng, có nhiệt độ cơ thể < 36°c hoặc > 38,3°c và có nhịp tim hoặc nhịp thở thay đổi quá giới hạn sinh lý theo tuổi.

  1. Nhiễm trùng sơ sinh;
  1. Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim;
  1. Viêm da nhiễm độc, các bệnh tự miễn.

5. Mục đích của xét nghiệm CRP

Để hiểu hơn về định lượng CRP là gì thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem mục đích của xét nghiệm này để làm gì. Xét nghiệm định lượng CRP đa số trường hợp là để xác định tình trạng mức độ viêm.

  • Đối với tình trạng mắc các bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng, xét nghiệm CRP dùng để theo dõi hiệu quả điều trị. Nếu mức độ CRP giảm cho thấy các phương pháp điều trị đang diễn ra thuận lợi.
  • Đối với người bị xơ vữa động mạch hoặc tình trạng cholesterol trong máu cao, mắc các bệnh lý tim mạch thì xét nghiệm CRP đánh giá nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  • Đối với các trường hợp theo dõi sau phẫu thuật, xét nghiệm định lượng CRP để theo dõi tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. Chỉ số CRP sau phẫu thuật thường tăng sau từ 2-6 giờ. Đồng thời chỉ số này sẽ giảm xuống sau 3 ngày. Nếu sau 3 ngày mà tình trạng này không giảm sẽ báo hiệu tình trạng nhiễm trùng.
    Xét nghiệm máu crp là gì năm 2024
    Xét nghiệm CRP được thực hiện ở người mắc bệnh tim mạch (Ảnh minh hoạ)

Đối với người có tiền sử người thân trong gia đình mắc các bệnh lý về tim mạch thì xét nghiệm này giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ bệnh. Do định lượng CRP giảm tương ứng với lượng LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong huyết thanh giảm.

Trường hợp có nồng độ LDL-cholesterol máu giảm dưới mức 70mg/100ml thì người bệnh ít có nguy cơ bị tái phát bệnh tim. Trường hợp chỉ số giảm dưới mức 2mg/l thì sẽ giảm khả năng bị nhồi máu cơ tim.

Dựa theo chỉ số có thể đánh giá về tình trạng bệnh và giúp bệnh nhân quyết định có can thiệp phẫu thuật sớm hay không.

Với định lượng CRP được tính theo đơn vị mg/l, kết quả cho thấy:

  • Định lượng CRP dưới 1 mg/l: Nguy cơ tim mạch thấp
  • Định lượng CRP từ 1 - 3 mg/l: Nguy cơ tim mạch vừa
  • Định lượng CRP trên 3 mg/l: Nguy cơ tim mạch cao

6. Chỉ số CRP tăng cảnh báo điều gì?

Khi chỉ số CRP tăng lên trên 10 mg/l thì có thể xác định sự xuất hiện của nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác, khi đó chỉ số CRP không dùng để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch mà chỉ để phòng bệnh và chẩn đoán bổ sung.

Xét nghiệm máu crp là gì năm 2024
Tại sao chỉ số CRP lại tăng? (Ảnh minh hoạ)

Khi đó, nếu muốn đánh giá nguy cơ tim mạch thì nên thử lại sau 2 tuần hoặc khi đã hết tình trạng nhiễm trùng. Nếu chỉ số định lượng CRP đột ngột tăng cao cần nghĩ ngay tới các phản ứng viêm cấp tính như:

  • Viêm tụy cấp, chỉ số CRP nhằm mục đích đánh giá mức độ nặng, chỉ số CRP ≥150 mg/L -> Viêm tụy cấp nặng
  • Viêm ruột thừa
  • Bỏng
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn (viêm phổi, đường tiết niệu, tiêu hóa, da, nhiễm trùng máu,...)
  • Bệnh lý viêm ruột (tắc ruột, viêm loét đại tràng,...)
  • Ung thư: U lympho, U thận, …
  • Các bệnh mạn tính

7. Một số nguyên nhân khác khiến chỉ số CRP bất thường

Khi kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ CRP trong máu tăng cao, có thể cơ thể đang xuất hiện tình trạng viêm. Mặc dù vậy, xét nghiệm CRP không cho biết nguyên nhân gây viêm hoặc vị trí viêm. Vậy nên, bác sĩ sẽ cần thêm những xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

Xét nghiệm máu crp là gì năm 2024
Định lượng CRP thể hiện điều gì? (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, định lượng CRP trong máu cao không phải lúc nào cũng do nhiễm trùng hoặc viêm. Một số nguyên cơ khác cũng có thể làm tăng định lượng CRP như:

  • Hút thuốc lá
  • Béo phì, lười vận động
  • Thuốc tránh thai
  • Giai đoạn cuối của thai kỳ
  • Xơ vữa, tắc động mạch vành

Hoặc cũng có một số nguy cơ làm giảm định lượng CRP như:

  • Sụt cân
  • Tập thể dục quá sức
  • Aspirin
  • Thuốc chẹn beta
  • Corticosteroid

8. Những lưu ý trước và sau khi xét nghiệm CRP định lượng

Xét nghiệm CRP được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu tĩnh máu mạch sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

8.1 Trước khi thực hiện xét nghiệm CRP

Trong đa số các trường hợp, xét nghiệm CRP không yêu cầu người thực hiện cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. Nhưng trong một vài trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy mẫu từ 6-10 tiếng trước đó.

8.2 Sau khi được lấy mẫu xét nghiệm CRP

Sau khi thực hiện xong việc lấy máu, bạn không nên chèn ép, tạo áp lực vào chỗ tiêm để tránh chảy máu, khó lành vết thương. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tháo băng sớm khi vết thương chưa lành, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng.

9. Tạm kết

Vậy tóm lại, để có thể trả lời cho câu hỏi định lượng CRP là gì thì xét nghiệm định lượng CRP để xác định, đánh giá các tình trạng viêm. Nó giúp hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán, điều trị và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Mong bài viết trên đây có thể giúp các bạn có thêm kiến thức khi đi bệnh viện nhé.