Ý nào sau đây không đúng khi nói về giá trị nhân đạo của Truyện Kiều

“Một nhà văn chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”

Văn học Việt Nam sớm hướng về con người và những giá trị cốt lõi sâu sắc, không chỉ đơn thuần dừng lại ở phản ánh hiện thực, văn học có chức năng mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn, ấy là ca ngợi vẻ đẹp của con người, yêu thương những người cùng khổ. Hay nói cách khác, đây chính là tinh thần nhân đạo của văn học. Từ thời xa xưa, tinh thần nhân đạo vẫn luôn là sợi chỉ đó xuyên suốt và kết nối các tác phẩm văn học. Trong đó “Truyện Kiều” là một tác phẩm thấm nhuần tinh thần nhân đạo, với tiếng thương từ ngàn đời kết tinh trong từng con chữ, truyện Kiều trở thành tác phẩm chiếm trọn trái tim của người đọc.

Khái niệm tinh thần nhân đạo

Nhân đạo là một thuật ngữ Hán Việt, xuất phát từ chức năng của văn học. Nhân nghĩa là con người, đạo là đạo lý về tình thương, ghép lại, nhân đạo nghĩa là tình yêu thương con người. Nhân đạo có mối quan hệ mật thiết với giá trị nhân văn và nhân bản, tuy nhiên, lại là khái niệm mang tính bao trùm và chi phối mọi giá trị khác, kể cả giá trị hiện thực. Có thể nói, những nhà văn lớn đều hướng về con người, họ đặc biệt dành tình cảm cho những phận đời bất hạnh, khổ đau và là những giai cấp tận cùng của xã hội. Đây là những người không thể tìm được tiếng nói của mình, cũng như bị bóc lột, tước đoạt quyền làm người và quyền được sống. Nhưng lại không đủ sức mạnh đấu tranh, vì vậy văn học đặc biệt dành phần lớn tình cảm của mình để bảo vệ, yêu thương, đấu tranh cho những tầng lớp này, từ đó, trở thành tinh thần nhân đạo, một trong nhưng đặc điểm lớn của văn học Việt Nam.

Biểu hiện chính của tinh thần nhân đạo được thể hiện qua tấm lòng yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia và bảo vệ những giá trị nhân văn, ca ngợi vẻ đẹp của con người, đồng thời thể hiện ước mơ về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Vì yêu thương con người, nên những nhà văn, nhà thơ căm ghét và đả kích hiện thực đã làm cho họ đau khổ. Giá trị nhân đạo là sự thăng hoa của cảm xúc nhà văn, kết hợp với tình yêu thương con người sâu sắc, là giá trị cao cả của văn học.

Giá trị nhân đạo trong truyện Kiều

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại, đỉnh cao của tiếng Việt, với những giá trị sâu sắc mà nổi bật nhất là giá trị nhân đạo. Hơn mọi tác phẩm cùng thời, “truyện Kiều” vượt khỏi mảnh đất hiện thực để ca ngợi những vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấp của con người. Truyện Kiều là biểu hiện cao nhất của tinh thần nhân đạo.

* Đả kích hiện thực

Vì nhân đạo là yêu thương con người, vì quá yêu thương mà Nguyễn Du căm phẫn hiện thực xã hội phong kiến nguyên nhân chính đẩy những người mà tác giả yêu thương vào đường cùng của cuộc sống, tước đoạt mọi quyền cơ bản của họ. Hiện thực trong truyện Kiều, tác giả chủ yếu đả kích phê phán dựa trên cơ sở phản ánh hiện thực. Nổi bật nhất là phê phán gay gắt sự chi phối của đồng tiền. Đồng tiền trở thành một thế lực có sức mạnh khủng khiếp, chi phối mọi mối quan hệ. Con người ta mờ mắt bởi tiền, chà đạp nhau bởi tiền:

Trong tay sẵn có đồng tiền,

Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì.

Chỉ có ở truyện Kiều, đồng tiền mới được nâng lên làm một nhân vật thật sự. Song hành là thế lực quan lại, được sai khiến bởi đồng tiền, liên tiếp gây khó dễ và là nguyên nhân chính đẩy Kiều vào “đoạn trường tân thanh”. Vì chúng mà gia đình Thúy Kiều đang yên ấm phải thất tán. Vì chúng mà người con gái xinh đẹp, tài hoa như Thúy Kiều bị vùi dập một cách không thương tiếc. Mười lăm năm lưu lạc chính là mười lăm năm Kiều phải nếm trải, chịu đừng mọi nỗi oan khuất kinh khủng nhất. Phát hiện vĩ đại nhất và cũng đau đớn nhất của Nguyễn Du về thân phận con người là phát hiện về thân phận con người trong xã hội phong kiến. 

* Yêu thương con người

Đây là biểu hiện chính của tinh thần nhân đạo, vì vậy cũng chiếm dung lượn lớn nhất. Nhà thơ đặc biệt dành tình cảm nhiều cho Thúy Kiều, người phụ nữ tài sắc vẹn toàn với tấm lòng nhân hậu, song số phận lại quá đưa đẩy, nàng phải chịu một kiếp truân chuyên. Viết về Kiều, cô gái qua tay nhiều nhà chứa, nhiều người đàn ông nhưng lại luôn mang giọng điệu tôn trọng và đồng cảm. Ngòi bút thi nhân luôn lặn sâu vào tâm trạng nhân vật, phát hiện ra những nỗi đau đớn và miêu tả một cách cảm động về chúng. Ông xót thương cho một phận đời tài hoa nay lại trở thành món đồ không hơn không kém:

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử tài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa,

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.

Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

“Cò kè bớt một thêm hai

Vì vậy, tình yêu của Nguyễn Du được mở rộng ra, là những tiếng khóc thương cho những người con gái là nạn nhân của xã hội phong kiến. Nhà văn đặc biệt thương yêu Kiều, bằng trái tim của một con người đã trải qua rất nhiều khó khăn, vì vậy, ông tìm được cách thương giữa thế giới đầy rẫy những cách hận, chỉ có Nguyễn Du mới đồng cảm với nỗi đau của nhân vật, nỗi đau nhà tan, tình duyên lỡ làng, trửo thành món hàng mua qua bán lại. Nhà thơ hiểu rất rõ diễn biến tâm lý của nhân vật, để từ đó mà yêu, mà xót.

* Ca ngợi vẻ đẹp của con người

Giữa hiện thực quá đớn đau, đầy rẫy những kẻ chỉ biết đến tiền, đến quyền lực, nhà thơ Nguyễn Du vẫn tìm được vẻ đẹp của con người để ca ngợi và bảo vệ. Ông ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So về tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một vẻ đẹp vượt xa chuẩn mực của thiên nhiên. Nguyễn Du sử dụng thủ pháp ước lệ để xây dựng chân dung nhân vật, nhưng đối với Nguyễn Du, vẻ đẹp của con người không chỉ sánh ngang với thiên nhiên, mà thậm chí vượt qua thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải “thua, nhường”, “ghen, hờn” trước sắc đẹp con người. Tiến bộ hơn các nhà thơ thời Trung Đại, Nguyễn Du còn đề cao người phụ nữ ở phương diện tài năng, ông đã xây dựng một nhân vật Thúy Kiều đa tài, mà tài nào cũng xuất sắc, tuyệt đỉnh:

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Kiều ở mọi phương diện, với giọng điệu tôn trọng và tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ông dành sự tôn trọng cho những người phụ nữ, xây dựng ở họ vẻ đẹp kiên cường vốn chỉ tưởng có ở nam nhân. Không chỉ khẳng định vẻ đẹp con người từ hình thức, Nguyễn Du còn rất đề cao phẩm chất, nhân cách của những nhân vật lí tưởng. Nhân vật trung tâm trong Truyện Kiều [Thúy Kiều] có một lòng hiếu nghĩa sâu nặng với cha mẹ và thủy chung son sắc với người yêu. Để đáp đền công ơn cha mẹ, khi gia đình gặp biến, cha bị bắt, Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha với một suy nghĩ dứt khoát: Làm con trước phải đền ơn sinh thành. Để rồi, khi phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, nàng vô cùng đau xót.

Cuối cùng, Nguyễn Du thể hiện niềm ước mơ của mình về một thế giới công bằng, thể hiện hi vọng về sự đổi thay của xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Đây là những biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong truyện Kiều, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, với tình yêu thương của mình, nhà thơ đã viết nên một tuyệt tác khó ai có thể vượt qua.

Thảo Nguyên

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 : Năm sinh – năm mất của Nguyễn Du là:

A. Sinh năm 1765 – mất năm 1822

B. Sinh năm 1764 – mất năm 1820

C. Sinh năm 1765 – mất năm 1820

D. Sinh năm 1765 – mất năm 1821

Hiển thị đáp án

Câu 2 : Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?

A. Gắn chặt tình đời và tình người

C. Tình yêu cuộc sống

B. Tình yêu con người

D. Đề cao cảm xúc

Hiển thị đáp án

Câu 3 : Nguyễn Du thi đỗ Tam trường [tú tài] vào năm nào?

A. 1781

B. 1783

C. 1785

D. 1789

Hiển thị đáp án

Câu 4 : Thời thơ ấu và niên thiếu Nguyễn Du sống tại đâu?

A. Hà Tây

B. Nghệ An

C. Hải Dương

D. Thăng Long

Hiển thị đáp án

Câu 5 : Con đường làm quan của Nguyễn Du có nhiều thuận lợi ở triều đại nào?

A. Nhà Trần

B. Nhà Tây Sơn

C. Nhà Lê – Trịnh

D. Nhà Nguyễn

Hiển thị đáp án

Câu 6 : Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du?

A. Thanh Hiên

B. Tố Như

C. Bạch Vân

D. Ức Trai

Hiển thị đáp án

Câu 7 : Cha Nguyễn Du đã từng làm tể tướng ở triều đại nào?

A. Nhà Trần

B. Nhà Tây Sơn

C. Nhà Lê – Trịnh

D. Nhà Nguyễn

Hiển thị đáp án

Câu 8 : Cuộc đời gió bụi hơn 10 năm trời của Nguyễn Du bắt đầu từ năm nào?

A. 1781

B. 1783

C. 1785

D. 1789

Hiển thị đáp án

Câu 9 : Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du?

A. Ức trai thi tập

B. Nam Trung tạp ngâm

C. Thanh Hiên thi tập

D. Truyện Kiều

Hiển thị đáp án

Câu 10 : Câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây?

Đau đớn thay phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu

A. Đoạn trường tân thanh

B. Bắc hành tạp lục

C. Văn chiêu hồn

D. Thăng long thành giả ca

Hiển thị đáp án

Câu 11 : Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du được đánh giá như thế nào?

A. Ông hoàng của thơ Nôm

B. Nhà thơ nhân đạo

C. Nhà văn chính luận kiệt xuất

D. Nhà thơ trữ tình chính trị

Hiển thị đáp án

Câu 12 : Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều ?

A. Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc.

B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ.

C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ.

D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước.

Hiển thị đáp án

Câu 13 : Những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du trong các sáng tác bằng chữ Hán là gì?

A. Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán cái xấu.

B. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người.

C. Cảm thông với những số phận nhỏ bé, bị chà đạp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Hiển thị đáp án

Câu 14 : Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?

A. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.

B. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.

C. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.

D. Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm

Hiển thị đáp án

Câu 15 : Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?

A. Từ trong dân gian.

B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.

C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.

D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.

Hiển thị đáp án

Câu 16 : Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa :

A. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

C. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

D. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

Hiển thị đáp án

Câu 17 : Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là:

A. Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch con người.

B. Là lời tố cáo những thế lực xấu xa, sống vì đồng tiền và trở thành bất nhân.

C. Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.

D. Tất cả các ý trên.

Hiển thị đáp án

Câu 18 : Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là :

A. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.

B. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.

C. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.

D. Cả A và B đều đúng.

E. Cả B cà C đều đúng.

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Tác giả Nguyễn Du - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề