10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Theo tờ Business Insider, chỉ có 10 công ty kiểm soát hầu như mọi thương hiệu thực phẩm và đồ uống lớn trên thế giới.

Mỗi công ty trong số này, bao gồm Nestlé, PepsiCo, Coca-Cola, Unilever, Danone, General Mills, Kellogg's, Mars, Associated British Foods và Mondelez, sử dụng hàng ngàn lao động và thu về hàng tỷ đô la doanh thu mỗi năm.

Trong một nỗ lực thúc đẩy các công ty để thực hiện thay đổi tích cực - và để khách hàng để nhận ra ai là người kiểm soát những thương hiệu mà họ đang mua - Oxfam đã tạo ra một bản infographic cho thấy các nhãn hiệu tiêu dùng có liên quan chặt chẽ với nhau ra sao.

Dưới đây là một số thông tin về các công ty sở hữu những thương hiệu và sản phẩm mà chúng ta sử dụng mỗi ngày:

Kellogg's

Doanh thu năm 2015: 13,5 tỷ USD.

Hãy quên đi Froot Loops và Frosted Flakes - Kellogg's còn sở hữu các thương hiệu không phải là ngũ cốc như Eggo, Pringles và Cheez-It.

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Associated British Foods

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Doanh thu năm 2015: 16,6 tỷ USD.

Công ty Anh này sở hữu các thương hiệu như Dorset Cereals và trà Twinings, cũng như nhà bán lẻ Primark.

General Mills

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Doanh thu năm 2015: 17,6 tỷ USD.

General Mills được biết đến với các sản phẩm ngũ cốc như Cheerios và Chex, đồng thời cũng sở hữu các thương hiệu như Yoplait, Hamburger Helper, Haagen-Dazs và Betty Crocker.

Danone

Doanh thu năm 2015: 24,9 tỷ USD.

Nổi tiếng với các loại sữa chua như Activa, Yocrunch và Oikos, Danone còn kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng y tế và nước đóng chai.

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Mondelez

Doanh thu năm 2015: 29,6 tỷ USD.

Những thương hiệu của nhãn hàng chủ yếu sản xuất đồ ăn vặt này bao gồm Oreo, kẹo cao su Trident và Sour Patch Kids.

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Mars

Doanh thu năm 2015: 33 tỷ USD.

Mars nổi tiếng nhất với các thương hiệu chocolate của mình, chẳng hạn như M&M, nhưng hãng cũng sở hữu Uncle Ben's, Starburst, và kẹo cao su Orbit.

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Coca-Cola

Doanh thu năm 2015: 44,3 tỷ USD.

Coca-Cola đang di chuyển ra ngoài thị trường nước giải khát có ga với các nhãn hiệu nước giải khát như Dasani, Fuze và trà Honest Tea.

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Unilever

Doanh thu năm 2015: 59,1 tỷ USD.

Danh sách phong phú các thương hiệu của Unilever bao gồm thuốc xịt ngăn mùi Axe, trà Lipton, kem Magnum và mayonnaise Magnum.

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

PepsiCo

Doanh thu năm 2015: 63 tỷ USD.

Ngoài Pepsi và các loại nước giải khát có ga khác, PepsiCo còn sở hữu các thương hiệu như Quaker Oatmeal, Cheetos và Tropicana.

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Nestlé

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022

Doanh thu năm 2015: 87 tỷ USD.

Những thương hiệu có thể bạn không biết là do Nestlé sở hữu bao gồm thức ăn cho bé Gerber, Perrier, DiGiorno và Hot Pockets - ngoài ra là các nhãn hiệu kẹo như Butterfinger hay KitKat.

>> Ba điều cần học từ Coca Cola

Ngày 20/10/2021, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021.

Danh sách 1: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 2: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 3: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 4: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Thực phẩm tươi sống, đông lạnh

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 5: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Đồ uống có cồn

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 6: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Ngành Thực phẩm - Đồ uống Việt Nam năm 2021: Bức tranh “nhuốm màu” COVID

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc ở mức 5,6% trong nửa đầu năm 2021, các chỉ số kinh tế vĩ mô duy trì lạc quan và ổn định. Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu hơn khi bước sang quý III, diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn với biến thể Delta và Chính phủ buộc phải đưa ra những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn theo phương châm “chống dịch như chống giặc”. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, Thực phẩm – Đồ uống cũng chịu những tác động không nhỏ. Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2021 cho thấy bức tranh kinh tế ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B) đã “nhuốm màu” COVID-19.

Hình 1: Tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020 và tháng 8/2021

Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025. Đứng trước đại dịch COVID-19, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn. Năm 2020, có gần 48% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động ít, không đáng kể. Tuy nhiên, tác động kéo dài của đại dịch đến doanh nghiệp trong ngành trở nên rõ nét hơn sau đợt bùng phát vào tháng 4, và trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng 7 với tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động ở mức nghiêm trọng đã lên tới hơn 91%. Điều này cho thấy sức chống chọi của doanh nghiệp đã có dấu hiệu đuối dần.

Khảo sát cũng phản ánh những khó khăn lớn nhất mà ngành F&B đang phải đối mặt (Hình 2). Trong đó, đáng chú ý nhất là vấn đề liên quan đến logistics và phân phối (chiếm 91%) khi mà một số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta buộc phải thực hiện giãn cách xã hội, kéo theo đó là đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng... Một số biện pháp của Chính phủ như mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” hay cơ chế “luồng xanh” tỏ ra chưa phù hợp với tất cả các địa phương do đặc điểm mỗi địa phương khác nhau, gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.  Khó khăn về logistics cũng là nguyên nhân khiến cho dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm nửa cuối năm giảm khoảng 30%. Cụ thể là thời gian và chi phí lưu kho tăng, dễ dẫn đến tình trạng “quá date” trước khi đến tay người tiêu dùng do các mặt hàng này đều có thời gian sử dụng ngắn. Theo đó, các chuyên gia đánh giá COVID-19 đang “ăn mòn” ngành thực phẩm và nông nghiệp. So với năm trước, một số thách thức mới nảy sinh cùng với tác động lâu dài và nghiêm trọng của đại dịch đối với nền kinh tế, đó là: Làn sóng lây nhiễm/bùng phát COVID-19 mới (95%); Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu (60%). Một số thách thức khác đến từ bên trong doanh nghiệp mà trên 35% số doanh nghiệp F&B vấp phải trong quá trình thích ứng với những tác động của dịch bệnh bao gồm: (1) Đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc; (2) Khả năng nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu chi phí để đáp ứng nhu cầu; (3) Mức giảm quy mô nhân sự/năng suất; (4) Khả năng quản lý hiệu quả các mô hình làm việc từ xa và tại chỗ kết hợp. Trao đổi với Vietnam Report, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành cho biết, do đặc thù ngành sử dụng lực lượng lao động lớn, chi phí xét nghiệm cho lao động sẽ trở thành một gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp nếu không có được sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Hình 2: Những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đang đối mặt

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2021

Bên cạnh những khó khăn trên, khoảng 17% số doanh nghiệp F&B cho biết đang gặp thách thức về tính thanh khoản. Trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành cho biết, ngay cả khi có lượng dự trữ tiền mặt lớn, các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng sẽ gặp khó khăn nếu tình trạng giãn cách xã hội tiếp tục duy trì. Khảo sát mới đây của VnExpress cũng chỉ ra rằng, dòng tiền của 46% doanh nghiệp đã cạn, chỉ đủ để doanh nghiệp duy trì hoạt động từ 1-3 tháng nữa.

Triển vọng ngành Thực phẩm – Đồ uống: Thận trọng, nỗ lực và tự tin

Đánh giá triển vọng ngành trong 6 tháng cuối năm 2021, phần lớn doanh nghiệp tỏ ra thận trọng hơn so với thời điểm cách đây một năm. 78% số doanh nghiệp cho rằng nửa cuối năm kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tăng gấp đôi mức 37% của năm trước. Dẫu vậy, có đến 80% doanh nghiệp trong ngành tỏ ra tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam sau đại dịch. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay khoảng 3,8%. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh toàn thể bộ máy chính trị và xã hội nước ta vừa gồng mình chống dịch vừa nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế. Theo đó, các đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ dần được kiểm soát, tạo đà cho phục hồi kinh tế vào quý IV năm 2021. Giai đoạn phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin diện rộng, với ít nhất 70% dân số trưởng thành được tiêm chủng vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng mới. Do vậy, thời gian phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp F&B cũng được dự báo khá tích cực với 47% số doanh nghiệp ước tính mất khoảng 6 tháng, 33% số doanh nghiệp mất khoảng 7-12 tháng và 13% mất nhiều hơn 12 tháng. Đặc biệt, Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" mới được ban hành được coi như một “cú hích” giúp địa phương và doanh nghiệp giải quyết nút thắt về logistics và lao động, từ đó thúc đẩy tốc độ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hình 3: Triển vọng ngành F&B trong 6 tháng cuối năm so với 6 tháng đầu năm

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2020 và tháng 8/2021

Trên thực tế, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam xoay trục chiến lược phòng chống dịch bệnh theo hướng “sống chung an toàn với COVID-19”. Khi các lệnh giãn cách xã hội dần được nới lỏng một cách thận trọng, cộng đồng doanh nghiệp đang bắt đầu làm quen với những đặc điểm mới của thị trường hình thành trong quá trình thích nghi với đại dịch. Trong đó có một số đặc điểm được cho là sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong dài hạn giống như cơ chế miễn dịch được kích thích khi tiêm vắc-xin. Cụ thể là, (1) Làm việc linh hoạt; (2) Đầu tư nhiều hơn vào công nghệ; (3) Khả năng phục hồi và nhanh nhẹn tốt hơn; (4) Những phương thức mới để phục vụ khách hàng; (5) Bộ máy vận hành tinh gọn hơn; và (6) Sự tham gia của cộng đồng và xã hội.

Hình 4: Một số đặc điểm của hiện tại sẽ hỗ trợ tốt nhất do doanh nghiệp trong dài hạn

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Bên cạnh đó, những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng tác động không nhỏ đến việc định hình thị trường F&B giai đoạn “sống chung an toàn với COVID-19”. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy đại dịch đã dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các mặt hàng thiết yếu. Trong đó, thực phẩm nhập khẩu và phần lớn nhóm đồ uống ghi nhận mức giảm trong chi tiêu hàng tháng. Một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ tăng trong ngắn hạn nhưng sẽ giảm khi có miễn dịch cộng đồng bao gồm: thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tiện lợi, đóng gói…

Hình 5: Xu hướng gia tăng tiêu dùng thực phẩm – đồ uống trong chi tiêu hàng tháng

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Những thay đổi trong chi tiêu cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên thận trọng hơn giữa bối cảnh đại dịch, cũng như thay đổi thói quen tiêu dùng từ bên ngoài sang tại nhà. Có tới 75% số người tham gia khảo sát của Vietnam Report đã tăng chi tiêu cho thực phẩm tự chế biến tại nhà kể từ khi COVID-19 bùng phát, 46% trong số đó dự kiến tiếp tục duy trì thói quen này khi có miễn dịch cộng đồng.

Đại địch đã khiến người tiêu dùng Việt Nam dần tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Trên 91% lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua sản phẩm thực phẩm – đồ uống kể từ khi đại dịch bùng phát. Ở một số danh mục sản phẩm cụ thể, khảo sát cũng chỉ ra đã có một luồng dịch chuyển rõ nét từ thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến, đặc biệt là nhóm thực phẩm (Hình 6).

Hình 6: Xu hướng dịch chuyển sang kênh mua hàng trực tuyến

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Để ứng phó với những khó khăn trước mắt cũng như chuẩn bị cho việc quay trở lại hoạt động bình thường, doanh nghiệp F&B phát triển các chiến lược toàn diện liên quan đến Quản trị vận hành, Chiến lược sản phẩm, Tương tác khách hàng và Ứng dụng công nghệ.

Hình 7: Top 10 chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp F&B

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Là ngành công nghiệp có yêu cầu về xoay vòng vốn nhanh, dĩ nhiên, tăng trưởng doanh thu là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp F&B. Động lực tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp F&B dự kiến đến từ thị trường nội địa (88%), kênh phân phối truyền thống (86%), và danh mục sản phẩm cốt lõi (có trước COVID-19) (69%).

Mặc dù các kênh thương mại điện tử/trực tuyến hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh hơn, nhưng việc thiếu một hệ sinh thái logistics toàn diện vẫn tiếp tục là một trở ngại trong việc thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các kênh thương mại điện tử/trực tuyến nhiều hơn. Do vậy, doanh nghiệp trong ngành cần phát triển các chiến lược tiếp cận thị trường bằng việc xây dựng nhiều kênh bán hàng, từ đó phát triển mô hình bán hàng đa kênh (omnichannel), đồng thời nỗ lực khắc phục các vấn đề tồn tại của việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như logistics, vận chuyển, hoặc thu hút khách hàng.

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ mong muốn có trải nghiệm mua sắm (customer journey) tốt hơn, thậm chí mong muốn này được ưu tiên hơn cả các chương trình giảm giá sâu hoặc khuyến mại lớn. Với mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, để từ đó gia tăng sự trung thành của khách hàng, các doanh nghiệp trong ngành sẽ cần gia tăng tương tác với khách hàng, hiểu rõ hơn về những vướng mắc, khó khăn của họ để từ đó thiết kế những chương trình khách hàng thân thiết hợp lý và hiệu quả hơn trong bối cảnh mới.

Xây dựng thương hiệu F&B trong bối cảnh “sống chung an toàn với COVID-19”
Như đã phân tích ở trên, những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam phản ánh sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho các sản phẩm tùy ý. Trong cùng danh mục sản phẩm, khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, cứ 10 người thì có đến 4 người đã từng chuyển sang dùng một nhãn hiệu sản phẩm mới hoặc thay thế sản phẩm mà họ thường mua trong thời gian bùng phát COVID-19. Nguyên nhân chính là do tính không sẵn có của sản phẩm thường dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội (61%). Điều này cho thấy xu hướng linh hoạt, dễ chấp nhận trong việc lựa chọn nhãn hiệu của người tiêu dùng trong bối cảnh “sống chung an toàn với COVID-19”. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng, bên cạnh tính đa dạng và sẵn có của sản phẩm, uy tín thương hiệu là yếu tố họ ưu tiên xem xét khi lựa chọn thực phẩm - đồ uống.

Hình 8: Top 5 lý do người tiêu dùng lựa chọn nhãn hiệu thực phẩm – đồ uống

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Câu hỏi đặt ra là: Xây dựng thương hiệu uy tín có khó không? Xây dựng một thương hiệu mạnh cần mất nhiều thời gian. Để có thể giành được sự tín nhiệm và tôn trọng từ khách hàng, doanh nghiệp cần cho thấy rằng cam kết với khách hàng là lẽ sống còn của mình. Để xây dựng được thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phát triển đồng thời 7 khía cạnh sau: Sản phẩm, Đổi mới, Môi trường làm việc, Trách nhiệm xã hội, Năng lực quản trị, Khả năng lãnh đạo và Kết quả kinh doanh, chứ không phải chỉ 1 hoặc 2 khía cạnh. Đánh giá uy tín của doanh nghiệp F&B cần quan tâm đến tất cả các bên liên quan như người tiêu dùng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, nhà phân phối, nhân viên trong chính doanh nghiệp đó… Thời mà doanh nghiệp gây dựng uy tín chỉ dựa vào sản phẩm tốt đã qua rồi, ngày nay, việc định nghĩa doanh nghiệp của bạn là ai quan trọng hơn việc doanh nghiệp bạn bán gì.

Theo nhận định của Vietnam Report, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Kết quả phân tích truyền thông cho thấy, sự hiện diện trên truyền thông của các doanh nghiệp F&B ngày càng được cải thiện. Khoảng 82,6% số doanh nghiệp được nghiên cứu có lượng thông tin đạt ngưỡng nhận thức (xem thêm box ghi chú), trong đó 61,7% có tần suất xuất hiện tối thiếu 1 lần/ 1 tháng. Về độ đa dạng thông tin, 40% số doanh nghiệp có thông tin bao phủ 10/24 số nhóm chủ đề có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. 4 nhóm chủ đề thường được đề cập đến nhiều nhất bao gồm: Sản phẩm (17,2%); Hình ảnh/PR/Scandals (15,4%); Tài chính/ Kết quả kinh doanh (12,0%); và Xã hội/Trách nhiệm xã hội/Tài trợ (10,6%). Cơ cấu thông tin về các chủ đề khác (trong tổng số 24 nhóm chủ đề bao phủ) không nhiều, đều chiếm tỷ lệ dưới 10%. Đáng chú ý, so với năm trước, lượng thông tin liên quan đến chủ đề Xã hội/Trách nhiệm xã hội/Tài trợ tăng gần gấp đôi cho thấy doanh nghiệp trong ngành đã chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển thương hiệu toàn diện dựa trên 7 khía cạnh đã đề cập phía trên. Theo nhận định của Vietnam Report, tỷ lệ thông tin liên quan đến nhóm chủ đề Xã hội/Trách nhiệm xã hội được cho là hiệu quả nếu đạt trên 3% tổng số thông tin được mã hóa. Tuy nhiên, chỉ có 6,1% số doanh nghiệp F&B đạt được ngưỡng hiệu quả này. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong ngành cần phải tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông liên quan đến trách nhiệm xã hội hơn nữa.

Hình 9: Top 4 nhóm chủ đề xuất hiện nhiều trên truyền thông

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Dữ liệu Media coding ngành Thực phẩm - Đồ uống tại Việt Nam từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2021

Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%. Trong ngành Thực phẩm - Đồ uống, hiện có khoảng 47,8% số doanh nghiệp đạt mức 10% này, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (45,5%). Kết quả phân tích truyền thông cũng chỉ ra rằng, tần suất xuất hiện trên truyền thông dày đặc chưa hẳn đã đạt được hiệu quả về chất lượng thông tin, buộc doanh nghiệp trong ngành phải thực sự quan tâm hơn đến bài toán “lượng” và “chất” (Hình 10).

Hình 10: Những doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống thu hút truyền thông nhiều nhất

10 công ty thực phẩm hàng đầu toàn cầu năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media coding ngành Thực phẩm - Đồ uống tại Việt Nam từ 8/2020 đến tháng 7/2021

Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng, sức mạnh truyền thông không chỉ thể hiện ở tần suất xuất hiện, độ đa dạng hay chất lượng thông tin mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác, trong đó bao gồm nguồn thông tin. Tỷ lệ thông tin có nguồn từ doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 17,6%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành còn khá dè dặt với truyền thông khi để phần lớn lượng thông tin cho báo chí tự khai thác. Đây cũng là bài toán khó cho các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh công nghệ hiện đại và thông tin đa chiều như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc và tăng cường tiếng nói của chính mình trên truyền thông.

Vietnam Report

  • Top 100 2022
  • Top 100 2021
  • Top 100 2020
  • Top 100 2019
  • Top 100 2018
  • Top 100 2017
  • Top 100 2016
  • Top 100 2015

Ba công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất cho năm 2021 ở Hoa Kỳ là PepsiCo., Tyson Food và Nestle. Đó là theo báo cáo hàng năm của chúng tôi về các công ty thực phẩm & đồ uống hàng đầu ở Bắc Mỹ.

Danh sách Top 100 © (2021) hàng năm của chế biến thực phẩm (2021) xếp hạng các nhà chế biến thực phẩm và đồ uống dựa trên doanh số bán hàng hóa giá trị gia tăng, sẵn sàng cho người tiêu dùng được xử lý tại các cơ sở của Hoa Kỳ và Canada. & NBSP;

Tìm hiểu thêm về Danh sách Top 100 © Xử lý thực phẩm cũng như đọc phân tích của chúng tôi bằng cách truy cập & NBSP; 100 công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu cho năm 2021: một cú đánh tài chính vào cánh tay.Top 100 Food and Beverage Companies for 2021: A Financial Shot in the Arm.

Hiểu biểu đồ: & nbsp; a = điều chỉnh đã được thực hiện cho các số liệu do công ty cung cấp | B = bao gồm các sản phẩm sữa chế biến nhưng không phải là sữa tươi | C = Chúng tôi đã chuyển đổi ngoại tệ thành đô la Mỹ vào cuối năm tài chính của Công ty | D = Hình dành cho công ty mẹ | E = ước tính | F = số liệu chỉ dành cho doanh nghiệp Hoa Kỳ một mình | Na = không có sẵn | Nr = không được xếp hạng trước đó | P = Chỉ có thức ăn cho thú cưng | R = con số được phục hồi từ những gì chúng tôi mang theo năm ngoái A = Adjustments were made to figures supplied by the company | B = Includes processed dairy products but not raw milk | C = We converted foreign currency to U.S. dollars at the end of the company’s fiscal year | D = Figure is for the parent company | E = Estimate | F = Figures are for the U.S. business alone | NA = Not available | NR = Not ranked previously | P = Pet food only | R = Figure is restated from what we carried last year

Năm nayNăm ngoáiCông ty2020 Bán thực phẩmBán thực phẩm 20192020 Tổng doanh số của công tyThu nhập ròng năm 2020* (-Loss)Thu nhập ròng 2019* (-Loss)
1 1 PepsiCo Inc.43,490 41,290 70,372 7,175 7,314
2 2 Tyson Food Inc. (10/1/20)41,329 41,116 43,185 2,071 2,035
3 3 Nestle (Hoa Kỳ & Canada)30.017C34.141c89.982C13.050d12.698d
4 4 JBS USA27.925ac28.010r51.948C884cd1.510cd
5 5 Kraft Heinzco.20,844 19.726r26,185 356 1,935
6 7 Anheuser-Busch Inbev15,622 15,488 46,881 1,405 9.171d
7 6 Smithfield Food Inc.15.600e15.500e16,100 NaNa
8 8 General Mills Inc. (5/31/21)12,728 14,262 18,127 2,340 2,181
9 10 Mars Inc.12.000e11.700e37.000eNa-PrivateNa-Private
10 9 Coca-Cola Co.11,456 11,925 33,014 7,747 8,920
11 11 Conagra Brand Inc. (30/5/21)11,185 11,054 11,185 1,301 842
12 12 Hormel Foodscorp. (30/10/20)9,608 8,904 9,608 908 979
13 13 Cargill Inc. (5/31/20)9.000e8.900e114,600 Na2,560
14 24 General Mills Inc. (5/31/21)8,854 7,635 Mars Inc.12.000e11.700e
15 21 37.000e8,691 Na-Private8,691 1,628 211
16 23 Coca-Cola Co.Conagra Brand Inc. (30/5/21)Hormel Foodscorp. (30/10/20)9,400 NaNa
17 16 General Mills Inc. (5/31/21)8,361 8,390 8,361 1,473 Mars Inc.
18 15 12.000e8,237 11.700e11,724 37.000e242
19 19 Na-Private8,157 7,108 26,581 3,555 Coca-Cola Co.
20 14 Conagra Brand Inc. (30/5/21)Hormel Foodscorp. (30/10/20)Cargill Inc. (5/31/20)11,333 9.000e8.900e
21 17 Bimbo Bakeries (Hoa Kỳ & Canada)8,003 7,801 8,003 876 780
22 18 16.641c7,496 7,637 12,092 95 456
23 20 530cd7,416 7,082 8,150 1,279 1,150
24 22 391cd6,688 6,359 11,618 1,325 1,254
25 25 Campbell Soup Co. (7/31/20)8.107r8.107r8.107rNaNa
26 26 General Mills Inc. (5/31/21)Mars Inc.12.000e11.700e37.000eNa-Private
27 27 Coca-Cola Co.5,259 5,263 5,699 1 122
28 30 Conagra Brand Inc. (30/5/21)Hormel Foodscorp. (30/10/20)4,466 17,800 171 83
29 29 Cargill Inc. (5/31/20)4,900 4,700 5,000 Na-PrivateNa-Private
30 28 Coca-Cola Co.4,700 Conagra Brand Inc. (30/5/21)8,000 NaNa-Private
31 31 Coca-Cola Co.Conagra Brand Inc. (30/5/21)Conagra Brand Inc. (30/5/21)4,400 NaNa
32 33 General Mills Inc. (5/31/21)4,388 4,124 4,388 152 165
33 43 Mars Inc.12.000e11.700e37.000eNa-PrivateCoca-Cola Co.
34 32 Conagra Brand Inc. (30/5/21)4,350 4,289 4,350 14 Hormel Foodscorp. (30/10/20)
35 34 Cargill Inc. (5/31/20)9.000e8.900e8,615 1,929 Bimbo Bakeries (Hoa Kỳ & Canada)
36 35 16.641c530cd391cdCampbell Soup Co. (7/31/20)Na-PrivateNa-Private
37 39 Coca-Cola Co.Conagra Brand Inc. (30/5/21)Hormel Foodscorp. (30/10/20)Conagra Brand Inc. (30/5/21)95 82
38 36 Hormel Foodscorp. (30/10/20)Cargill Inc. (5/31/20)3,955 14,000 266 207
39 38 9.000e3,564 3,440 3,564 28 53
40 41 8.900e3,400 3,100 3,400 NaNa
41 37 General Mills Inc. (5/31/21)Mars Inc.3,500 Mars Inc.NaNa
42 40 General Mills Inc. (5/31/21)Mars Inc.Mars Inc.Mars Inc.Na-PrivateNa-Private
43 41 Coca-Cola Co.Conagra Brand Inc. (30/5/21)Conagra Brand Inc. (30/5/21)4,100 NaNa
44 43 General Mills Inc. (5/31/21)Conagra Brand Inc. (30/5/21)Hormel Foodscorp. (30/10/20)Cargill Inc. (5/31/20)Na-PrivateNa-Private
45 47 Coca-Cola Co.Conagra Brand Inc. (30/5/21)Hormel Foodscorp. (30/10/20)Cargill Inc. (5/31/20)9.000e8.900e
46 43 Bimbo Bakeries (Hoa Kỳ & Canada)16.641c530cd391cdNa-PrivateNa-Private
47 46 Coca-Cola Co.Conagra Brand Inc. (30/5/21)2,752 3,538 93 55
48 51 Hormel Foodscorp. (30/10/20)Cargill Inc. (5/31/20)9.000e16,471 8.900eBimbo Bakeries (Hoa Kỳ & Canada)
49 49 16.641c530cd530cd391cdNa-PrivateNa-Private
50 49 Coca-Cola Co.530cd530cd530cdNa-PrivateNa-Private
51 52 Coca-Cola Co.530cd391cdCampbell Soup Co. (7/31/20)Na-PrivateNa-Private
52 57 Coca-Cola Co.2,517 Conagra Brand Inc. (30/5/21)5,601 747 703
53 53 Hormel Foodscorp. (30/10/20)2,500 2,400 2,500 NaNa
54 53 General Mills Inc. (5/31/21)391cdCampbell Soup Co. (7/31/20)391cdNa-PrivateNa-Private
55 53 Coca-Cola Co.Campbell Soup Co. (7/31/20)2.400e3.500eNa-PrivateNa-Private
56 58 Schreiber Food Inc.2,397 2.350e5.000eNa-PrivateNa-Private
57 56 Schreiber Food Inc.2.350e2.350e2.350eNa-PrivateNa-Private
58 59 Schreiber Food Inc.2,300 2,200 2.350eNa-PrivateNa-Private
59 59 Schreiber Food Inc.2,284 2.350e3,461 903 827
60 61 5.000e2,200 2,100 2,200 Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
61 63 H.P. Hood Inc.2,130 2.300eBrown-Forman Corp (4/30/21)Na-PrivateNa-Private
62 48 2.220eWayne Farms LLCNa3,183 Hilmar Cheese Co.2.050e
63 61 2.700eThương hiệu cao cấp Holdings Corp.2.087C6,100 Na-PrivateNa-Private
64 64 1.849CThương hiệu cao cấp Holdings Corp.Thương hiệu cao cấp Holdings Corp.Thương hiệu cao cấp Holdings Corp.Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
65 71 H.P. Hood Inc.1,968 1,660 1,968 131 76
66 65 2.300e1,941 1,851 7,126 131 Brown-Forman Corp (4/30/21)
67 69 2.220eWayne Farms LLCNa1,800 Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
68 67 H.P. Hood Inc.Wayne Farms LLCWayne Farms LLCNaNa-PrivateNa-Private
69 68 Hilmar Cheese Co.2.050e2.050e3.500eNa-PrivateNa-Private
70 66 2.700eThương hiệu cao cấp Holdings Corp.2.087C5,106 1.849C65c
71 82 64c1,736 1,250 1,736 192 110
72 69 Nhóm OSI1,700 1,700 1,700 Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
73 73 H.P. Hood Inc.1,680 1,585 44,573 2 2.300e
74 75 Brown-Forman Corp (4/30/21)2.220eWayne Farms LLCNaHilmar Cheese Co.2.050e
75 72 2.700eThương hiệu cao cấp Holdings Corp.Thương hiệu cao cấp Holdings Corp.Thương hiệu cao cấp Holdings Corp.Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
76 76 H.P. Hood Inc.2.300eBrown-Forman Corp (4/30/21)2.300eNa-PrivateNa-Private
77 74 Brown-Forman Corp (4/30/21)2.300eBrown-Forman Corp (4/30/21)2,163 2.220eWayne Farms LLC
78 76 Na2.300eBrown-Forman Corp (4/30/21)2.300eNa-PrivateNa-Private
79 79 Brown-Forman Corp (4/30/21)1,468 1,336 1,468 126 52
80 78 2.220e1,349 1,352 1,349 2 18
81 80 Wayne Farms LLC1,334 1,308 1,334 137 151
82 81 NaHilmar Cheese Co.Hilmar Cheese Co.Hilmar Cheese Co.Na-PrivateNa-Private
83 84 2.050e2.700eThương hiệu cao cấp Holdings Corp.1,250 Trang trại MountaireH.P. Hood Inc.
84 85 2.300e1,200 1,100 1,200 48 Brown-Forman Corp (4/30/21)
85 87 2.220e1,141 1,050 2,500 Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
86 86 H.P. Hood Inc.1,137 1,076 1,480 Na-PrivateNa-Private
87 89 2.300e1,072 1,000 1,072 174 130
88 88 Brown-Forman Corp (4/30/21)1,054 2.220e2,054 Wayne Farms LLCNa
89 83 Hilmar Cheese Co.1,022 1,186 1,022 18 95
90 95 2.050e1,017 908 1,017 108 2.700e
91 89 Thương hiệu cao cấp Holdings Corp.2.087C2.087C2.300eTrang trại MountaireTrang trại Mountaire
92 89 H.P. Hood Inc.2.087C2.087CThương hiệu cao cấp Holdings Corp.Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
93 89 H.P. Hood Inc.1,000 1,000 1,000 Na-PrivateNa-Private
94 93 2.300e986 993 986 Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
95 94 H.P. Hood Inc.966 961 1,820 Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
96 H.P. Hood Inc.2.300e964 768 964 Brown-Forman Corp (4/30/21)2.220e
97 96 Wayne Farms LLCNaNaNaNa-PrivateNa-Private
98 H.P. Hood Inc.2.300eNaTrang trại Mountaire800 Trang trại MountaireTrang trại Mountaire
99 99 H.P. Hood Inc.761 736 880 54 39
100 98 2.300eBrown-Forman Corp (4/30/21)Brown-Forman Corp (4/30/21)Brown-Forman Corp (4/30/21)Na-PrivateNa-Private

5 công ty thực phẩm lớn nhất là gì?

Các công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới vào năm 2022 Nestle S.A.Pepsico, Inc. Coca-Cola Co. làm tròn danh sách này là các công ty thực phẩm lớn khác bao gồm Tyson Food, JBS và Kraft-Heinz.Nestle S.A. PepsiCo, Inc. Coca-Cola Co. Rounding out the list are other large food companies including Tyson Foods, JBS and Kraft-Heinz.

Công ty thực phẩm số 1 trên thế giới là gì?

1. Nestle.Nestle là công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới trên thế giới năm 2021, duy trì sự dẫn đầu trong ngành khi bán các mặt hàng chủ lực đông lạnh như túi nóng, Stouffer và Digiorno tăng cùng với các thương hiệu cà phê như Nespresso.

Ai là nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thế giới?

Key Takeaways.Trung Quốc là nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới, nhưng đã phát triển nhiều hơn vào nhập khẩu thực phẩm trong những thập kỷ gần đây.Phần lớn sản lượng của Ấn Độ được sản xuất bởi nông dân sinh hoạt và tiêu thụ tại địa phương.Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới nhờ năng suất cây trồng cao và cơ sở hạ tầng nông nghiệp rộng lớn.China is the world's largest grain producer, yet has grown more dependent on food imports in recent decades. Much of India's output is produced by subsistence farmers and consumed locally. The U.S. is the world's top food exporter thanks to high crop yields and extensive agricultural infrastructure.

Các thương hiệu thực phẩm hàng đầu là gì?

Ba công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất cho năm 2021 ở Hoa Kỳ là PepsiCo., Tyson Food và Nestle.Đó là theo báo cáo hàng năm của chúng tôi về các công ty thực phẩm & đồ uống hàng đầu ở Bắc Mỹ.PepsiCo Inc.PepsiCo., Tyson Foods, and Nestle. That's according to our annual reporting of the top food & beverage companies in North America. PepsiCo Inc.