Xu hướng một là gì

Xu thế hay xu hướng [trend] là thành tố dài hạn, cơ bản trong số liệu về dãy số thời gian, biểu thị hướng thay đổi dài hạn của một biến số. Có nhiều phương pháp để xác định xu thế, chẳng hạn phương pháp phân tích hồi quy, số bình quân trượt.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Xu hướng trong phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Xu hướng còn được hiểu là hướng chung của thị trường hoặc giá của chứng khoán. Trong phân tích kỹ thuật, xu hướng được xác định bởi các đường xu hướng kết nối một loạt các mức cao hoặc thấp của dữ liệu. Hầu hết các nhà giao dịch đều giao dịch theo cùng một hướng, tuy nhiên có một số các nhà giao dịch khác lại tìm cách xác định các đảo chiều. Xu hướng cũng có thể áp dụng cho lãi suất, lãi suất trái phiếu và các thị trường khác nơi chúng được đặc trưng bởi một chuyển động dài hạn về giá hoặc khối lượng.

Phân tích kỹ thuật được thành lập trên tiền đề rằng giá chứng khoán có xu hướng theo thời gian, điều này làm cho việc xác định xu hướng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc phân tích kỹ thuật. Các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng bằng cách sử dụng các hình thức phân tích kỹ thuật khác nhau, bao gồm cả đường xu hướng và chỉ số kỹ thuật. Rất nhiều người chơi chứng khoán sống bằng câu thần chú, "xu hướng là bạn của bạn", ngoại trừ những người đối lập tìm cách xác định sự đảo ngược.

Xu hướng cũng có thể được các nhà đầu tư sử dụng tập trung vào phân tích cơ bản, xem xét các thay đổi về doanh thu, thu nhập hoặc các chỉ số kinh doanh khác. Ví dụ: các nhà phân tích cơ bản có thể tìm kiếm xu hướng thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tăng trưởng doanh thu. Nếu thu nhập đã tăng trong bốn quý vừa qua, điều này thể hiện xu hướng tích cực. Tuy nhiên, nếu thu nhập đã giảm trong bốn quý vừa qua, thì đây là một xu hướng tiêu cực.

Một trong những cách giao dịch mà chúng tôi luôn muốn hướng các bạn, những trader mới, những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm trên thị trường, lựa chọn để sử dụng trong các chiến lược của mình chính là giao dịch thuận xu hướng.

Điều này tại sao quan trọng?

Giao dịch thuận xu hướng dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chống lại xu hướng hay giao dịch đảo chiều. Nếu nắm bắt được xu hướng và đồng hành cùng nó như một người bạn thì trader đã có hơn 50% cơ hội chiến thắng.

Trong giao dịch forex, nắm bắt xu hướng quan trọng như việc chúng ta đang cùng một chiến tuyến với các “composite man”, sẽ không sợ phải trở thành “món đồ chơi” của những ông lớn, mà việc thấu hiểu xu hướng sẽ giúp trader có thêm một vũ khí lợi hại để tự tin tham gia vào game của những composite man đó.

Nếu xu hướng quan trọng như thế thì liệu các bạn đã thật sự thấu hiểu xu hướng chưa? Xu hướng là gì? Xu hướng có cấu trúc như thế nào? Làm sao để xác định xu hướng một cách hiệu quả nhất? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Xu hướng hay xu hướng thị trường [market trend] là chuyển động, là đường đi của giá cả theo một hướng [chiều] nhất định trong một giai đoạn nào đó.

Trong kinh tế, chúng ta thường hay bắt gặp các tính từ chỉ trạng thái của một xu hướng như tăng trưởng, ổn định và suy thoái. Tăng trưởng khi muốn nói đến một nền kinh tế đang đi lên, ổn định là biến động không nhiều, có lên có xuống nhưng xoay quanh một giá trị trung bình nào đó và suy thoái là khi muốn nói đến một nền kinh tế đang đi xuống. Đó là xu hướng của một nền kinh tế.

Vậy thì, cũng tương tự, một loại tài sản bất kỳ cũng có xu hướng và xu hướng thị trường của tài sản cũng tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau:

Xu hướng tăng [uptrend] là giai đoạn mà giá của tài sản chuyển động theo hướng đi lên. Xu hướng giảm [downtrend] là giai đoạn khi giá của tài sản chuyển động theo hướng đi xuống.

Xu hướng đi ngang [sideway] là khi giá chuyển động lên xuống trong một phạm vi nhất định.

Khi xu hướng hiện tại kết thúc thì thị trường sẽ bắt đầu một xu hướng mới. Điều quan trọng nhất trong việc nắm bắt xu hướng chính là xác định được khi nào xu hướng hiện tại kết thúc và xu hướng mới tiếp theo sẽ là gì?

Mỗi một xu hướng sẽ có một cấu trúc nhất định, chỉ khi cấu trúc đó bị phá vỡ thì xu hướng đó mới kết thúc.

  • Cấu trúc xu hướng tăng: giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.
  • Cấu trúc xu hướng giảm: giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.
  • Cấu trúc xu hướng đi ngang: giá tạo đỉnh sau bằng hoặc gần bằng đỉnh trước, đáy sau bằng hoặc gần bằng đáy trước.

Thị trường đang trong một xu hướng tăng nhưng không phải lúc nào giá cũng đi lên mà sẽ có những khoảng thời gian thị trường điều chỉnh giảm. Tương tự, trong một xu hướng giảm, giá sẽ không nhất thiết phải luôn đi xuống mà sẽ có những lúc thị trường điều chỉnh tăng.

Trong xu hướng giảm: giá lần lượt tạo các đỉnh C, E thấp hơn đỉnh A, tạo đáy D thấp hơn đáy B. Các đoạn BC, DE chính là giai đoạn thị trường điều chỉnh tăng hay còn gọi là đợt phục hồi tạm thời, nhưng các đợt sóng nhỏ này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trước khi tiếp tục xu hướng chính.

Trong xu hướng đi ngang: giá tạo các đỉnh H, J bằng đỉnh F và đáy I bằng đáy G.

Trong xu hướng tăng: giá lần lượt tạo các đỉnh M, O cao hơn đỉnh K và đáy N cao hơn đáy L. Các đoạn KL, MN chính là giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm hay còn gọi là đợt suy thoái nhỏ. Tương tự, các đợt sóng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, cấu trúc xu hướng ở trên là những cấu trúc cơ bản nhất, trên thực tế, cấu trúc của xu hướng còn tồn tại ở nhiều biến thể rất khác nhau. Đối với xu hướng tăng hoặc giảm, ngoài các đợt điều chỉnh giảm/điều chỉnh tăng thì thị trường còn có những giai đoạn đi ngang nhỏ, hay còn gọi là tái tích lũy trong xu hướng tăng và tái phân phối trong xu hướng giảm. Đối với xu hướng đi ngang, ngoài những đợt sóng lên xuống liên tục thì thị trường cũng có thể có những đợt đi ngang ngắn, trong một phạm vi nhỏ hơn so với phạm vi giá của xu hướng chính sideway.

Theo lý thuyết Dow, một xu hướng tăng hoặc giảm bao gồm 3 giai đoạn, từ lúc xu hướng bắt đầu hình thành, đến lúc xu hướng mạnh lên và cuối cùng là giai đoạn cao trào của xu hướng. Nghiên cứu các giai đoạn của một xu hướng là điều tất yếu trong việc nắm bắt xu hướng của thị trường vì nó sẽ giúp trader xác định thời điểm nào nên nhảy vào thị trường, thời điểm nào nên đứng yên.

3 giai đoạn của xu hướng tăng bao gồm: tích lũy, bùng nổ và quá độ. 3 giai đoạn của xu hướng giảm bao gồm: phân phối, giảm mạnh và tuyệt vọng.

3 giai đoạn của xu hướng tăng

Đây là giai đoạn bắt đầu của một xu hướng tăng. Giai đoạn tích lũy cũng thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm trước đó. Lúc này, nhà đầu tư đã cảm thấy giá giảm đủ sâu, họ tin tưởng rằng giá không thể giảm được nữa và bắt đầu mua vào để tích lũy tài sản. Ban đầu, khối lượng giao dịch sẽ thấp do nhà đầu tư vẫn còn đang chần chừ, khi giá bắt đầu tăng lên các mức cao hơn, kích thích nhà đầu tư mua vào nhiều hơn, khối lượng giao dịch tăng lên, giá tăng lên. Trong giai đoạn tích lũy này, thị trường sẽ có những đợt điều chỉnh giảm nhưng vẫn đảm bảo điều kiện đáy mới cao hơn đáy cũ.

Khi thị trường phá vỡ giai đoạn tích lũy sẽ bước sang giai đoạn bùng nổ. Đây là lúc những ông lớn bắt đầu tung chiêu để đẩy giá lên thật cao. Sự chần chừ của những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác dường như bị dập tắt, họ đồng loạt mạnh dạn tham gia vào thị trường, khiến cho giá được đẩy lên cao hơn nữa. Đây là giai đoạn kéo dài nhất trong tổng thời gian tồn tại của một xu hướng tăng và cũng là giai đoạn có đà tăng vững chắc nhất. Các trader thường nắm giữ vị thế dài hạn để tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn này.

  • Giai đoạn cao trào quá độ

Đây là giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng, khi mà giá đã tăng lên quá mức sau một đợt bùng nổ kéo dài. Trong giai đoạn quá độ, một số bán ra để chốt lời nhưng vẫn có số khác tiếp tục nhảy vào thị trường mà không hề hay biết rằng mình đang mua ở đỉnh, nhưng lúc này sức mua đã giảm đi, báo hiệu xu hướng tăng sắp kết thúc.

Sau khi giai đoạn quá độ kết thúc, thị trường sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn phân phối, sau đó giảm mạnh và tuyệt vọng [3 giai đoạn của một xu hướng giảm]. Các bạn hoàn toàn có thể phân tích được diễn biến của 3 giai đoạn này.

Chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung cách xác định xu hướng dựa vào cấu trúc này.

Thời điểm hiện tại, giá đang ở điểm F. Việc của chúng ta là thiết lập các tình huống có thể xảy ra và chiến lược giao dịch cho mỗi tình huống đó.

Bước 1: Phân tích xu hướng trong quá khứ

Trước giai đoạn giá tạo đỉnh A và đáy B, thị trường đang trong xu hướng giảm. Cấu trúc của xu hướng giảm này được thể hiện rất rõ ràng, giá tạo các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.

  • Tại điểm A, giá vẫn tiếp tục xu hướng giảm do đỉnh A vẫn thấp hơn đỉnh gần nhất trước đó.
  • Tại điểm B, lúc này, giá tạo đáy B cao hơn đáy gần nhất trước đó nhưng chênh lệch không nhiều, báo hiệu sự hụt hơi nhất thời của phe bán, nhưng nếu nói cấu trúc xu hướng giảm đã bị phá vỡ thì dường như hơi sớm.
  • Tại điểm C, ngay sau đó, giá tạo đỉnh mới là đỉnh C, cao hơn đỉnh A, cấu trúc xu hướng giảm chính thức bị phá vỡ.
  • Tại điểm D, lúc này, giá tạo đáy mới cao hơn đáy B, cộng với đỉnh C cao hơn đỉnh A thì giai đoạn từ A đến D đang thỏa mãn cấu trúc của một xu hướng tăng và đây chính là giai đoạn tích lũy của xu hướng tăng mới này.
  • Tại điểm E, giá tạo đỉnh mới bằng với đỉnh ngay trước nó, điều này không quá bất thường vì trong giai đoạn tích lũy của một xu hướng tăng, giá thường đi ngang hoặc cũng có thể thị trường hình thành xu hướng sideway sau khi kết thúc xu hướng giảm thay vì xu hướng tăng như dự đoán ban đầu. Xu hướng sideway này có phạm vi giá được giới hạn bởi đường hỗ trợ đi qua điểm B và đường kháng cự đi qua 2 điểm C, E.

Bước 2: Dự đoán các tình huống xảy ra và chiến lược cho từng tình huống cụ thể

Tại điểm F [thời điểm hiện tại], có 3 tình huống có thể xảy ra:

  • Tình huống 1: giá vượt ra khỏi ngưỡng kháng cự CG và đi lên, thị trường chuyển sang cấu trúc xu hướng tăng, đây là thời điểm bắt đầu giai đoạn bùng nổ của xu hướng tăng. Ở tình huống này, các bạn chỉ nên vào lệnh Buy.
  • Tình huống 2: giá vượt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ BH và đi xuống. Trong tình huống này, chúng ta không nên vội vàng kết luận thị trường tiếp tục xu hướng giảm mà nên đứng ngoài để chờ đợi thêm một vài tín hiệu nữa. Nếu sau khi phá vỡ hỗ trợ, giá điều chỉnh tăng và tiếp tục giảm, lúc này, cấu trúc xu hướng giảm mới được tái thiết lập, vào lệnh Sell lúc này sẽ an toàn hơn.

Nếu sau khi phá vỡ hỗ trợ, giá tạo đáy H1 [thấp hơn đáy D] và đỉnh H2 [thấp hơn đỉnh E] [như hình trên] thì chúng ta có thể chờ đợi cơ hội để vào các lệnh Sell.

  • Tình huống 3: giá dao động trong phạm vi của đoạn BC, lúc này thị trường tiếp tục giai đoạn tích lũy của xu hướng tăng, các bạn có thể chờ tín hiệu đảo chiều để vào lệnh Buy hoặc cũng có thể thị trường tiếp tục xu hướng sideway, các bạn có thể giao dịch tại các vùng giá hỗ trợ/kháng cự của xu hướng sideway này.

Với mỗi tình huống xảy ra, các bạn cần sử dụng những công cụ phân tích kỹ thuật khác như trendline, chỉ báo, mô hình nến đảo chiều, price action… để xác định điểm vào lệnh hiệu quả.

Đối với cách xác định xu hướng thị trường dựa vào cấu trúc xu hướng như trên, các bạn chỉ cần sử dụng công cụ duy nhất là biểu đồ giá trơn. Đây là cách đơn giản và ít rối mắt nhất, nhưng với cách này, chúng ta không thể tìm ra các điểm vào lệnh mặc dù đã xác định được hướng giao dịch.

Tuy nhiên, trong hệ thống tất cả các công cụ phân tích kỹ thuật, có một số công cụ vừa xác định được xu hướng thị trường, vừa cung cấp các tín hiệu vào lệnh hiệu quả. Trong đó, đường xu hướng trendline, kênh giá, đường trung bình động MA và chỉ báo xác định xu hướng ADX là những công cụ được nhiều trader ưa thích sử dụng nhất và tính hiệu quả cũng thuộc top cao nhất.

Trendline và Kênh giá

Trendline là công cụ cơ bản nhất dùng để xác định xu hướng của thị trường. Đường trendline tăng đi qua các đáy và trendline giảm đi qua các đỉnh của một xu hướng, khi giá vượt ra khỏi trendline nghĩa là xu hướng bị phá vỡ.

Bằng việc vẽ thêm các đường thẳng song song và đi qua các đỉnh hoặc đáy của các đường trendline, chúng ta sẽ có được kênh giá [price channel] của xu hướng. Kênh giá xác định phạm vi mà giá sẽ dao động trong xu hướng tăng hoặc giảm đó, nếu giá vượt ra khỏi phạm vi của price channel, thị trường sẽ hình thành một xu hướng mới.

Ở hình trên, sau khi phá vỡ kênh giá, thị trường hình thành xu hướng giảm mới.

Tìm hiểu cách vẽ và giao dịch với trendline, kênh giá, các bạn tham khảo các bài viết sau:

Đường trung bình động MA

MA là chỉ báo xác định xu hướng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thay vì nhìn giá chuyển động lên xuống một cách loạn xạ thì đường MA chuyển động mượt mà hơn, giúp trader nhìn thấy xu hướng rõ ràng hơn.

Bằng việc quan sát vị trí của giá so với đường MA hoặc vị trí giữa các đường MA với nhau, trader có thể xác định được xu hướng hiện tại của thị trường, và một trong những chiến lược giao dịch hiệu quả nhất với MA chính là giao dịch thuận xu hướng.

Bên cạnh đó, đường MA còn đóng vai trò như các mức hỗ trợ, kháng cự của xu hướng, trader có thể giao dịch thuận xu hướng tại các vùng giá này hoặc giao dịch với tín hiệu đảo chiều khi các ngưỡng này bị phá vỡ. Tuy nhiên, với những trader mới, khi chưa tích lũy đủ kinh nghiệm, đừng nên mạo hiểm với chiến lược giao dịch đảo chiều.

Tìm hiểu cách xác định xu hướng và giao dịch với đường MA qua bài viết: MA là gì? Cách giao dịch hiệu quả với MA.

Chỉ báo ADX

ADX là một chỉ báo kỹ thuật mạnh mẽ, được dùng để xác định và đo lường sức mạnh của một xu hướng. ADX thuộc nhóm chỉ báo dao động, bao gồm 2 thành phần: đường ADX có giá trị từ 0 đến 100, xác định sức mạnh của xu hướng và 2 đường +/-DI với vai trò xác định xu hướng của thị trường.

Tham khảo: Chỉ báo ADX là gì? Cách cài đặt và sử dụng hiệu quả.

Xu hướng thật sự rất quan trọng trong đầu tư forex, việc nắm bắt tốt xu hướng quyết định phần lớn đến sự thành công của trader trên thị trường này. Vì thế mới có câu “xu hướng là bạn”, nhưng để thấu hiểu được người bạn này không hề dễ dàng một chút nào, giống như việc đọc vị tâm lý con người.

Với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn sẽ vận dụng tốt vào trong các giao dịch hằng ngày của mình. Mặc dù không phải là chén thánh hay cũng không phải một kỹ thuật gì quá cao siêu mà đó chỉ là những kiến thức căn bản nhất, có thể giúp các bạn nắm vững hơn về xu hướng thị trường, từ đó có thể tiến xa hơn trong việc thấu hiểu người bạn này.

Và tất nhiên, thành công không dành cho những kẻ lười biếng!

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Video liên quan

Chủ Đề